Tướng phát xít bị tuyên tử h́nh vắng mặt trong phiên ṭa lịch sử. Đó là Martin Bormann, Thủ tướng kiêm thư kư riêng cho Adolf Hitler, là kẻ sừng sỏ của Đức Quốc xă. Hắn bị Ṭa án Quân sự Quốc tế tuyên án tử h́nh năm 1946, dù vắng mặt.
Bormann sinh ngày 17/6/1900 tại Halberstadt, Đức trong gia đ́nh trung lưu, có cha là cựu thượng úy trung đoàn Phổ. Sau thời gian ngắn phục vụ quân đội trong Thế chiến I, ông ta làm quản lư và thủ quỹ của một trang trại lớn ở Mecklenburg, tham gia hiệp hội chủ đất bài Do Thái.
Thời gian này, Bormann cùng bạn ḿnh, Rudolf Höss tham gia giết người, bị kết án một năm tù. Trong khi đó, Höss bị kết án 10 năm. Sau này cả hai đều sẽ trở thành những cái tên khét tiếng trong chế độ Đức Quốc xă. Höss là chỉ huy lâu năm nhất của Trại tập trung Auschwitz.
Ra tù năm 1924, Bormann tham gia Đảng Quốc xă, trở thành phóng viên của một tờ báo của Đảng này song sớm nhận ra đây không phải vị trí phù hợp. Borman sau đó chuyển sang làm việc trong vai tṛ chủ nhiệm Tài chính của Đảng ở bang Thuringia. Hắn bắt đầu nổi tiếng là chuyên gia tài chính, có công lớn trong việc vực dậy t́nh h́nh tài chính ảm đảm của Đảng Quốc xă, lúc đó đang thiếu tiền triền miên.
Bormann thăng tiến nhanh chóng, trở thành con rể của một thiếu tá quân đội kiêm chủ tọa Ṭa án Đảng Quốc xă, năm 1929 và được Adolf Hitler làm chứng trong lễ cưới.
Lễ cưới của Martin Bormann do Adolf Hitler (đứng thứ hai từ phải) làm chứng, năm 1929. Ảnh: Traces of war
Năm 1933, khi Đảng Quốc xă lên nắm quyền, Bormann nộp đơn xin chuyển công tác và được nhận làm chánh văn pḥng của Phó Quốc trưởng, Rudolf Hess và làm thư kư riêng cho ông đến tháng 5/1941. Hess chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp trong đảng và đóng vai tṛ trung gian giữa đảng và nhà nước về các quyết định chính sách và pháp luật. Bormann đă sử dụng vị trí của ḿnh để tạo ra bộ máy quan liêu rộng lớn và tham gia vào càng nhiều việc ra quyết định càng tốt.
Tháng 10/1933, Hitler bổ nhiệm Bormann làm Reichsleiter, Thủ tướng, cấp bậc chính trị cao thứ hai của Đảng Quốc xă, và đến tháng 11, hắn ta được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Hạ viện của Quốc hội. Đến tháng 6/1934, Bormann được chấp nhận vào ṿng thân cận của Hitler và tháp tùng đi khắp nơi.
Trong thời kỳ này, người "thư kư kiểu mẫu" siêng năng, dễ thích nghi và hiệu quả, bắt đầu vươn lên một cách thầm lặng, dần trở thành trung tâm của bộ máy quyền lực, làm chủ bộ máy quan liêu và được Hitler tin tưởng.
Bormann đă phát triển và quản lư Quỹ tài trợ Adolf Hitler của ngành công nghiệp Đức, một quỹ khổng lồ do các doanh nhân kinh doanh thành công đóng góp "tự nguyện" cho Quốc trưởng, sau đó Bormann phân bổ lại làm quà tặng cho hầu hết các quan chức hàng đầu của Đảng.
Là một nhà tổ chức tỉ mỉ nhưng hắn cũng rất giỏi thao túng và mưu mô. Vị trí chính trị cho phép Bormann ra lệnh cho ai được tiếp cận Hitler và v́ lư do ǵ, mang lại cho ông ta quyền lực đáng kể. Bormann cũng trở thành một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy nhất của Hitler, có quyền tiếp cận không hạn chế.
Hắn từ đây càng kiểm soát nhiều vấn đề liên quan đến an ninh của chế độ, các đạo luật, bổ nhiệm và thăng chức, thành lập hoạt động gián điệp trong quân đội, theo dơi thái độ chính trị của các Đảng viên. Đến cuối năm 1942, Bormann gần như là cấp phó tin tưởng nhất của Hitler. Trong một cuộc họp, Hitler được cho là đă hét lên: "Để thắng cuộc chiến này, tôi cần Bormann".
Martin Bormann (đeo băng tay) đứng sau Adolf Hitler trong một sự kiện năm 1943. Ảnh: Tradera
Ngoài việc quản lư tài chính cá nhân của Hitler, hắn cũng điều hành Hạ viện, Quốc hội, kiểm soát tài chính của toàn Đảng. Bormann nổi tiếng bậc thầy về âm mưu, thao túng đấu đá chính trị.
Khi Chiến tranh thế giới II sắp kết thúc, Bormann cầm cự với Hitler trong Führerbunker - hầm trú ẩn của thủ lĩnh ở Berlin. Ngày 30/4/1945, ngay trước khi tự sát, Hitler kêu gọi Bormann tự cứu ḿnh.
Hôm sau, Bormann rời hầm, cố gắng thoát ra khỏi ṿng vây của những người lính Liên Xô. Theo tài xế riêng của Borman, ông ta đă chết trong xe tăng bốc cháy do trúng một quả đạn. Trong khi đó, một người cùng chạy trốn lại khẳng định Bormann thoát thân trót lọt nhưng tự sát ngày 2/5 cùng năm, tại Invalidenstrasse, phía bắc sông Spree ở Berlin. Xác không t́m thấy.
Chính điều này trở thành quan điểm mâu thuẫn đầu tiên trong phiên ṭa lịch sử, năm 1945.
Năm 1943, Tuyên bố Moskva được các nước Đồng minh kư kết, trong đó cam kết sẽ trừng phạt tội phạm từ các nước Trục châu Âu trong Thế chiến II. Ṭa án quân sự quốc tế Nuremberg (Nuremberg IMT) được thành lập lên như một phản ứng với những tội ác lớn gây ra trong chế độ Đức quốc xă ở châu Âu.
Phiên ṭa Nuremberg IMT có quyền tài phán đối với tội phạm chống ḥa b́nh, tội phạm chiến tranh và tội phạm chống loài người.
Quốc tế Hiến chương Nuremberg IMT quy định về xét xử vắng mặt tại điều 12: "Hội đồng Thẩm phán có quyền tiến hành các thủ tục tố tụng khi bị cáo vắng mặt, nếu bị cáo không thể bị bắt truy nă, hoặc nếu Hội đồng Thẩm phán, v́ bất kỳ lư do ǵ, thấy cần thiết, v́ lợi ích của công lư, tiến hành phiên xét xử vắng mặt".
Luật sư chỉ định của Bormann lập luận rằng thân chủ đă chết và ṭa án không được áp dụng Điều 12 của Hiến chương. Luật sư phản đối tiến hành tố tụng vắng mặt bị cáo Bormann. Nhưng bằng chứng về cái chết của Bormann không được luật sư chứng minh và Toà án vẫn quyết định xét xử vắng mặt hắn ta.
Phiên ṭa mở ngày 20/11/1945, tại Cung điện Công lư ở Nuremberg, Đức.
Mỗi ngày, ṭa triệu tập trung b́nh hơn 400 người tham dự các thủ tục tố tụng, 325 phóng viên đại diện cho 23 quốc gia được mời đưa tin.
Bản cáo trạng chống lại Bormann xác định bị cáo đă cực kỳ tích cực trong cuộc đàn áp người Do Thái, không chỉ ở Đức mà c̣n ở các quốc gia bị thôn tính.
Bormann ban hành chính sách lao động nô dịch, ngược đăi tù binh chiến tranh; ra một loạt chỉ thị cho các nhà lănh đạo Đảng về việc cấm chôn cất tù binh chiến tranh Liên Xô; cho phép sử dụng súng và nhục h́nh.
Ngày 1/10/1946, Hội đồng Thẩm phán tuyên án 19 bị cáo và tha bổng cho ba người. Trong 12 người bị tuyên tử h́nh, có Martin Bormann, với hai tội danh Tội ác chiến tranh và Tội ác chống lại loài người và bị kết án tử h́nh treo cổ.
Dựa trên điều 29 của Hiến chương Nuremberg, bản án có thể được thay đổi hoặc giảm nếu Bormann c̣n sống và bị bắt sau khi bị kết án. Tuy nhiên, sau phán quyết của Nuremberg IMT, tung tích của Bormann vẫn chưa rơ ràng.
Có tin đồn Bormann đă trốn thoát đến Nam Mỹ, phẫu thuật thẩm mỹ thay đổi khuôn mặt và định cư ở Argentina, sống bí mật như một triệu phú, di chuyển thường xuyên giữa Brasil và Chile.
Ngày 7/12/1972, các công nhân xây dựng phát hiện ra một hài cốt gần nhà ga Lehrter ở Berlin. Khi khám nghiệm tử thi, các mảnh thủy tinh được t́m thấy trong hàm của bộ xương, cho thấy người này đă tự sát bằng cách cắn viên nang xyanua để tránh bị bắt.
Giám định pháp y xác định rằng kích thước và h́nh dạng của bộ xương giống hệt với của Bormann. Ngay sau đó, chính phủ Tây Đức tuyên bố Bormann đă chết. Song gia đ́nh ông không được phép hỏa táng thi thể, pḥng trường hợp cần phải kiểm tra thêm pháp y sau đó.
Đến năm 1998, hài cốt này mới được xác định chắc chắn là của Bormann, khi chính quyền Đức ra lệnh xét nghiệm ADN trên các mảnh hộp sọ, kết quả cho thấy, hộp sọ là của Bormann. Hài cốt được hỏa táng và tro được rải trên biển Baltic vào ngày 16/8/1999.
VietBF@ sưu tập