Cục điều tra liên bang Mỹ vừa đưa ra cảnh báo và nói rằng. Những điều tra viên tại Denver đă ghi nhận trường hợp tội phạm và kẻ xấu đă biết cách lợi dụng những cổng USB sạc pin thiết bị công nghệ ở nơi công cộng, như sân bay, khách sạn hay viện bảo tàng để cài mă độc hay những phần mềm theo dơi khác vào thiết bị di động.
FBI đưa ra khuyến cáo mọi người nên tự mang theo cục sạc và cáp USB của cá nhân cắm vào ổ điện, thay v́ tận dụng sự tiện lợi của những cổng USB ở nơi công cộng.
Cách tấn công thiết bị công nghệ được gọi là juice-jacking này đă được các cơ quan an ninh cảnh báo từ nhiều năm nay, dù rằng không phải ai cũng tin t́nh trạng này đáng lo ngại.
Năm 2021, FCC của Mỹ cũng đưa ra cảnh báo tương tự về nguy cơ của những cổng USB, hay những cọng cáp USB cho phép mọi người sạc pin điện thoại ở nơi công cộng. Những cổng này có thể trở thành nơi lưu trữ và phát tán mă độc, qua đó tiềm ẩn nguy cơ người dùng bị đánh cắp dữ liệu cá nhân nhạy cảm như mật khẩu hay thông tin cá nhân. Trong một vài trường hợp, hacker có thể cố t́nh để lại những cọng cáp đă được độ chế lại để tải dữ liệu vào điện thoại, có người thấy tiện lấy dùng sẽ bị cài mă độc vào máy.
Nhưng thực tế, dựa trên tỷ lệ những cuộc tấn công sử dụng phương pháp juice-jacking như thế này được ghi nhận, cảnh báo của FBI không thực tế cho lắm nếu so sánh với những giải pháp khác mà tội phạm công nghệ cao đang ứng dụng hàng ngày để tấn công các đơn vị, cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới.
Thiết bị càng phức tạp, th́ khả năng và số lượng lỗ hổng có thể bị lợi dụng càng nhiều lên, và chúng có thể được triển khai thông qua mạng viễn thông hoặc kết nối không dây, chứ không nhất thiết phải cắm dây USB vào máy.
Thực tế th́ những nguy cơ của việc kết nối vào mạng WiFi đáng nghi ở nơi công cộng có vẻ c̣n lớn hơn, v́ đối với hacker, công sức bỏ ra để ăn cắp dữ liệu theo cách này là thấp hơn nhiều so với việc mày ṃ chế lại phần cứng của cổng USB hay cáp sạc USB để cài mă độc vào điện thoại.