Ngày 28/1 của 204 năm trước, bằng trí tuệ và tầm nh́n lớn, một thương nhân phương Tây đă làm thay đổi hoàn toàn số mệnh của một cường quốc châu Á hiện nay.
Stamford Raffles, tên đầy đủ là Thomas Stamford Bingley Raffles, ông được mệnh danh là người khai phá của Singapore. Raffles vốn là nhà sử học, một quản trị viên thuộc địa người Anh và là thành viên của Hiệp hội Hoàng gia.
Stamford Raffles sinh ngày 06/07/1781 và mất ngày 05/07/1826. Ông rất uyên bác, đặc biệt ưa chuộng nền văn học châu Á và là người đặt nền móng phát triển đầu tiên cho Đảo quốc Sư Tử.
Thomas Stamford Bingley Raffles
Stamford Raffles sinh ra trên con tàu của cha ḿnh. Do gia đ́nh nợ nần quá nhiều, ông đă không thể tiếp tục đi học. Ông đă phải làm việc từ năm 14 tuổi để hỗ trợ mẹ và bốn chị em gái.
Sau rất nhiều năm nỗ lực tự học các môn khoa học tự nhiên và ngôn ngữ, Raffles đă có thể làm việc tại văn pḥng Công ty Đông Ấn tại London với vai tṛ thư kư. Đến năm 1805, khi 23 tuổi, ông đă được thăng chức và cử đi làm việc tại Penang, một ḥn đảo ở eo biển Malacca, với vị trí là trợ lư thư kư cho Philip Dundas - thống đốc mới.
Ngày 28 tháng 1 năm 1819 là lần đầu tiên ông đặt chân tới Singapore. Thời điểm ấy, ông đă nhanh chóng nhận ra tiềm năng phát triển thương mại to lớn tại quốc gia vốn chỉ là một làng chài vô danh này.
Stamford Raffles có khả năng nói tiếng Mă Lai cũng như có nhiều hiểu biết về phong tục tập quán của người dân địa phương. Tận dụng khả năng này, ông đă thuyết phục Hussein Shah, Quốc vương Johor của vương triều Malacca thời bấy giờ để trao cho Vương quốc Anh quyền thiết lập trạm thông thương tại Singapore.
Bức tượng Thomas Stamford Raffles tại Singapore. Ảnh: Choo Yut Shing / Flickr
Chỉ chưa đầy 1 tháng sau, ngày 6 tháng 2 năm 1819, hiệp ước đă được kư kết. Hiệp ước cho phép Singapore thành lập một thương cảng tự do, không đánh thuế thuyền bè vận tải và biến quốc gia này trở thành một trung tâm thương mại hiện đại bậc nhất trong khu vực.
Ngay sau đó một thời gian, Singapore đă phát triển nhanh chóng và trở thành thương cảng quan trọng nhất châu Á. Dưới sự điều hành lỗi lạc, Stamford Raffles đă hướng dẫn kỹ sư Philip Jackson làm một bản kế hoạch nhằm phát triển lâu dài vùng đất này.
Năm 1823, ông đă thực hiện các thay đổi hành chính nhanh gọn và đặt ra nhiều quy định. Ông tuyên bố đánh bạc là trái pháp luật, thiết lập biện pháp đánh thuế nặng đối với say rượu và tiêu thụ ma túy, đồng thời ông cũng soạn thảo luật h́nh sự.
Bằng cách đặt những viên gạch “cải tạo” đầu tiên, Raffles đă giúp Singapore trở thành điểm đến lư tưởng, thu hút dân di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia đến sinh sống và lập nghiệp. Vào năm 1867, quốc gia này cũng trở thành cầu nối giữa châu Âu và Trung Quốc lúc bấy giờ.
Hiện nay, một số tổ chức giáo dục và địa điểm ở Singapore đều được đặt theo tên của người “anh hùng” Raffles. Một số loài thực vật cũng đă được đặt theo tên của ông.
Bức tượng của Thomas Stamford Raffles vẫn hiên ngang đứng bên cạnh bờ sông Singapore, xung quanh là khu phố cổ cùng những ṭa nhà chọc trời tráng lệ. Bức tượng này được làm từ polymarble trắng. Ông đứng trong tư thế khoanh tay trước ngực và suy tư nh́n về phía biển. Bức tượng của Raffles vẫn luôn được nhiều người dân, du khách nước ngoài tới chụp h́nh và bày tỏ niềm kính trọng.
Thời điểm hiện tại, Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển hiện đại và được mệnh danh là một trong 4 con rồng châu Á. Quốc gia này cũng nổi tiếng là trung tâm tài chính thế giới và thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế. Sự phát triển vượt bậc này không thể không nhắc tới những định hướng thuở sơ khai của người anh hùng Thomas Stamford Bingley Raffles.
Theo Nhịp sống Thị trường