Theo như vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Shinzo đặt ra câu hỏi về động cơ của kẻ giết người, sự an toàn trong xă hội ở một trong những quốc gia ổn định và giàu có nhất trên thế giới, bởi ông Abe Shinzo là người định h́nh vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế, tạo ra ảnh hưởng sâu rộng trong khi nỗ lực hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ông Abe là người đưa quan hệ Trung-Nhật trở lại từ vực sâu.
Đây là nhận định của phó giáo sư Stephen Robert Nagy đến từ Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế ở Tokyo và là chuyên gia tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật Bản, theo Japan Times.
Việc một người đàn ông đơn độc, sử dụng súng tự chế để sát hại ông Abe tại một cuộc vận động chính trị tại thành phố Nara là kiểu bạo lực chưa từng thấy ở Nhật Bản kể từ những năm 1960.
Vụ ám sát đặt ra câu hỏi về động cơ của kẻ giết người, sự an toàn trong xă hội ở một trong những quốc gia ổn định và giàu có nhất trên thế giới.
Ông Abe xuất thân từ gia đ́nh có ảnh hưởng sâu rộng trong giới chính trị Nhật Bản, tham gia chính trường vào năm 1993, bắt đầu trở thành tâm điểm chú ư khi được bổ nhiệm làm Chánh văn pḥng Nội các của cựu Thủ tướng Koizumi Junichiro vào tháng 9.2005.
Ông là Thủ tướng Nhật Bản năm 2006 nhưng từ chức chỉ sau một năm, với lư do sức khỏe. Ông đắc cử Thủ tướng lần hai vào tháng 12.2012, sau khi Yoshihiko Noda - Thủ tướng Nhật Bản khi đó, quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, khiến mối quan hệ Trung-Nhật rơi xuống mức thấp nhất trong hàng thập kỷ.
Chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Abe sau khi đắc cử Thủ tướng Nhật Bản lần hai là tới Đông Nam Á. Tại đây, ông đưa ra gợi ư về tầm nh́n dài hạn cho một khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tự do và cởi mở.
Với tư cách là Thủ tướng, ông Abe theo đuổi một chính sách ngoại giao chủ động, nhằm khôi phục vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế. Nhật Bản dưới thời ông Abe trở thành bạn bè và đối tác tin cậy trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, châu Âu và Bắc Mỹ. Chỉ có Trung Quốc, Triều Tiên và Hàn Quốc là ngoại lệ.
Dù là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hay Tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc các nhà lănh đạo châu Âu, ông Abe đều có thể tạo mối quan hệ tốt đẹp và truyền đạt tầm nh́n dài hạn của ḿnh.
Tầm nh́n này tập trung vào cách tiếp cận dựa trên quy tắc đối với các vấn đề quốc tế ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Ông Abe chủ trương thúc đẩy ngoại giao, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường kết nối, đồng thời xây dựng các chuẩn mực chung về cách đàm phán và tạo ra quan điểm chung về khu vực.
Trong giai đoạn ông Abe nắm quyền, Nhật Bản được biết đến với chính sách ngoại giao đa phương và đầu tư nguồn lực đáng kể vào Đông Nam Á và Nam Á. Nhật Bản trở thành đối tác quan trọng trong TPP, Đối thoại An ninh Tứ giác, Hiệp định Đối tác Kinh tế-EU, cũng như nhiều tổ chức đa phương khác.
Sự chủ động tham gia và lănh đạo các tổ chức quốc tế là một minh chứng cho tầm nh́n của ông Abe, rằng an ninh của Nhật Bản đă đạt được ở mức tốt nhất thông qua cam kết với các tổ chức quốc tế, thông qua pháp quyền, minh bạch và hành động dựa trên luật lệ trong khu vực.
Theo phó giáo sư Nagy, chiến lược đối ngoại của ông Abe đă phản bác những quan điểm chỉ trích, rằng ông Abe là người theo chủ nghĩa dân tộc hướng nội.
Ông Abe được các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Singapore và khu vực EU coi là đối tác quan trọng dựa trên lợi ích chung và đảm bảo ḥa b́nh, ổn định trong khu vực, theo phó giáo sư Nagy.
Ông Abe cũng là người thực dụng trong chính sách đối ngoại. Năm 2015, Nhật Bản và Hàn Quốc đạt thỏa thuận hiếm hoi về vấn đề “phụ nữ giải khuây”. Theo thỏa thuận này, Nhật Bản đă gửi lời xin lỗi chính thức và hứa đền bù một khoản 1 tỷ yên (11,7 triệu đô la) nhằm loại bỏ một trong những trở ngại khó khăn nhất trong quan hệ giữa hai nước.
Tsuneo Watanabe, một nghiên cứu viên cao cấp tại Tokyo Foundation, cho biết ông Abe đă chọn một cách tiếp cận thực dụng v́ mối quan hệ ổn định với Hàn Quốc là rất quan trọng đối với mục tiêu chính sách đối ngoại được ông Abe ưu tiên. Đó là củng cố các liên minh để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Ông Abe cũng đưa ra tuyên bố Nội các năm 2015 về "lịch sử thế kỷ 20 và vai tṛ của Nhật Bản và trật tự thế giới trong thế kỷ 21", trong đó ông Abe thừa nhận quá khứ đế quốc của Nhật Bản, đồng thời thảo luận về cách tiếp cận chủ động của nước này trong việc xây dựng một cộng đồng quốc tế trong thời đại mới.
Quan trọng hơn, ông Abe là người đă kéo quan hệ Trung-Nhật trở lại từ vực thẳm. Ông Abe có nhiều lần tiếp xúc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, đặc biệt là chuyến thăm Bắc Kinh vào năm 2019 để dự hội nghị thượng đỉnh song phương.
Tại hội nghị, ông Abe và ông Tập đă kư hơn 50 thỏa thuận xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông ở các quốc gia thứ ba.
Quan hệ Trung – Nhật phần nào được khôi phục nhờ văn kiện chính trị thứ năm, là khuôn khổ được hai bên nhất trí về cách Nhật Bản và Trung Quốc xây dựng quan hệ song phương trong 10 năm tới. Điều này được củng cố bằng chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập tới Nhật Bản vào mùa xuân năm 2020.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 khiến ông Tập chưa thể tới Nhật Bản. Không lâu sau đó, ông Abe đă rời nhiệm sở với lư do sức khỏe. Chuyến thăm bị hoăn vô thời hạn kể từ đó.
Ngày nay, quan hệ Trung – Nhật ngày càng căng thẳng trở lại, nhưng quan hệ giữa Trung Quốc và một số quốc gia khác cũng có những căng thẳng tương tự, theo phó giáo sư Nagy.
Sau khi ông Abe bị ám sát, nhiều nhà lănh đạo trên thế giới có lư do để quan ngại v́ tầm nh́n của ông Abe trong khu vực dựa trên sự cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc.
Với sự ra đi đột ngột của ông Abe, nền chính trị Nhật Bản và an ninh của Nhật Bản trong hàng thập kỷ qua đang bị đặt dấu hỏi, phó giáo sư Nagy nhận định.
Theo phó giáo sư Nagy, các quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Á sẽ cảm thấy nhớ ông Abe nhất. Trên thực tế, Ấn Độ đă ấn định ngày 9.7 là ngày quốc tang để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật Bản.
Trong thời đại mà Nga và Trung Quốc ngày càng hành động quyết liệt hơn c̣n nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc, ông Abe nổi lên là một nhà lănh đạo ổn định, chu đáo, nêu rơ cách khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương nên phát triển như thế nào.
Có thể nói, ông Abe đă đưa ra tầm nh́n về vị thế Nhật Bản trên trườngquốc tế với lập trường kiên định về các nguyên tắc dân chủ của Nhật Bản ở quê nhà, phó giáo sư Nagy kết luận.