Vì sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Vì sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m?
Theo dữ liệu từ Bộ bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica thì Everest – thuộc dãy Himalaya vĩ đại ở Nam Á - là đỉnh núi cao nhất thế giới (trên cạn) cao 8.849m.

Ngọn núi này nằm dọc theo vành đai Tây Tạng và Nepal và hoàn toàn không được con người biết đến cho tới năm 1852, khi các nhà khảo sát phát hiện ra nó trong quá trình lập bản đồ Ấn Độ cho chính phủ Anh.

Tính đến nay, trải qua 172 năm nhưng vẫn chưa có đỉnh núi nào xô đổ kỷ lục của Everest. Nó đồng nghĩa với việc chúng ta không tìm thấy ngọn núi nào trên Trái đất cao quá 10.000 mét.

Điều gì đã ngăn cản những ngọn núi trên hành tinh của chúng ta cao mãi? Đây là điều khiến nhiều người tò mò.

Các nhà thám hiểm và các nhà khoa học vẫn không ngừng nỗ lực tìm kiếm câu trả lời nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ. Nhưng sự phát triển của khoa học hiện đã đã cho chúng ta một số manh mối để hiểu rõ hơn vì sao chiều cao của các ngọn núi lại bị hạn chế như vậy.

Trước tiên, chúng ta cần hiểu Trái đất là một hệ sinh thái tự cân bằng. Các hiện tượng và quy luật tự nhiên khác nhau trên hành tinh tương tác với nhau và duy trì trạng thái cân bằng độc đáo. Trạng thái cân bằng này không chỉ thể hiện ở tính đa dạng, ổn định của sinh quyển mà còn ở thành phần và sự vận động của khí quyển. Độ cao của ngọn núi bị hạn chế chính là vì liên quan đến trạng thái cân bằng này.

Yếu tố thứ nhất: Điều kiện địa chất

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiều ngọn núi hình thành do sự chuyển động của lớp bề mặt Trái đất, được gọi là kiến tạo mảng.

Một đặc điểm của lớp vỏ Trái đất là biến dạng dẻo ở một mức độ nhất định, áp suất vượt quá giới hạn chịu đựng của nó sẽ gây ra các vết nứt hoặc động đất ở lớp vỏ này. Vì vậy mà phần nào khiến ngọn núi sụp đổ hoặc hư hại một phần.

Theo lý thuyết này thì lớp vỏ Trái đất có tính di động và năng động, được chia thành các phần/mảng lớn di chuyển theo thời gian. Khi hai tấm va chạm vào nhau, lực tác động sẽ buộc vật liệu từ các cạnh tiếp xúc của chúng di chuyển lên trên. Đây là cách dãy núi Himalaya ở châu Á, bao gồm cả đỉnh Everest, được hình thành.

Lớp vỏ Trái đất được tạo thành từ các lớp đá khác nhau và các lớp đá khác nhau lại có độ bền và độ ổn định khác nhau. Do lớp vỏ Trái đất không thể chịu được sự tích tụ của đá ở một độ cao nhất định nên chiều cao của các đỉnh núi bị hạn chế.

Một số ngọn núi hình thành theo những cách khác. Chẳng hạn những ngọn núi lửa hình thành từ đá nóng chảy phun trào xuyên qua lớp vỏ hành tinh và bắt đầu chồng chất lên nhau.

Dẫu hình thành theo cách nào thì cuối cùng chúng cũng trở nên quá nặng và không chịu nổi trọng lực.

Yếu tố thứ hai: Trọng lực

Núi rất nặng. Ở trên Trái đất, các lực tạo nên chúng phải chiến đấu chống lại trọng lực luôn cố gắng kéo chúng xuống. Đến một thời điểm nào đó, ngọn núi trở nên quá nặng và khối lượng của chính nó ngăn cản quá trình phát triển đi lên do sự va đập của hai mảng kiến tạo.

Độ cao của ngọn núi tăng lên thì các vật liệu tự nhiên cũng chịu lực hấp dẫn ngày càng tăng của Trái đất. Khi lực hấp dẫn của vật liệu vượt quá lực dính của chính vật liệu đó, ngọn núi sẽ sụp đổ hoặc bị hư hại về hình thái. Chính vì vậy mà chúng ta chỉ nhìn thấy một số đỉnh núi phù hợp với quy luật ổn định về mặt địa chất trên bề mặt Trái đất và có rất ít ngọn núi cao trên 10.000 mét.

Nếu như Trái đất có ít trọng lực hơn thì những ngọn núi trên đó sẽ cao hơn. Ở sao Hoả, những ngọn núi cao hơn nhiều so với núi trên Trái đất là vì trọng lực trên sao Hoả chỉ bằng 1/3 trọng lực Trái đất.

Ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong Hệ Mặt trời chính là Olympus Mons của sao Hoả. Nó có độ cao 25.000m, gấp gần 3 lần so với đỉnh Everest.

Yếu tố thứ ba: Sông ngòi

Ban đầu, sông suối có vẻ như góp phần làm tăng chiều cao của các ngọn núi qua việc xói mòn vật liệu và tạo ra những hẻm núi sâu ngay tại chân núi. Nhưng theo thời gian, sự xói mòn liên tục có thể dẫn đến sạt lở, gây cản trở cho sự phát triển của núi.

Everest được biết đến là đỉnh núi cao nhất trên cạn của Trái đất nhưng cũng có những đối thủ khác cho danh hiệu “ngọn núi cao nhất thế giới”. Nếu tính từ chân núi, nằm ẩn dưới đáy Thái Bình Dương, Mauna Kea – một ngọn núi lửa không còn hoạt động ở Hawaii sẽ là ngọn núi cao nhất.

Tính từ chân núi lên đến đỉnh, Mauna Kea cao 10.210m, vượt qua đỉnh Everest. Nhưng chân núi Mauna Kea lại nằm ở độ sâu 6.000m dưới mặt biển và đỉnh của nó cao 4.205m so với mặt nước biển. Vậy nên khi đo lường từ mặt biển thì đỉnh Everest vẫn cao hơn Mauna Kea gấp đôi.

Những ngọn núi như Mauna Kea tuy là vật nặng nhưng chúng vẫn có sức nổi và biển đang gánh một phần trọng lượng cho nó.

Trong Hệ Mặt trời, sao Kim có trọng lực yếu hơn Trái đất một chút. Nhưng vì hành tinh này có nhiệt độ cực cao nên thường được ví như “địa ngục”, các chất liệu cấu thành nên các ngọn núi cao có thể dễ dàng bị nung chảy.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 01-07-2024
Reputation: 24938


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 75,500
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	bk.jpg
Views:	0
Size:	88.9 KB
ID:	2319838
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,925 Times in 3,452 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 22 Post(s)
Rep Power: 86 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 23:25.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07450 seconds with 12 queries