Lúc mổ ra có cục mỡ vàng lớn bên trong bụng là điều thường thấy, đặc biệt với những con gà mái hoặc gà nuôi lâu. Chúng ta nên xử lý thế nào với cục mỡ này, nên ăn hay bỏ?
Gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích. Khi làm thịt gà, lúc mổ ra có cục mỡ vàng lớn bên trong bụng là điều thường thấy, đặc biệt với những con gà mái hoặc gà nuôi lâu. Chúng ta nên xử lý thế nào với cục mỡ này, nên ăn hay bỏ?
Gà ta thường được nuôi bằng các loại ngũ cốc như thóc, ngô... nên thịt chắc, giàu chất béo và caroten. Điều này tạo ra sắc vàng bóng bẩy cho miếng mỡ gà trong dạ dày.
Nhìn chung, chỉ những con gà nuôi tự nhiên trong vườn hoặc thả rông mới hay có cục mỡ này. Gà nuôi công nghiệp hiếm khi có cục mỡ vàng óng như vậy vì thức ăn của chúng chủ yếu là đồ giàu đạm, ít chất béo, quá trình nuôi tập trung chủ yếu vào mục đích làm gà mau lớn để được xuất chuồng. Chu kỳ sinh trưởng của gà trong trang trại rất ngắn. Chúng thường được xuất đi sau khoảng 42 ngày nên khó tích được phần mỡ lớn như vậy. Trong khi đó, gà nuôi thả, gà quê có chu kỳ sinh trưởng dài hơn nhiều, thường từ 100 – 130 ngày.
Mỡ gà nên ăn hay bỏ?
Giống như mỡ lợn, mỡ gà không chỉ thơm mà còn chứa nhiều đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác.
Lời khuyên là khi mổ gà, hãy tách riêng phần mỡ này ra, phần thịt gà có thể chế biến theo sở thích như bình thường. Mỡ gà thành từng miếng nhỏ và bỏ vào chảo chiêncho chảy mỡ (tương tự như cách rán mỡ lợn). Lọc lấy phần mỡ nước rồi để nguội, bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần. Để mỡ gà thơm ngon hơn, trong quá trình chiên, bạn có thể thêm hành tím và gừng thái nhỏ. Mỡ gà nấu nhiều món ăn rất ngon, đặc biệt là xào rau.
5 bộ phận của gà không nên ăn
+ Phao câu
Nhiều người rất thích bộ phận này của gà. Vì cho rằng nó rất béo, bổ lại có mùi hương đặc trưng. Có người còn cho rằng ăn phao câu gà giúp chị em có làn da đẹp, mịn màng.
Phao câu ăn mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho cơ thể. "Bên cạnh đó, nhiều người quan niệm bộ phận này còn có tác dụng đẹp tóc. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng".
cach-phan-biet-cac-phan-thit-bo-phan-cua-con-ga-cuc-don-gian-avt-1200x676
Tuy nhiên, trên thực tế thì phao câu gà là bộ phận độc hại nhất trong cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ có nguy cơ khiến bạn bị ung thư nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.
Tốt nhất, bạn nên loại bỏ bộ phận này trước khi chế biến thịt gà. Vì chất dịch ở phao câu cũng khá là hôi hám và khó chịu.
+ Cánh gà
Cánh gà tập trung chủ yếu là da và phần mỡ dư thừa tích tụ ở đây là khá lớn. Ăn cánh gà đồng nghĩa với việc bạn nạp một lượng lớn chất béo vào cơ thể. Mỡ động vật, gia cầm thì không hề tốt tí nào.
+ Cổ gà
Lượng hạch bạch huyết tập trung ở khu vực cổ gà là vô cùng lớn. Hạch bạch huyết là nơi tập trung nhiều độc tố do đó nếu ăn cổ gà chính là bạn đang nạp chất độc vào người.
+ Phổi gà
Chuyên gia dinh dưỡng Vương Hưng Quốc chỉ ra rằng các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà cũng là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau tùy theo điều kiện sinh sống của chúng.
Tuy nhiên, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, nên vứt bỏ phổi gà khi chế biến là tốt nhất.
+ Mề gà
Mề gà thực chất nó là dạ dày của gà và có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Do gà có thể ăn nhiều loại vi sinh vật, nên lượng chất độc hại có thể sẽ bị dự trữ lại tại đây. Nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
+ Da gà
Da gà chứa lượng cholesterol cao cùng với lại rất dễ nhiễm khuẩn cùng với sự ký sinh của các vi khuẩn gây hại lớn cho sức khỏe. Bạn có thể bị ho, dị ứng, ngứa ngáy khi ăn da gà.