Viêm do nhiễm trùng đường tiết niệu, u lành tính, viêm bàng quang xuất huyết… là những lư do khiến thành bàng quang dày bất thường.
Bàng quang là cơ quan nằm trong khoang giữa các xương chậu có chức năng chứa nước tiểu từ thận cho đến khi được thải ra ngoài qua niệu đạo. Khi chứa đầy nước tiểu, các cơ của bàng quang sẽ thư giăn, co lại để đẩy nước tiểu ra ngoài qua niệu đạo.
Thành bàng quang dày bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lư nguy hiểm. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây dày thành bàng quang:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh lư này là kết quả của quá tŕnh vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và bàng quang. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam do cấu tạo đặc thù của âm đạo. Khi mắc bệnh, thành bàng quang thường bị viêm dẫn đến t́nh trạng dày thành bàng quang. Trường hợp điều trị ung thư, xạ trị, hóa trị, sử dụng ống thông tiểu kéo dài thành bàng quang cũng bị dày.
U lành tính
Sự phát triển bất thường của mô trong thành bàng quang có thể khiến khối u lành tính phát triển, gây dày thành bàng quang. Ở một số người, virus có thể là nguyên nhân khiến khối u phát triển. U cơ trơn (các tế bào cơ trơn trong thành bàng quang phát triển quá mức), u xơ (mô liên kết sợi trong thành bàng quang phát triển quá mức), là hai khối u lành tính nhiều khả năng xuất hiện trong thành bàng quang.
Viêm bàng quang xuất huyết
Trong một số trường hợp, sự kích thích và viêm thành bàng quang có thể gây chảy máu từ niêm mạc bàng quang. Nguyên nhân là do bàng quang người bệnh nhiễm trùng, xạ trị, hóa trị, mắc bệnh thận giai đoạn cuối, hội chứng rối loạn nội tiết và chuyển hóa.
Tắc nghẽn ở bàng quang
Đây là t́nh trạng tắc nghẽn ở đáy bàng quang. Đối với nam giới, ph́ đại tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt có thể gây tắc lối ra bàng quang. Người có sỏi bàng quang, khối u, mô sẹo trong niệu đạo dễ bị dày thành bàng quang.
Thành bàng quang dày bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lư nguy hiểm. Ảnh: Freepik
Bên cạnh các nguyên nhân trên, các chuyên gia nhận định thành bàng quang dày có thể do bộ phận này phải làm việc nhiều, bị kích ứng, viêm. Các triệu chứng gây dày thành bàng quang có thể dẫn tới sự thay đổi trong thói quen đi tiểu như khó tiểu, tiểu nhiều lần... Người bệnh dày thành bàng quang thường có các triệu chứng sau:
Sốt: Viêm bàng quang có thể gây sốt nhẹ. Nếu sốt phát triển cùng lúc với các triệu chứng liên quan đến bàng quang.
Đau khi đi tiểu: Đi tiểu đau cũng là triệu chứng cảnh báo bệnh lây truyền qua đường t́nh dục (STD), ung thư bàng quang. Nhiễm trùng bàng quang hoặc thận cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Rối loạn bàng quang: T́nh trạng này có thể gây khó khăn cho việc làm trống hoàn toàn bàng quang. Bệnh nhân thường có triệu chứng buồn tiểu thường xuyên hoặc khó đi tiểu.
Nước tiểu đục hoặc có máu: Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của viêm bàng quang, ung thư bàng quang hoặc vấn đề về đường tiết niệu. Thông thường, máu trong nước tiểu chỉ có thể được nh́n thấy dưới kính hiển vi. Nếu người bệnh tự nh́n thấy máu trong nước tiểu hoặc thấy nước tiểu đục cần đi khám sớm.
Nước tiểu có mùi hôi: Nước tiểu có mùi có thể liên quan đến thực phẩm hoặc đồ uống người bệnh mới tiêu thụ. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng.
Nhằm chẩn đoán t́nh trạng dày bàng quang, bác sĩ sẽ xét nghiệm nước tiểu để phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng, tế bào máu, mức độ protein trong cơ thể người bệnh. Nếu nghi ngờ bàng quang gặp vấn đề, bệnh nhân cần đi khám sớm để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.