Vào những đợt rét đậm ''thấu xương''. Sự thay đổi nhanh chóng này rất dễ khiến cơ thể bị ảnh hưởng do chưa thích nghi kịp. T́nh trạng sốc nhiệt cũng v́ thế mà có khả năng xảy ra rất cao.
Sốc nhiệt rất nguy hiểm
Sốc nhiệt là trạng thái thay đổi nhiệt độ của cơ thể một cách đột ngột, từ lạnh sang nóng hay từ nóng sang lạnh… Đây là trạng thái rất nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong ngay lập tức.
Theo các chuyên gia thuộc Cục Y tế dự pḥng (Bộ Y tế), nhiệt độ giảm đột ngột sẽ làm cho chúng ta phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khiến sức đề kháng suy giảm. Với những người nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Các bệnh thường mắc khi thời tiết trở lạnh đột ngột thường là dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt, đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe… Bởi vậy, việc đề pḥng nguy cơ “sốc nhiệt” khi thời tiết trở lạnh là điều vô cùng cần thiết.
Người bị sốc nhiệt sẽ có các triệu chứng như: Thở nhanh, hời hợt, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, huyết áp tăng cao hoặc hạ thấp, ngưng đổ mồ hôi, ngất xỉu.
Đề pḥng sốc nhiệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột
Các bác sĩ khuyến cáo khi nạn nhân bị sốc nhiệt, chúng ta cần đưa ngay tới nơi có nhiệt độ ổn định, nhanh chóng làm ấm cơ thể cho nạn nhân và gọi cấp cứu kịp thời. Run rẩy là một dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho thấy cơ thể đang mất nhiệt v́ vậy cần phải sưởi ấm ngay. Không nên tự ư mua thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh để uống mà cần làm ấm cho nạn nhân và đưa đi cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, để đề pḥng sốc nhiệt khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột, chúng ta cần ghi nhớ những điều sau:
Thứ nhất, giữ ấm cơ thể, nhất là những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng… Đặc biệt, với người già và trẻ em cần hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, nhất là trong khoảng thời gian từ 21h tối đến 6h sáng. Khi ra ngoài th́ nên trang bị đủ trang phục ấm che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang.
Thứ hai, giữ vệ sinh đường hô hấp, bổ sung đủ dinh dưỡng. Đối với trẻ nhỏ cần giữ vệ sinh, nhất là đường hô hấp họng, miệng, mũi, hầu để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra. Nên súc họng bằng nước muối sinh lư hàng ngày. Đồng thời, bất ḱ ai cũng cần có chế độ dinh dưỡng hợp lư và nên hạn chế ăn uống các đồ lạnh.
Thứ ba, tránh tiếp xúc đột ngột với không khí lạnh khi đi từ trong nhà ra bên ngoài và tuyệt đối không nên lao ngay ra ngoài khi thời tiết trong nhà và ngoài trời chênh lệch nhau quá nhiều bởi điều này cũng rất dễ gây ra sốc nhiệt.
Thứ tư, tuyệt đối không nên tắm khuya hoặc tắm quá lâu bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thứ năm, tập thể dục trong trời lạnh cũng rất tốt, nhưng quan trọng là cơ thể bạn phải được giữ ấm. Các chuyên gia khuyên bạn nên vận động nhẹ một chút trước khi bắt đầu các hoạt động mạnh mẽ để cơ thể bạn thích nghi với nhiệt độ. Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột trong thời tiết lạnh có thể là một nguy cơ cho tim.
Thứ sáu, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp bạn chống lại bệnh tật tốt hơn. Theo các chuyên gia của Cục Y tế dự pḥng, trong mùa lạnh, chúng ta nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm các gia vị như hành, tỏi, gừng, quế… bởi chúng giúp giữ ấm rất tốt.