Lấy ráy tai bằng tăm bông có thể đẩy chúng vào sâu hơn bên trong, gây tổn thương, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến màng nhĩ.
Mặc dù ráy tai dư thừa, cứng hoặc tắc nghẽn có thể gây ra vấn đề khó chịu. Tuy nhiên ráy tai giữ ẩm cho da và giúp ngăn dị vật xâm nhập sâu hơn vào ống tai. Chúng c̣n góp phần đẩy nước ra khỏi ống tai và ngăn ngừa nhiễm trùng tai.
Tai có khả năng tự làm sạch. Những sợi lông nhỏ lót trong ống tai sẽ từ từ loại bỏ ráy tai. Các cử động của hàm như nhai, nói đều giúp đẩy ráy tai ra khỏi lỗ tai. Song quá nhiều ráy tai có thể gây tắc nghẽn, dẫn đến suy giảm thính lực tạm thời.
Tai trong có các dây thần kinh. Khi tăm bông đưa vào bên trong ống tai có thể kích thích các đầu dây thần kinh làm cho bạn cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, động tác này có thể đẩy một số ráy tai vào sâu hơn, khiến tai không thể loại bỏ chúng. Ráy tai có thể bị đẩy lên trên màng nhĩ và làm suy giảm khả năng nghe, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Màng nhĩ rất mỏng nên có thể bị tăm bông chọc thủng.
Bạn càng chà xát da tai càng giải phóng nhiều histamine, làm cho da bị kích ứng và viêm giống như vết muỗi đốt. Do tính chất bôi trơn của ráy tai, việc loại bỏ ráy chúng có thể chỉ khiến tai khô hơn.
Dùng tăm bông ráy tai có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ. Ảnh: Freepik
Một nghiên cứu của Đại học Bang Ohio và một số đơn vị tại Mỹ công bố 2017 đă xem xét các chấn thương tai liên quan đến tăm bông ở 260.000 trẻ em Mỹ trong thời gian 1990-2010. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 73% chấn thương tai do tăm bông có liên quan đến việc làm sạch tai.
Một phần đầu tăm bông có thể rơi ra bên trong tai, gây cảm giác khó chịu, đầy hoặc đau. Trong một số trường hợp, mất thính lực có thể xảy ra. Một nghiên cứu của Đại học Y Wayne State (Mỹ) năm 2015 trên hơn 9.000 người cho thấy, nhiều trường hợp lần đến pḥng cấp cứu là do dị vật trong tai. Tăm bông là một trong những dị vật phổ biến nhất ở người lớn.
Bạn có thể làm sạch các nếp gấp bên ngoài của tai bằng tăm bông, khăn khô. Để làm sạch ráy tai bên trong, bạn cần có các chất hỗ trợ lấy ráy tai hoặc đến bác sĩ để được loại bỏ chúng an toàn. Ngoài tăm bông, những phương pháp làm sạch tai khác cũng cần tránh như nến tai, các thiết bị hút có bán trên thị trường.
Tai người lớn tuổi không tự làm sạch hiệu quả như người trẻ tuổi và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác hoặc máy trợ thính có thể khiến khó loại bỏ ráy tai hơn. Người từ 70 tuổi sử dụng máy trợ thính có thể đến bác sĩ để lấy ráy tai. Nếu bị tắc nghẽn, bạn có thể có cảm giác đau tai, nhiễm trùng tai, đầy tai, ù tai, giảm thính lực, chóng mặt, ngứa... và nên đi khám. Những người thường xuyên nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ nên lưu ư chăm sóc tai, tránh lấy ráy tai tại nhà.