Thận là cơ quan đảm nhận vai tṛ lọc các chất độc ra khỏi cơ thể, thận bị tổn thương dù là v́ lư do ǵ cũng đều có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh N.T.H (46 tuổi, trú tại Hà Nội) xuất hiện t́nh trạng đau âm ỉ ở thắt lưng trái 1 tháng nay. Trước 2 tuần vào viện, bệnh nhân đau tăng thành từng cơn dữ dội, đau lan xuyên ra trước xuống bẹn b́u trái, kèm t́nh trạng đi tiểu ra máu, không sốt.
Bệnh nhân tới khám tại một cơ sở y tế và được chẩn đoán sỏi thận niệu quản trái/ sỏi thận phải, được kê đơn điều trị nội khoa nhưng không đỡ đau.
Do bệnh nhân đau thắt lưng trái nhiều nên đă quyết định tới bệnh viện khám. Kết quả thăm khám ban đầu bác sĩ phát hiện bệnh nhân có sỏi ở nhiều vị trí: trong thận và cả niệu quản.
Theo thống kê, Việt Nam hiện nằm trong vùng có tỉ lệ mắc bệnh sỏi tiết niệu cao, hay c̣n gọi là "vùng sỏi thế giới". Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở Việt Nam từ 2-12%, trong đó riêng sỏi thận chiếm tới 40%. Với số liệu này, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận cao nhất thế giới. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây ra suy giảm chức năng thận, tổn thương thận nếu không được can thiệp đầy đủ.
Bệnh nhân H được bác sĩ can thiệp tán sỏi (Ảnh bác sĩ cung cấp)
Sỏi tiết niệu là những viên sỏi được h́nh thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Sỏi tiết niệu được h́nh thành từ thận, di chuyển dọc theo đường đi của hệ tiết niệu và bài tiết ra ngoài. Tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu ở nam giới cao hơn ở nữ, nhất là trong độ tuổi trung niên.
Theo ThS.BS Đặng Văn Quân - Chuyên khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa Medlatec thông thường sỏi tiết niệu gây triệu chứng, khi có triệu chứng th́ sỏi đă có kích thước lớn, hoặc sỏi xuống niệu quản gây tắc nghẽn. Chính v́ thế để phát hiện sớm sỏi tiết niệu, người dân cần đi khám định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, một số triệu chứng khi đi tiểu cũng có thể cảnh báo sỏi tiết niệu, chẳng hạn như:
- Tiểu ra máu đại thể do sỏi di chuyển làm tổn thương niêm mạc niệu;
- Tiểu đục hoặc có mùi hôi: do nhiễm khuẩn niệu;
- Thiểu niệu hoặc vô niệu: do sỏi thận tắc nghẽn 2 bên, hay tắc nghẽn 1 bên trái hoặc phải
- Tiểu đau hoặc gắt buốt;
- Tiểu ra sỏi;
Theo bác sĩ Quân, đa phần các bệnh nhân có sỏi tiết niệu thường đau ở vùng lưng bụng, hoặc đau vùng hông. Ngoài ra c̣n có một số triệu chứng toàn thân khác có thể kể tới như: sốt cao lạnh run, buồn nôn hay nôn, phù toàn thân…
Khi người dân thấy có một trong những triệu chứng trên cần đi khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra như: nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm đài bể thận, suy thận cấp, suy thận mạn...
Bác sĩ Quân cho hay, để điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản có nhiều phương pháp như tán sỏi nội soi ngược ḍng ống cứng, ống mềm; tán sỏi qua da; phẫu thuật nội soi lấy sỏi...
Bảo vệ chức năng thận, ngừa sỏi thận sỏi niệu đạo bằng cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh khoa học như:
- Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước là điều cực kỳ quan trọng để giúp giảm thiểu sự h́nh thành sỏi thận. Lượng nước uống sẽ tùy thuộc vào cân nặng và mức độ hoạt động của mỗi người.
- Hạn chế rượu bia, nước ngọt: Các loại nước uống này làm tăng nguy cơ h́nh thành sỏi thận.
- Ăn nhiều rau củ và trái cây: Ăn nhiều rau củ và trái cây có lợi cho sức khỏe của thận và giúp giảm nguy cơ h́nh thành sỏi thận.
- Giảm tiêu thụ muối: Muối chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận, gây tích tụ các gốc oxalate, là tiền đề tạo ra sỏi thận và dễ dẫn đến t́nh trạng suy thận.
- Tăng cường vận động: Giúp đào thải các chất cặn trong cơ thể, giảm nguy cơ lắng đọng sỏi thận.