Nên hay không nên sử dụng bông để ngoáy tai? Hầu hết mọi người đều đã biết câu trả lời là
KHÔNG bởi vì việc đó sẽ đem lại nhiều tác hại hơn chúng ta thường nghĩ. Nhưng do thói quen hoặc do không biết cách nào khác để lấy ráy tai nên nhiều người vẫn sử dụng bông để ngoáy tai.
(Minh họa)
Ráy tai không hề dơ bẩn, thậm chí có vai trò quan trọng là giữ lại bụi bẩn, ngăn chúng lọt vào quá sâu ở tai.
Viện Tai Mũi Họng Hoa Kỳ (AAO) đã đưa ra bản hướng dẫn vệ sinh tai chính thức năm 2017, trong đó có nêu rõ, các loại ráy tai nào không gây hại hoặc gây ra sự nghẽn ở ống tai thì hãy nên để mặc chúng.
Chính vì vậy, chúng ta không cần phải tìm cách để lấy ráy tai ra và tất nhiên càng không cần phải dùng đến bông tăm. Theo bác sĩ Mark Vaughan, khi sử dụng bông ngoáy tai không những không lấy được ráy tai ra mà ngược lại còn đẩy nó vào sâu hơn, vô tình sẽ làm bít ống tai lại, gây ảnh hưởng xấu đến thính lực.
(Minh họa)
Ngoài ra, tai cũng có cơ chế để tự làm sạch. Thông qua các hành vi thường ngày như nhai, nói... và do số lượng da đã chết phát sinh ra, ráy tai sẽ dần dần bị bong ra và rời ra khỏi cơ thể khi chúng ta đi tắm.
Với những người có cơ chế tự làm sạch bị trục trặc, sẽ khiến cho ống tai ngày càng bị bít đặc gây ra các triệu chứng như bị đau tai, ù tai, ngứa, tai có mùi hôi, cảm thấy ong ong trong tai,... Khi đó, chúng ta có thể
"tạm" lấy bông để ngoáy tai hầu giúp giảm bớt sự khó chịu, sau đó đến các trung tâm chuyên khoa về tai mũi họng để được khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Theo nghiên cứu có khoảng 10% số trẻ em, 5% người trưởng thành và có đến 33% người già bị rơi vào tình trạng cần phải ngoáy tai làm sạch này.
(Minh họa)
Với những trường hợp này, các chuyên gia vẫn đưa ra lời cảnh cáo là không nên sử dụng bông tăm. Leon Chen, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng tại Manhattan, N.Y., khuyên rằng, chúng ta có thể sử dụng dầu olive hoặc dầu dành cho trẻ em (baby oil) để làm vệ sinh tai mà không cần dùng đến bông tăm.
Cho dầu olive vào ống thuốc nhỏ mắt đã rửa sạch, nhỏ mỗi bên tai 3 giọt, một lần một tuần trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, hãy nhỏ 1 ít ôxy già ra tay và bôi vào tai sẽ giúp ráy tai mềm hơn và giúp quá trình tự làm sạch ráy tai trở nên dễ dàng hơn.
***
Tham khảo thêm về ráy tai:
Màu sắc ráy tai sẽ giúp cho bạn nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình
Thường ngày chúng ta thường lấy ráy tai để làm vệ sinh cho tai được sạch sẽ. Chúng ta thường nghĩ ráy tai là một loại chất bẩn tiết ra từ tai, nhưng trên thực tế ráy tai lại được xem là người bảo vệ của cơ thể người, có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn chận bụi bẩn, côn trùng, giúp tai không bị "
sốc" do âm thanh quá lớn và thậm chí được dùng làm thuốc để chữa bệnh.
Bên cạnh đó, màu sắc ráy tai còn có thể tiết lộ cho bạn biết tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại, vậy thì, hãy lấy ráy tai và kiểm tra sức khỏe của bạn nhé.
Hãy dùng một chiếc tăm bông để ngoáy tai và xem thử màu sắc của chúng như thế nào? Nếu có một trong 8 dấu hiệu dưới đây thì rất có thể tai của bạn đã bị nhiễm khuẩn cho nên phải hết sức lưu ý. Mời các bạn cùng tham khảo!
8/ Ráy tai có màu xám
Nếu ráy tai của bạn có màu xám mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào khác thì có thể đó là do bụi bẩn, khói bụi tích tụ trong tai mà thôi. Trường hợp này thường xảy ra đối với những người sống tại các thành phố lớn bị ô nhiễm. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng về trường hợp này.
7/ Ráy tai có vết máu
Nếu bạn thấy có vết máu trên tăm bông khi làm vệ sinh ở tai, dấu hiệu này cho biết màng nhĩ của bạn đã bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, tai bạn có thể bị nhiễm trùng dẫn đến viêm tai và giảm thính lực. Vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra về tình trạng viêm tai của mình.
6/ Ráy tai có màu nâu
Nếu ráy tai có màu nâu chứng tỏ bạn đang gặp phải những vấn đề áp lực trong cuộc sống, có thể là do công việc quá căng thẳng, mọi thứ bị dồn nén và stress nặng. Do vậy, cách tốt nhất là cần nghỉ ngơi thư giãn một vài ngày để lấy lại tinh thần.
5/ Ráy tai có màu đen
Nếu hiện tượng này chỉ xảy ra một lần thì không có gì đáng phải lo ngại. Tuy nhiên, nếu tai của bạn bị ngứa và cảm giác ngứa mạnh nhiều lên, bạn nên đi gặp bác sĩ vì màu đen của ráy tai là dấu hiệu tại bị nhiễm nấm.
4/ Ráy tai có màu trắng
Ráy tai có màu trắng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu vitamin và các chất vi lượng, đặc biệt là Sắt (
Fe) và Đồng (
Cu). Vì vậy, bạn nên bổ sung các loại đậu và yến mạch vào bữa ăn của mình.
3/ Ráy tai có mùi khó chịu
Nếu ráy tai của bạn có mùi khó chịu, bạn nên hết sức cẩn thận bởi đó có thể là dấu hiệu bị viêm tai giữa. Ngoài mùi hôi ra, đôi khi bạn có thể nghe thấy tiếng ồn, tiếng nổ hay những tiếng ù ù khó chịu. Nếu có những dấu hiệu này, hãy đến gặp bác sĩ tai mũi họng càng sớm càng tốt nhé.
2/ Ráy tai ở dạng dịch lỏng
Nếu gần đây, trạng thái ráy tai của bạn có sự thay đổi ở dạng lỏng và có màu vàng, đó có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm. Hãy đi khám để hiểu hơn về tình trạng này.
1/ Ráy tai ướt hoặc khô
Ráy tai ướt hoặc khô tùy thuộc vào đặc điểm khí hậu vùng miền và tuổi tác. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí
Nature Genetics có cho biết, đa số những người gốc châu Á thường có ráy tai khô, trong khi những người gốc châu Phi hoặc châu Âu thì có ráy tai ướt.
Không giống như những bộ phận khác trong cơ thể, tai có cơ chế tự làm sạch. Vì vậy, chúng ta cũng nên hạn chế dùng tăm bông để ngoáy tai vì nguy cơ bị tổn thương là rất cao.
Hãy lắng nghe lời cầu cứu từ cơ thể, đừng để đến lúc bệnh tật tàn phá cơ thể bạn rồi mới vội vàng chạy chữa nhé!