Bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm nấm do hệ miễn dịch suy yếu, lượng đường dư thừa nhiều và t́nh trạng nhiễm trùng kéo dài.
Tiểu đường là bệnh mạn tính nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hệ miễn dịch suy yếu kết hợp với nhiều yếu tố khác khiến người mắc tiểu đường dễ bị các mầm bệnh bên ngoài tấn công, trong đó có nấm. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Tiểu đường châu Á năm 2020, nguy cơ nhiễm nấm ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 1,38 lần so với người b́nh thường. Triệu chứng nhiễm nấm ở bệnh nhân tiểu đường cũng có xu hướng nặng và phát triển nhanh hơn.
Nguyên nhân
Các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng xác định mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ nhiễm nấm. Một số yếu tố sau đây khiến người bệnh dễ bị nhiễm nấm hơn b́nh thường.
Hệ miễn dịch suy yếu
Bệnh tiểu đường kiểm soát kém có thể cản trở các phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Lượng đường trong máu duy tŕ ở mức cao kéo dài sẽ ức chế một số protein miễn dịch beta-defensin. Các protein này giúp tế bào miễn dịch t́m kiếm và tiêu diệt mầm bệnh. Thiếu hụt protein miễn dịch tạo điều kiện để các mầm bệnh từ bên ngoài bao gồm cả nấm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Lượng đường dư thừa
Bệnh tiểu đường đặc trưng bởi t́nh trạng đường huyết tăng cao kéo dài. Khi lượng đường dư thừa trong máu quá nhiều, cơ thể sẽ tăng cường bài tiết chúng vào dịch nhầy, mồ hôi và nước tiểu. Do sự hiện diện của đường dư thừa, nấm và các mầm bệnh khác dễ dàng bám vào tế bào da và các tuyến bă nhờn. Đường cũng tạo môi trường để nấm sinh sôi và phát triển mạnh hơn. Bệnh nhân thường lượng glycogen cao trong cơ thể. Glycogen dư thừa làm tăng tính axit của môi trường âm đạo và góp phần giúp nấm phát triển.
Nhiễm trùng dai dẳng
Khi nấm đă cư trú trong cơ thể, t́nh trạng phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh khác như virus, vi khuẩn dễ xảy ra hơn. Người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết cũng có nguy cơ tái nhiễm nấm cao hơn.
Triệu chứng
T́nh trạng nhiễm nấm biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau tùy vào bộ phận xuất hiện.
Da: Da bị nhiễm nấm (thường do nấm Candida) có thể thay đổi màu sắc hoặc xuất hiện các mảng ngứa với nhiều h́nh dạng, kích thước khác nhau. Những triệu chứng này thường gặp ở các nếp gấp trên da nhưng cũng có thể lan sang nhiều vùng da khác như mặt, thân ḿnh hoặc da đầu.
Bộ phận sinh dục: Nhiễm nấm sinh dục thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, cánh mày râu gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết lại có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn. Phụ nữ bị nhiễm nấm có thể cảm thấy ngứa hoặc đau âm đạo, cảm giác nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, âm đạo tiết dịch trắng hoặc có mùi hôi. Nam giới có thể bị ngứa, xuất hiện vảy trên dương vật.
Mắt: Các triệu chứng nhiễm nấm ở mắt bao gồm đau, đỏ, mờ, chảy nước mắt hoặc dịch từ mắt, nhạy cảm với ánh sáng... Nếu không điều trị, nhiễm nấm ở mắt có thể dẫn đến mất thị lực.
Chân: Nấm da chân rất thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Các tổn thương da ở bàn chân biểu hiện bằng t́nh trạng lở loét và trong một số trường hợp nặng, lở loét khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi.
Miệng: Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, các triệu chứng của nấm miệng bao gồm xuất hiện các mảng trắng bên trong má, đỏ hoặc đau trong miệng, nứt nẻ hoặc đỏ ở khóe miệng, mất vị giác... Người bệnh có nguy cơ nhiễm nấm ở miệng v́ nhiều lư do như khô miệng, tăng nồng độ axit, lượng đường trong nước bọt...
Pḥng bệnh
Bệnh nhân tiểu đường có thể thực hiện nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên mặc quần áo làm từ bông hoặc các loại vải thoáng khí, tránh quần áo hoặc giày dép bó sát. Người bệnh cũng phải thực hiện tốt việc vệ sinh thân thể, tắm rửa sạch sẽ và lau khô bề mặt da, nhất là vùng da ở quanh bàn chân, bộ phận sinh dục và những nơi có nhiều nếp gấp. Tránh sử dụng xà pḥng có mùi thơm, sản phẩm vệ sinh hoặc bất kỳ dụng cụ thụt rửa nào v́ có thể làm thay đổi sự cân bằng tự nhiên giữa nấm và vi khuẩn, kích thích quá tŕnh nhiễm trùng.
Biện pháp pḥng ngừa nhiễm nấm quan trọng là quản lư đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh nhân cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.