Tốc độ quay của Trái đất đang tăng. Ngày 28/6/2022, Trái đất đă trải qua ngày ngắn nhất lịch sử. Ngày này ngắn hơn 1,59 mili giây so với một ngày 24 giờ thông thường.

Trái Đất đă trải qua ngày ngắn nhất lịch sử vào thứ Tư ngày 29.6.2022. Ảnh chụp màn h́nh
Những kỷ lục mới
Trái đất trong ngày 29.6.2022 lập kỷ lục mới về quay nhanh nhất để hoàn thành một ṿng quay, theo TimeAndDate.com.
Cho đến vài năm trước, nhân loại vẫn cho rằng ṿng quay của Trái đất đang chậm lại sau nhiều lần đo liên tiếp bằng đồng hồ nguyên tử kể từ năm 1973.
Cơ quan Hệ thống Tham chiếu và Trái Đất Quay Quốc tế (IERS) thậm chí thỉnh thoảng bắt đầu thêm giây nhuận để bù cho tốc độ quay chậm hơn của Trái đất, với lần quay chậm hơn gần nhất là ngày 31.12.2016.
Nh́n chung, Mặt trăng đang dần làm chậm lại quá tŕnh quay của Trái đất. Lực hấp dẫn của Mặt trăng gây ra thủy triều và làm cho quỹ đạo của Trái đất quay quanh Mặt trời hơi giống h́nh elip.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, đồng hồ nguyên tử chỉ ra rằng tốc độ quay của Trái đất đang tăng nhanh.
Năm 2020, các nhà khoa học đă ghi nhận có 28 ngày ngắn nhất kể từ năm 1960. Năm ngoái xu hướng đó không tiếp tục, với ngày ngắn nhất của năm 2021 dài hơn so với năm trước.
Nguyên nhân Trái đất có tốc độ quay nhanh vẫn chưa được làm rơ. Ảnh chụp màn h́nh
Tuy nhiên, vào ngày 29.6.2022, hành tinh của chúng ta đă hoàn thành ṿng quay nhanh nhất từ trước đến nay. Trước đó, ngày 26.7.2022, Trái Đất có một ngày ngắn hơn 1,50 mili giây.
Kỷ lục trước đó cho ṿng quay ngắn nhất là ngày 19.7.2020, khi ṿng quay của Trái đất ngắn hơn 1,4602 mili giây.
Tại sao Trái đất tăng tốc?
Nguyên nhân của tốc độ quay khác nhau của Trái đất vẫn chưa được làm rơ nhưng có rất nhiều giả thuyết: Sự tan chảy của các sông băng khiến trọng lượng trên các cực giảm đi; Chuyển động của lơi nóng chảy bên trong hành tinh của chúng ta; Hoạt động địa chấn.
Tốc độ quay của Trái đất là điều quan trọng bởi đồng hồ nguyên tử — được sử dụng trong vệ tinh GPS — không tính đến sự thay đổi thời gian quay của Trái đất.
Nếu Trái đất quay nhanh hơn th́ sẽ đến vị trí cũ sớm hơn một chút. Nửa của một phần ngh́n giây tương đương với 26 cm ở đường xích đạo. Tóm lại, vệ tinh GPS - thứ đă phải được hiệu chỉnh để phù hợp với tác động của thuyết tương đối rộng của Einstein (đường cong của không gian và thời gian) - sẽ nhanh chóng trở nên vô dụng.
Ngoài ra c̣n có những hậu quả khó hiểu với điện thoại thông minh, máy tính và hệ thống truyền thông đồng bộ hóa với máy chủ Giao thức NTP (Network Time Protocol). Nó được định nghĩa là số giây kể từ 00:00:00 UTC vào ngày 1.1.1970.
Để giải quyết tất cả những vấn đề này, đồng hồ quốc tế có thể cần thêm một giây nhuận âm — một “giây giảm”.
VietBF@ sưu tập