Bị chỉ trích nặng định kiến phân biệt chủng tộc, 86 năm qua, "Cuốn theo chiều gió" của Mitchell vẫn thu hút, bán được 300.000 bản mỗi năm.
Ngày 2/4, theo Daily Mail, sách sẽ bị Nhà xuất bản Pan Macmillan dán nhãn cảnh báo "nội dung độc hại" trong ấn bản mới (chưa rõ thời gian phát hành) vì yếu tố phân biệt chủng tộc. Tranh cãi quanh vấn đề này đã kéo dài nhiều năm nhưng không làm mờ giá trị tác phẩm.
Tiểu thuyết xuất bản năm 1936, có bối cảnh là cuộc nội chiến giữa Liên bang miền Bắc với Liên minh miền Nam ở Mỹ trong giai đoạn thiết lập cơ cấu đất nước này, từ tháng 4/1861 đến tháng 5/1865. Cốt truyện xoay quanh Scarlett O'Hara, một cô gái miền Nam mạnh mẽ, phải tìm mọi cách để sống sót qua chiến tranh và vượt lên cuộc sống khó khăn thời hậu chiến.
Sách được xem đã đưa người đọc thoát khỏi thực tại u ám của thời kỳ Đại suy thoái, cung cấp cái nhìn thực tế về chiến tranh. Thời điểm ấy, các thế lực cầm quyền ở Đức, Italy, Nhật chạy đua vũ trang, chuẩn bị Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Cây viết Alyssa Rosenberg của Washington Post cho rằng cuốn sách là tài liệu quý giá về một giai đoạn lịch sử thăng trầm của nước Mỹ, phản ánh nỗi kinh hoàng của chiến tranh, nạn đói, bạo lực, giết chóc, qua đó làm nổi bật phẩm giá con người khi vươn lên từ nghịch cảnh.
Theo The Guardian, sức hút của Cuốn theo chiều gió nằm ở cách xây dựng nữ chính Scarlett với tính cách thực dụng, lạc quan bậc nhất lịch sử văn chương. Khác các tiểu thư quý tộc miền Nam yếu đuối, dịu dàng, Scarlett mạnh mẽ, vượt qua ngoài khuôn phép. Ở tuổi 16, nàng sẵn sàng bày tỏ tình yêu với Ashley, rủ chàng đi trốn nhưng bị từ chối.
Nhân vật duy trì niềm hy vọng ngay cả khi xã hội sụp đổ xung quanh. Sau khi quân miền Nam thất bại, các gia đình quý tộc tay trắng, Scarlett cho phép mình ủ rũ, than thở trong một đêm rồi tiếp tục bước về phía trước. Nàng không quan tâm cái nhìn của người đời, làm mọi việc để đạt mục đích của bản thân. Tác giả Mitchell phân tích tỉ mỉ khả năng chữa lành của con người và coi niềm hy vọng là công cụ quan trọng để vượt qua thời điểm tồi tệ. Ở một trong những thời khắc khó khăn nhất, Scarlett tự nhủ: "Có Chúa chứng giám, con sẽ không bao giờ bị đói nữa", "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới".
Rhett Butler - nam chính của tác phẩm được xây dựng với vẻ ngoài rắn rỏi, duyên dáng, điệu cười mỉa mai, hàng ria mép tỉa gọn. Nhân vật cũng là một đại diện cho tính cách Mỹ, thu hút bởi sự thông minh, trải đời và cuộc tình sóng gió với Scarlett.
Tuy nhiên, cuốn sách ngày nay đối diện chỉ trích về nhân quyền, khi sự thức tỉnh về màu da trở thành chủ đề "nóng" trên nước Mỹ. Năm 2020, John Ridley - tác giả kịch bản 12 Years a Slave - từng nhận xét "tác phẩm phớt lờ sự khủng khiếp của nạn phân biệt chủng tộc, duy trì những định kiến đau đớn về người da màu và lãng mạn hóa chế độ của Liên minh miền Nam". Tiểu thuyết và phim chuyển thể đều dùng từ "nigger" (tạm dịch: mọi), mang tính xúc phạm với người da đen. HBO từng phải phải gỡ phim Cuốn theo chiều gió trên nền tảng phim trực tuyến vì các chỉ trích. Sau đó, hãng cho chiếu lại, chèn thêm bốn phút giải thích việc tác phẩm "phủ nhận nỗi kinh hoàng của chế độ nô lệ".
Dù vậy, một số ý kiến cho rằng cách các nhân vật trong tiểu thuyết nhìn nhận về chế độ nô lệ, đối xử với người da đen không hoàn toàn tiêu cực. Người mẹ của Scarlett - bà Ellen - dạy các con gái tôn trọng họ, và khi Scarlett lần đầu tiên đánh nô lệ Prissy của cô, bà thất vọng về hành vi của con. Hay Mammy - vú nuôi của Scarlett và mẹ cô - được miêu tả là người phụ nữ hiểu biết, đáng kính. Xuyên suốt truyện, Rhett Butler dung túng Scarlett nổi loạn, chống lại những định kiến về giai cấp.
Nhân vật duy trì niềm hy vọng ngay cả khi xã hội sụp đổ xung quanh. Sau khi quân miền Nam thất bại, các gia đình quý tộc tay trắng, Scarlett cho phép mình ủ rũ, than thở trong một đêm rồi tiếp tục bước về phía trước. Nàng không quan tâm cái nhìn của người đời, làm mọi việc để đạt mục đích của bản thân. Tác giả Mitchell phân tích tỉ mỉ khả năng chữa lành của con người và coi niềm hy vọng là công cụ quan trọng để vượt qua thời điểm tồi tệ. Ở một trong những thời khắc khó khăn nhất, Scarlett tự nhủ: "Có Chúa chứng giám, con sẽ không bao giờ bị đói nữa", "Sau tất cả, ngày mai là một ngày mới".
Rhett Butler - nam chính của tác phẩm được xây dựng với vẻ ngoài rắn rỏi, duyên dáng, điệu cười mỉa mai, hàng ria mép tỉa gọn. Nhân vật cũng là một đại diện cho tính cách Mỹ, thu hút bởi sự thông minh, trải đời và cuộc tình sóng gió với Scarlett.
Tuy nhiên, cuốn sách ngày nay đối diện chỉ trích về nhân quyền, khi sự thức tỉnh về màu da trở thành chủ đề "nóng" trên nước Mỹ. Năm 2020, John Ridley - tác giả kịch bản 12 Years a Slave - từng nhận xét "tác phẩm phớt lờ sự khủng khiếp của nạn phân biệt chủng tộc, duy trì những định kiến đau đớn về người da màu và lãng mạn hóa chế độ của Liên minh miền Nam". Tiểu thuyết và phim chuyển thể đều dùng từ "nigger" (tạm dịch: mọi), mang tính xúc phạm với người da đen. HBO từng phải phải gỡ phim Cuốn theo chiều gió trên nền tảng phim trực tuyến vì các chỉ trích. Sau đó, hãng cho chiếu lại, chèn thêm bốn phút giải thích việc tác phẩm "phủ nhận nỗi kinh hoàng của chế độ nô lệ".
Dù vậy, một số ý kiến cho rằng cách các nhân vật trong tiểu thuyết nhìn nhận về chế độ nô lệ, đối xử với người da đen không hoàn toàn tiêu cực. Người mẹ của Scarlett - bà Ellen - dạy các con gái tôn trọng họ, và khi Scarlett lần đầu tiên đánh nô lệ Prissy của cô, bà thất vọng về hành vi của con. Hay Mammy - vú nuôi của Scarlett và mẹ cô - được miêu tả là người phụ nữ hiểu biết, đáng kính. Xuyên suốt truyện, Rhett Butler dung túng Scarlett nổi loạn, chống lại những định kiến về giai cấp.
|
|