Hoá trị và xạ trị cho bệnh nhân ung thư có thật sự độc hại? Có rất nhiều người nghe đến hoá trị ung thư là nghĩ ngay đến h́nh ảnh người bị trọc đầu, nôn thốc nôn tháo và cơ thể yếu ớt, hết táo bón lại tiêu chảy, tê tay chân...
Ông Vinh bị ho ra máu, tức ngực, sụt cân suốt gần 2 tháng nay. Thấy sức khoẻ không tốt nên gia đ́nh đă đưa ông đi khám và ông được tin sét đánh là đă mắc ung thư do có tiền sử hút thuốc hơn 20 năm. Bác sĩ tư vấn cho ông cần điều trị kết hợp hoá trị, xạ trị và phẫu thuật. Ông vừa nghe tin phải hoá và xạ trị th́ sợ hăi ra mặt, kiên quyết xin về nhà. Chỉ có anh con cả của gia đ́nh đă được nói chuyện trước với bác sĩ hiểu được hoá trị và xạ trị không độc hại như lời đồn, nên đă thuyết phục các em cùng làm công tác tư tưởng cho bố. Sau cùng ông đă chấp nhận điều trị tại bệnh viện. Khi hoá trị bị buồn nôn, ông được bác sĩ cho thuốc chống nôn. Sau đó ông bị thay đổi vị giác, ăn không ngon, bác sĩ dinh dưỡng thay đổi chế độ ăn giúp ông dễ ăn hơn. Có thời điểm ông bị nổi mẩn đỏ sau xạ trị, bác sĩ cho ông thuốc và kem bôi. Cứ mỗi khi có vấn đề ông lại hỏi bác sĩ và được xử lư.
Nhờ theo đúng được lịch điều trị cũng như kết hợp thêm chăm sóc giảm nhẹ để kiểm soát những tác dụng phụ mà sau thời gian điều trị tích cực, sức khoẻ ông đă ổn định. Khi nh́n lại hành tŕnh vừa qua, ông thấy hoá và xạ trị không quá đáng sợ như lời đồn, nên đă lên mạng kể lại hành tŕnh vượt qua ung thư của ḿnh. Từ đây ông biết rằng không ít người cũng đă từng hiểu lầm rằng rằng hoá và xạ trị rất độc hại và hoang mang như ông trước đây. Ông mạnh dạn cùng với các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ để giúp nhiều bệnh nhân mới giải toả được những hiểu lầm trên.
Ưu và nhược điểm của hoá trị
Trước tiên, chúng ta cần hiểu được tác dụng của hoá trị là để giết chết tế bào ung thư, từ đó thu nhỏ hoặc tiêu diệt các khối u. Hoá trị có thể được dùng trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, giảm tổn thương từ phẫu thuật. Nó cũng có thể được dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt những mầm ung thư nhỏ trong cơ thể. Đôi khi hoá trị cũng được sử dụng như phương pháp điều trị chính để tiêu diệt khối u.
Nhiều người nghe đến hoá trị ung thư là nghĩ ngay đến h́nh ảnh người bị trọc đầu, nôn thốc nôn tháo và cơ thể yếu ớt, hết táo bón lại tiêu chảy, tê tay chân... Nguyên nhân là một số thuốc hoá trị không chỉ giết các tế bào ung thư mà c̣n ảnh hưởng đến một số tế bào phân chia nhanh trong cơ thể. Tuy nhiên thực tế th́ không phải ai hoá trị cũng bị tác dụng phụ và không phải cứ hoá trị là sẽ bị tất cả các tác dụng phụ đó. Có người rụng tóc nhưng không tiêu chảy, người khác táo bón nhưng không buồn nôn. Có người chỉ bị tác dụng phụ rất nhẹ. Thậm chí cũng có những người “hợp cạ” với thuốc, vừa đáp ứng tốt, vừa chẳng bị tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, những tác dụng phụ này cũng sẽ hết sau khi dừng hoá trị. Do đó nếu so sánh giữa lợi và hại th́ mặt lợi là kiểm soát được khối u sẽ mang lại lợi ích hơn nhiều cho sức khoẻ người bệnh.
Ngoài ra, những loại thuốc mới sẽ ít tác dụng phụ hơn. Bệnh nhân cũng có thể được điều trị kết hợp nhiều chuyên khoa, chăm sóc giảm nhẹ để kiểm soát các tác dụng phụ này, làm cho hành tŕnh hoá trị của bệnh nhân ung thư dễ chịu hơn. Các bác sĩ sẽ thảo luận với bạn, phân tích cho bạn cả lợi ích lẫn những tác dụng phụ có thể gặp cùng những cách ứng phó với chúng, để giúp bạn có lựa chọn tốt nhất cho ḿnh.
Ưu và nhược điểm của xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, làm thu nhỏ hoặc giết chết khối u. Xạ trị có thể là phương pháp điều trị chính thức, mà cũng có thể là phương pháp thu nhỏ khối u để kiểm soát triệu chứng. Nhiều người rất hoang mang rằng ḿnh xạ trị xong sẽ bị nhiễm xạ, gây nguy hiểm cho ḿnh và người thân ḿnh. Tuy nhiên, những lo lắng này là chưa đúng.
Trước tiên, liều lượng xạ được tính toán kĩ lưỡng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Do đó bạn sẽ chỉ nhận đúng liều xạ cần thiết để tiêu diệt khối u mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của ḿnh hay người xung quanh. Thứ hai, là nếu bạn được xạ trị ngoài, tức là chỉ chiếu xạ vào đúng vị trí khối u th́ bạn hoàn toàn không thể trở thành nguồn phóng xạ. Bạn vẫn có thể sinh hoạt chung b́nh thường với người thân. Chỉ có trường hợp xạ trị trong, bạn được nhận thuốc phóng xạ qua đường uống, truyền dịch th́ bạn có thể trở thành nguồn phóng xạ, nhưng lượng xạ cũng này không gây hại quá mức đến sức khoẻ của bạn. Khi này bác sĩ sẽ cách ly bạn tại bệnh viện và theo dơi lượng phóng xạ thường xuyên. Và chỉ cho bạn về sau khi lượng phóng xạ đă trở về mức an toàn.
Những tác dụng phụ khác của xạ trị như lở da, mệt mỏi, rụng tóc, buồn nôn, đổi vị giác hoặc tiêu chảy cũng có thể được kiểm soát tốt nhờ sự chăm sóc đa chuyên ngành được nêu ở trên.
Thống kê tại Anh cho thấy tỉ lệ sống sau ung thư đă tăng gấp đôi từ 24% lên 50%. Đây là kết quả kết hợp của rất nhiều nỗ lực từ nghiên cứu cải tiến phương pháp điều trị, phát hiện ung thư sớm, kết hợp nhiều loại điều trị trong đó có hoá trị và xạ trị. Một phương pháp điều trị nào đó trước khi được thông qua phải chứng minh được tác dụng và độ an toàn vượt trội hơn so với tác hại trên hàng trăm, thậm chí hàng ngàn bệnh nhân. Đội ngũ y tế cũng ở bên cạnh để hỗ trợ và t́m phương án điều trị có lợi nhất, giảm thiểu những tác hại nhất cho bạn.
VietBF@ sưu tập
|