Cô gái 26 tuổi, uống thuốc tránh thai hàng ngày trong thời gian dài, đột ngột đau đầu kèm liệt nửa người, được chẩn đoán đột quỵ.
Ngày 1/11, bác sĩ Phạm Hằng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cho biết bệnh nhân nhập viện trong t́nh trạng nói ngọng kèm liệt nửa người phải, kết quả xét nghiệm bị nhồi máu năo do tắc động mạch năo giữa bên trái, được can thiệp lấy huyết khối (cục máu đông).
Bệnh nhân cho biết t́nh trạng sức khỏe b́nh thường, không mắc bệnh măn tính, không có tiền sử dị dạng mạch máu năo. Tuy nhiên, cô uống thuốc tránh thai hàng ngày trong nhiều năm. Bác sĩ Hằng nhận định nguyên nhân đột quỵ có thể liên quan sử dụng thuốc tránh thai kéo dài.
Sau can thiệp, người bệnh tỉnh táo, nửa người liệt cải thiện rơ rệt, gần hồi phục về mức b́nh thường, tiếp tục tập vật lư trị liệu.
Thuốc tránh thai tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe phụ nữ. Ảnh: Livesnew
Việt Nam thuộc nhóm nước tỷ lệ đột quỵ cao, mỗi năm ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc. Độ tuổi trung b́nh người dân bị đột quỵ khoảng 65, dưới 45 chiếm 7,2% và có xu hướng trẻ hóa. Các yếu tố đột quỵ ở nam giới thường liên quan tăng huyết áp, béo ph́, hút thuốc lá; c̣n nữ giới liên quan thay đổi nội tiết, sử dụng thuốc tránh thai, căng thẳng tâm lư.
Thuốc tránh thai đường uống xuất hiện lần đầu vào năm 1950. Qua các năm, thuốc không ngừng được phát triển, cải tiến và đem lại nhiều lợi ích cho phụ nữ. Thuốc có bản chất là hormone, tác dụng ức chế quá tŕnh rụng trứng và làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, khiến cho tinh trùng không xâm nhập được vào tử cung, qua đó ngăn cản việc thụ thai. Ước tính trên thế giới có khoảng một nửa phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
Thuốc tránh thai đường uống có hai dạng gồm thuốc kết hợp giữa estrogen (chủ yếu dưới dạng ethynylestradiol) và progestin; thuốc tránh thai dạng đơn độc chỉ chứa một thành phần là progestin. Chúng giúp tránh thai, sử dụng tiện lợi và có khả năng hồi phục trong thời gian ngắn sau khi ngừng thuốc mà không ảnh hưởng khả năng thụ thai về sau.
Tuy nhiên, sản phẩm chỉ chứa progestin thường gây tác dụng phụ bao gồm chảy máu đột ngột, do vậy thêm thành phần estrogen giúp giảm tác dụng phụ chảy máu, điều ḥa kinh nguyệt. Nhiều nghiên cứu và báo cáo lâm sàng cho thấy sử dụng thuốc dạng kết hợp chứa thành phần estrogen liều cao kéo dài có thể tăng nguy cơ đột quỵ năo ở người có yếu tố nguy cơ cao.
Cụ thể, estrogen trong thuốc làm tăng sản xuất aldosteron, gây ứ đọng của natri (muối), từ đó dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tăng cân do phù và ứ nước. Ngoài ra, estrogen c̣n tăng mức triglycerid trong máu và làm trầm trọng thêm t́nh trạng tăng triglycerid máu ở những người đă bị bệnh trước đây.
Mặt khác, các thuốc tránh thai đường uống cũng làm tăng tỷ lệ bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân và tắc động mạch phổi, gấp 2-4 lần so với b́nh thường, có thể liên quan đến việc tăng sản xuất các yếu tố gây đông máu trong gan và sự kết dính tiểu cầu tăng lên.
Bác sĩ khuyến cáo trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tránh thai nào, lư tưởng nhất là bạn cần được khám sức khỏe tổng quát và sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tái khám trong ṿng một năm sau khi dùng thuốc tránh thai và khi có các dấu hiệu bất thường như đau đầu tăng lên, tức ngực, khó thở, tê b́ chân tay...
Đối với người có nhiều yếu tố nguy cơ cao bị đột quỵ nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác an toàn hơn như thuốc hoặc miếng dán tránh thai chỉ chứa một thành phần progestin hoặc ṿng tránh thai không nội tiết hoặc sử dụng bao cao su.
VietBF@sưu tập