Người phụ nữ 30 tuổi, vào viện v́ ngứa và có nhiều vết loét rải rác khắp người, bác sĩ xác định bệnh thần kinh ngoại biên kèm rối loạn lo âu.
Trường hợp trên được bác sĩ Nguyễn Thị Diễm Trinh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da Liễu TP HCM, chia sẻ tại hội nghị khoa học gần đây. Bệnh nhân mắc bệnh khoảng hai năm nay. Ban đầu, t́nh trạng ngứa chỉ tập trung ở hai chân, kèm các vết loét da, được chẩn đoán viêm da cơ địa nhưng điều trị không giảm.
Dần dần, t́nh trạng ngứa và loét da lan khắp người. Bệnh nhân có tiền căn bị đái tháo đường khoảng 8 năm nhưng tự bỏ trị khoảng một năm nay. Bác sĩ thăm khám, ghi nhận hai chân bị giảm cảm giác khi sờ chạm và giảm cảm giác nhiệt, phù hợp t́nh trạng bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh nhân c̣n mắc chứng rối loạn lo âu.
"Bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường cùng rối loạn lo âu thúc đẩy bệnh nhân cào găi và móc da, tạo thành các vết loét toàn cơ thể", bác sĩ phân tích.
Theo bác sĩ Trinh, ngứa là vấn đề thường gặp của bệnh nhân da liễu. Hầu hết người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu ở da thường t́m đến bác sĩ da liễu đầu tiên. Khoảng 8% bệnh nhân bị ngứa mạn tính nhưng không có bất kỳ sang thương da nào, mà chủ yếu do các vấn đề tâm thần - tâm lư, khiến nhiều bác sĩ da liễu gặp khó khăn trong chẩn đoán, điều trị.
Những trường hợp này, bác sĩ phải thực hiện các xét nghiệm máu tổng quát để loại trừ các nguyên nhân bệnh nội khoa hoặc bệnh hệ thống gây ngứa như xơ gan ứ mật, suy thận mạn, cường giáp.... Khi các xét nghiệm không t́m thấy bất thường, ngứa mạn tính thường được nghi ngờ do tâm thần, thần kinh.
Trong đó, nếu do thần kinh, ngứa thường khu trú, đi kèm t́nh trạng dị cảm, mất cảm giác nhiệt, mất cảm giác sờ chạm..., cơn ngứa xảy ra kịch phát, giảm khi chườm mát. Nếu ngứa do tâm thần - tâm lư, cơn ngứa trùng lặp với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, ngứa tăng lên về đêm, bệnh nhân có tiền căn mắc các rối loạn tâm thần hoặc sử dụng chất gây nghiện.
Gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ngày càng tăng ở các bệnh nhân khám tại Bệnh viện Da Liễu TP HCM. Có nhiều trường hợp, bác sĩ phải tṛ chuyện, thông qua hành vi của bệnh nhân để phát hiện kịp thời các rối nhiễu tâm thần, chuyển sang điều trị chuyên khoa tâm thần kịp thời.
Nếu người bệnh không hợp tác khám tâm thần, bác sĩ da liễu là người kê toa thuốc loạn thần, giúp bệnh nhân ổn định trong vài tuần, sau đó tư vấn một lần nữa rồi chuyển sang tâm thần.
Trên thế giới, nhiều pḥng khám da - tâm thần thành lập nhằm giải quyết các yếu tố tâm lư - xă hội liên quan các rối loạn da, phát hiện và cải thiện giấc ngủ, giảm suy nhược cơ thể, kiểm soát các triệu chứng tâm thần như lo âu, trầm cảm, hỗ trợ bệnh nhân ḥa nhập cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
VietBF@sưu tập
|