Những người có chỉ số cân nặng phù hợp nhưng thừa mỡ bụng nên ăn nhiều đạm hơn để xây dựng cơ bắp và tập cardio để đốt mỡ.
Theo Health, 1/4 người có trọng lượng bình thường bị ảnh hưởng bởi hội chứng "gầy nhưng béo phì". Một số khác có cân nặng phù hợp với vóc dáng cơ thể nhưng vòng eo kém săn chắc. Để đạt mục tiêu giảm mỡ bụng mà không giảm cân, dưới đây là hai cách được chuyên gia sức khỏe khuyến khích áp dụng.
1. Tăng cường đạm trong thực đơn
Tăng cường nạp các loại protein nạc từ thịt ức gà, cá, trứng, sữa, đậu...
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ năm 2016 chỉ ra việc tăng lượng protein kết hợp với khống chế calo, rèn luyện sức đề kháng giúp giảm mỡ và tăng khối lượng cơ bắp cùng một lúc. Tăng protein trong thực đơn hàng ngày giúp xây dựng khối lượng cơ, giảm mỡ thừa. Khẩu phần protein được khuyến nghị hàng ngày là 56 g với nam và 46 g với nữ. Nếu tập luyện, nhu cầu protein sẽ tăng. Nên ưu tiên nạp các loại protein nạc từ thịt ức gà, cá, trứng, các loại đậu...
2. Tập cardio cường độ thấp
Tập cardio giúp đốt cháy calo, tiêu hao mỡ thừa hiệu quả nhưng cũng có thể làm mất đi một khối lượng cơ bắp nhất định nếu bạn tập cường độ cao hoặc tập quá nhiều. Tập cardio cường độ cao có thể làm tăng mức độ hormone căng thẳng cortisol, dẫn đến mất cơ bắp. Để giảm mỡ thừa và duy trì khối lượng cơ bắp, bạn nên tập cardio cường độ thấp. Cardio cường độ thấp giúp hạn chế căng thẳng, ít gây ảnh hưởng đến xương, khớp, tăng sức bền. Đi bộ, đạp xe, chèo thuyền, bơi lội, khiêu vũ... là những bài tập cardio cường độ thấp có thể đốt mỡ thừa hiệu quả.
vietBF @ sưu tập