Điều quan trọng làm tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh của bạn là lối sống và các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn có những yếu tố này trong cuộc sống, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên.
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú bắt đầu phát triển bất thường, phân chia không kiểm soát và tích tụ thành một khối - thường được phát hiện là một cục cứng. Nhưng nguyên nhân nào khiến điều đó xảy ra? Các chuyên gia vẫn không hoàn toàn chắc chắn chính xác đâu là tác nhân đầu tiên kích hoạt những đột biến tế bào gây ung thư vú, nhưng họ biết rằng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố nguy cơ có thể được chia thành hai loại là lối sống và di truyền. Megan Kruse, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Pḥng khám Cleveland ở Ohio và trợ lư giáo sư y khoa tại Cleveland Clinic Lerner College cho biết: "Khi chúng ta nghĩ về ung thư vú, chúng ta cố gắng chia nó thành những thứ có thể và không thể thay đổi của Y học. Có những yếu tố rủi ro mà bạn sinh ra đă có và những yếu tố xuất hiện về sau này trong cuộc sống".
Hăy biết điều này: Bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ ung thư vú không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh. Ngược lại, dù bạn không có yếu tố nguy cơ cũng không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh 100%. Điều quan trọng làm tăng hay giảm nguy cơ mắc bệnh của bạn là lối sống và các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn có những yếu tố này trong cuộc sống, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên.
1. Uống nhiều rượu
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ uống hai hoặc ba ly rượu mỗi ngày có nguy cơ phát triển ung thư vú cao hơn 20% so với phụ nữ không uống rượu. Rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, đó có thể là lư do tại sao nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Thừa cân hoặc béo ph́
Tiến sĩ Kruse nói: "Béo ph́ là một yếu tố nguy cơ đặc biệt ở phụ nữ sau măn kinh. Trước khi măn kinh, buồng trứng tạo ra hầu hết estrogen. Sau khi măn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen, v́ vậy hầu hết hormone đến từ mô mỡ. Có quá nhiều chất béo có thể làm tăng mức estrogen và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Ngoài ra, phụ nữ thừa cân có xu hướng có lượng insulin trong máu cao hơn. Hormone này cũng có liên quan đến ung thư vú".
Tiến sĩ Kruse lưu ư thêm: "Phụ nữ càng gần với trọng lượng cơ thể lư tưởng th́ càng ít nguy cơ mắc bệnh ung thư vú".
3. Không tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên làm giảm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ đă qua thời kỳ măn kinh. Một số nghiên cứu đă phát hiện ra rằng thậm chí chỉ vài giờ tập thể dục một tuần cũng có thể hữu ích với bất kỳ ai.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA đă kiểm tra sự hiện diện của ung thư vú ở phụ nữ năng động và phụ nữ ít vận động và phát hiện ra rằng những phụ nữ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên ở tuổi 35 có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 14%.
4. Có một số gen di truyền
Khoảng 5 đến 10% các trường hợp ung thư vú được cho là do di truyền, có nghĩa là chúng là kết quả của các khiếm khuyết gen (được gọi là đột biến) được truyền từ cha hoặc mẹ. Cụ thể, có một đột biến di truyền của gen BRCA1 hoặc BRCA2 là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư vú di truyền. Đây là lư do bạn nên đi làm xét nghiệm nếu trong gia đ́nh có người bị ung thư vú.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng hầu hết phụ nữ (khoảng 8 trong số 10 người) bị ung thư vú mà không có tiền sử gia đ́nh mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu có một người thân cấp độ một (mẹ, chị gái hoặc con gái) bị ung thư vú th́ nguy cơ của bạn tăng gấp đôi, có hai người thân cấp độ một bị bệnh th́ nguy cơ tăng gấp ba lần.
5. Bị ung thư vú trong quá khứ
Nếu bạn bị ung thư ở một bên vú, bạn có nguy cơ cao phát triển ung thư mới ở vú bên kia hoặc ở một phần khác của cùng một bên vú. Mặc dù nguy cơ thấp nhưng nó có xu hướng cao hơn đối với phụ nữ trẻ mắc bệnh ung thư vú.
6. Mô vú dày đặc
Vú được tạo thành từ mô mỡ, mô sợi và mô tuyến. Bạn được coi là có "bộ ngực dày" nếu chụp quang tuyến vú cho thấy bạn có nhiều mô tuyến và mô xơ, ít mô mỡ hơn. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ có bộ ngực dày (mô vú dày) có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 1,5 đến 2 lần so với phụ nữ có mật độ vú trung b́nh.
7. Có kinh sớm và măn kinh muộn
Nếu bạn có kinh trước 12 tuổi, có nghĩa là bạn sẽ trải qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt hơn trong đời và tiếp xúc nhiều hơn với estrogen và progesterone. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngược lại, măn kinh sau 55 tuổi có nghĩa là bạn đă có nhiều chu kỳ kinh nguyệt hơn. Như vậy cũng kéo dài thời gian tiếp xúc với estrogen và progesterone, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
VietBF @ Sưu tầm