Bệnh tiểu đường (hay c̣n gọi là đái tháo đường) đang có xu hướng trẻ hóa và có thể gây ra những diễn biến khó lường.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Minh Triết, Phó Trưởng Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, đái tháo đường là t́nh trạng tăng đường máu mạn tính. Tăng đường huyết mạn tính sẽ dẫn tới biến chứng trên nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó, biến chứng hay gặp nhất là biến chứng mạch máu nhỏ và biến chứng mạch máu lớn.
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc bệnh đái tháo đường. Triệu chứng của bệnh thường diễn biến âm thầm trong một thời gian dài và có thể gây ra biến chứng. Ngay cả các trường hợp đă được chẩn đoán mắc đái tháo đường nếu không được điều trị tốt, bệnh vẫn có thể tiếp tục diễn biến âm thầm và gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan.
Biến chứng phổ biến hay gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng tim mạch: Đột tử, nhồi máu cơ tim. Biến chứng tại mạch máu nhỏ có thể gây mù mắt, suy thận, đoạn chi…
Đái tháo đường có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và có xu hướng trẻ hoá.
"Trước đây, khi nhắc tới đái tháo đường tuưp 2, mọi người thường nhắc tới căn bệnh của người lớn tuổi. Tuy nhiên, gần đây đái tháo đường tuưp 2 c̣n gặp ở các bệnh nhân khá trẻ. Quá tŕnh tôi thăm khám đă ghi nhận bệnh nhân mắc đái tháo đường tuưp 2 ở độ tuổi tiểu học", bác sĩ Triết nói.
Kiểm tra đường huyết (ảnh minh hoạ).
Nguyên nhân khiến bệnh đái tháo đường trẻ hóa là do lối sống ít vận động, chỉ ngồi tĩnh tại một chỗ, ăn uống không khoa học (thích ăn đồ ăn nhanh, thường xuyên uống nước ngọt…), dẫn tới thừa cân, béo ph́.
Bác sĩ Triết cho biết, mọi người có thể dễ dàng nhận biết bệnh đái tháo đường qua hội chứng "4 nhiều": Khát nước nhiều, uống nước nhiều, ăn nhiều nhưng giảm cân nhanh, đi tiểu nhiều.
Đối với người mắc đái tháo đường tuưp 1, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đột ngột, bất ngờ. Bệnh nhân có thể phải nhập viện luôn do t́nh trạng tăng đường huyết đột ngột.
Đối với người đái tháo đường tuưp 2, người bệnh gần như không có triệu chứng. Khi bệnh nhân có triệu chứng th́ đường huyết đă tăng rất cao. Do vậy, việc nhận biết nguy cơ để tầm soát sớm và phát hiện bệnh kịp thời là rất quan trọng.
Theo bác sĩ Triết, các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường tuưp 2 thường liên quan tới t́nh trạng thừa cân, béo ph́ (chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 23) và có thêm thói quen lười vận động; gia đ́nh có người thân trực hệ mắc bệnh đái tháo đường; mắc sẵn những bệnh mạn tính như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.
Đối với phụ nữ, những người từng mắc đa nang buồng trứng hoặc đái tháo đường thai kỳ cũng cần lưu ư tầm soát bệnh đái tháo đường sớm.
Ngoài ra, người ngoài 45 tuổi dù không bị thừa cân, béo ph́ nhưng cũng cần chủ động tầm soát nguy cơ mắc đái tháo đường.
Pḥng ngừa bệnh bằng cách nào?
Cho đến nay, y học vẫn chưa t́m ra cách pḥng tránh bệnh tiểu đường tuưp 1. C̣n đối với bệnh tiểu đường tuưp 2, mọi người có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
- Cắt giảm lượng tinh bột, đường, chất ngọt trong thực phẩm;
- Tăng cường ăn nhiều cá hơn, tối thiểu nên ăn 2 bữa/tuần;
- Hạn chế muối, tránh ăn mặn, bánh kẹo và nước ngọt có gas;
- Không nên ăn quá nhiều nội tạng và mỡ động vật;
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu bia;
- Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên cám. Ăn ít cơm trắng và khi ăn nên nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày;
- Thực hiện chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn: Mỗi ngày nên dành ra ít nhất từ 30 - 45 phút để đi bộ hoặc tập luyện một bộ môn thể thao phù hợp với sức khoẻ;
- Đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Đối với những người làm công việc văn pḥng, nếu nơi làm việc nằm ở tầng thấp th́ nên hạn chế dùng thang máy mà có thể rèn luyện thể lực bằng cách đi cầu thang bộ, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu. Mọi người nên đứng lên, đi lại nhẹ nhàng xung quanh khu vực làm việc khoảng 1 tiếng/lần.
VietBF@ Sưu tập