Nhịp sinh học là thay đổi tự nhiên về thể chất, tinh thần, hành vi trong 24 giờ báo hiệu cơ thể tỉnh táo, buồn ngủ hoặc đói, nếu gián đoạn dễ rối loạn giấc ngủ.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, các loại rối loạn nhịp sinh học làm gián đoạn giấc ngủ với triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng phổ biến gồm mất ngủ, buồn ngủ quá mức ban ngày, mệt mỏi, kiệt sức, khó thức dậy buổi sáng, trầm cảm, khó chịu, rối loạn tâm trạng, giảm tỉnh táo và khó tập trung. Dưới đây là 5 rối loạn nhịp sinh học có tác động đến giấc ngủ.
Rối loạn giai đoạn ngủ - thức nâng cao
Người được chẩn đoán mắc chứng rối loạn giai đoạn ngủ - thức nâng cao (Advanced Sleep - Wake Phase Disorder - ASWPD) thường khó tỉnh táo vào buổi tối và thức dậy quá sớm lúc sáng. Cơ thể luôn cảm thấy buồn ngủ trong khoảng từ 18h đến 21h, thức dậy lúc 2-5h.
Sai lệch nhịp sinh học này gây lăng phí thời gian trong ngày, buồn ngủ quá mức khi chiều tối, thiếu ngủ ảnh hưởng đến công việc, học tập. Rối loạn giai đoạn ngủ - thức nâng cao có tính di truyền, thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên.
Người buồn ngủ quá sớm mỗi tối so với thông thường trong ít nhất sáu tuần đến một tháng nên đến bác sĩ khám. V́ đây có thể là dấu hiệu của ASWPD.
Buồn ngủ quá mức ảnh hưởng đến học tập, công việc. Ảnh: Freepik
Rối loạn giai đoạn ngủ - thức bị tŕ hoăn
Người mắc rối loạn giai đoạn ngủ - thức bị tŕ hoăn (Delayed Sleep - Wake Phase Disorder - DSWPD) thường tỉnh táo và khó ngủ ban đêm, dậy muộn buổi sáng. Đây là một trong những chứng rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học phổ biến nhất. Bệnh gặp nhiều ở thanh thiếu niên, người có xu hướng thức khuya, dậy muộn hơn. Người gặp t́nh trạng này thường có cảm giác buồn ngủ tự nhiên muộn hơn hai giờ so với thông thường.
Theo Viện Y học Giấc ngủ Mỹ, giấc ngủ kém, di truyền và thiếu tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm thức dậy góp phần gây ra t́nh trạng này. Dấu hiệu của DSWPD là tỉnh táo, làm việc hiệu quả và sáng tạo nhất lúc đêm khuya, buồn ngủ suốt cả ngày nếu dậy sớm buổi sáng, không có động lực khi thức dậy.
Người thường xuyên tỉnh táo suốt đêm trong sáu tuần trở lên nên đi khám. Nên giữ pḥng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, tập thể dục, thư giăn và tránh thiết bị điện tử trước khi ngủ. Tránh hoặc hạn chế sử dụng thuốc ngủ v́ nguy cơ phụ thuộc vào thuốc.
Rối loạn nhịp ngủ - thức không đều
Nếu mắc chứng rối loạn nhịp ngủ - thức không đều (Irregular Sleep - Wake Rhythm Disorder - ISWRD), bạn có thể buồn ngủ và ngủ, thức giấc liên tục qua nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày. Chu kỳ ngủ - thức không xác định thay v́ ngủ 8 giờ trong một đêm như thông thường. Cụ thể, người bệnh có ít nhất ba khoảng thời gian ngủ - thức trong 24 giờ. T́nh trạng này ít gặp hơn các rối loạn nhịp sinh học khác.
Bệnh thường xảy ra ở người mắc chứng suy giảm trí nhớ hoặc Alzheimer, người không có thói quen sinh hoạt ban ngày đều đặn. Kiệt sức về tinh thần và thể chất, mất phương hướng và lú lẫn vào ban đêm cũng là lư do khiến những người này có nguy cơ mắc ISWRD.
Người có ít nhất ba giai đoạn thức - ngủ bất thường trong ngày kéo dài sáu tuần trở lên có thể đă bị rối loạn nhịp ngủ - thức không đều. Cách khắc phục là có lịch sinh hoạt và giờ ăn cố định trong ngày, không ngủ ban ngày, giữ pḥng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.
Rối loạn nhịp ngủ - thức không kéo dài 24 giờ
Theo Tổ chức Giấc ngủ Mỹ, người được chẩn đoán mắc hội chứng ngủ - thức không kéo dài 24 giờ có đồng hồ sinh học hoạt động lâu hơn 24 giờ, làm thời gian ngủ và thức không nhất quán. Người bệnh thường có thời gian đi ngủ ngày càng muộn hơn, khoảng một hoặc hai giờ mỗi lần, mất ngủ hoặc buồn ngủ ban ngày kéo dài.
Nguyên nhân thường do yếu tố sinh lư bên trong, không phải yếu tố hành vi bên ngoài. Người mù, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng dễ mắc phải rối loạn này hơn. V́ năo của họ phụ thuộc rất nhiều vào các tín hiệu sáng và tối từ môi trường để giữ cho thói quen phù hợp với nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Tiếp xúc với ánh sáng khi ngủ dậy giúp cải thiện t́nh trạng này ở người không bị mù.
Rối loạn Jet lag
Jet lag là chứng rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học phổ biến ở người thường xuyên làm việc qua các múi giờ khác nhau như tiếp viên hàng không, phi công. Các triệu chứng chính là buồn ngủ quá sớm hoặc thao thức lúc nửa đêm. Một số người có thêm triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đau bụng v́ thói quen bỏ qua giấc ngủ và bỏ bữa.
Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng, tránh thực phẩm chứa caffeine và tập thể dục thường xuyên làm giảm tác động của lệch múi giờ.