7 lời khuyên về cách chăm sóc da ở bệnh nhân tiểu đường. Các chuyên gia cho biết, khi mất cân bằng lượng đường trong máu không chỉ tác động tiêu cực đến các cơ quan khác của cơ thể mà còn gây ảnh hưởng tới làn da. Vì thế với những bệnh nhân tiểu đường, da thường có biểu hiện bị khô, nứt, ngứa và rất dễ nhiễm trùng.
Ngoài bị khô, chính sự dao động của lượng đường trong máu cũng có thể gây ra mụn nước, các mảng đỏ hoặc sẫm màu trên da, nhiễm trùng da do vi khuẩn.
Bệnh tiểu đường và các vấn đề về da
Theo Tiến sĩ Nivedita Dadu, bác sĩ da liễu nổi tiếng, đồng thời là người sáng lập và chủ tịch của Trung tâm Y tế Dadu, bệnh tiểu đường làm cho lượng glucose trong máu cao, dẫn đến lưu thông máu kém trong cơ thể. Kết quả là, các mạch máu và dây thần kinh không nhận đủ máu và chất dinh dưỡng. Do đó, lưu thông máu giảm làm giảm khả năng chữa lành của da, gây tổn thương collagen, vì thế làn da sẽ mất đi khả năng phục hồi.
Bệnh nhân tiểu đường gây ra những vấn đề gì về da?
Khi các tế bào da bị tổn thương sẽ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ và áp suất. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp phải các mảng da ở vùng cổ hoặc nách. Ngoài ra, ở một số người còn xuất hiện tình trạng da nhợt nhạt.
Bác sĩ Dadu cho biết: “Do lưu thông máu kém, tình trạng ngứa da có thể xảy ra trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là ở cẳng chân”.
Ngoài ra, khi da nhạy cảm còn làm tăng khả năng xuất hiện các vết bầm tím. Nếu những tổn thương này bị bỏ qua, tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể phát triển do bệnh tiểu đường làm chậm quá trình chữa lành bằng cách can thiệp vào quá trình hoạt hóa của hệ thống miễn dịch.
Sau đây là 7 mẹo để duy trì các vấn đề về da nếu bạn bị tiểu đường:
Tuân theo lối sống lành mạnh: Những người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường trong gia đình cũng nên đề phòng các triệu chứng của bệnh bạch biến và bệnh vẩy nến. Do đó, cần thường xuyên dùng thuốc, tập thể dục và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp hạn chế hầu hết các vấn đề về da.
Giữ vệ sinh da: Giữ da sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là những vùng da như nách, dưới vú, kẽ ngón chân và quanh vùng bẹn.
Không tắm nước nóng: Tránh tắm nước quá nóng và tắm vòi hoa sen. Tắm hai lần trong thời tiết nóng ẩm để giảm tiết mồ hôi, do đó giảm khả năng nhiễm trùng.
Giữ ẩm cho da: Dưỡng ẩm cho da 2 lần/ngày. Thoa kem dưỡng ẩm khắp cơ thể nếu da bạn khô, vì tình trạng khô da cho phép các phản ứng dị ứng bùng phát.
Chăm sóc tốt cho bàn chân và bàn tay của bạn: Bệnh nhân tiểu đường gây biến chứng cho da và các bệnh khác liên quan đến tứ chi. Vì thế bạn nên kiểm tra vết loét và vết bầm tím mỗi ngày. Hãy nên sử dụng giày đế bằng, vừa vặn với bàn chân khi di chuyển để tránh gây khó chịu cho da.
Xử lý vết thương ngay lập tức: Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vết bầm tím và vết thương ngay lập tức.
Luôn thoa kem chống nắng: Mang kem chống nắng SPF 40 mỗi ngày. Kem chống nắng sẽ bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và ảnh hưởng do bệnh tiểu đường gây ra.
Cuối cùng, hãy uống nhiều nước để giữ cho cơ thể đủ nước và bổ sung các loại thực phẩm như quế, nha đam, quả mọng, cà chua, sữa đông, sả, v.v. trong chế độ ăn uống của bạn./.
VietBF@ sưu tập
|