Một nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng, người thường xuyên chống đẩy sẽ có nhiều tác dụng rất diệu kỳ và đặc biệt là giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Số lần chống đẩy dự đoán được nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Là một bài tập thể dục thông thường, chống đẩy thường được áp dụng trong các tiết học thể dục thể thao. Đặc biệt trong huấn luyện quân sự, đây chính là bài tập cơ bản.
Chống đẩy chủ yếu là bài tập các nhóm cơ của thân trên, eo và bụng, đặc biệt là cơ ngực, đây là phương pháp rèn luyện sức bền rất đơn giản và dễ thực hiện.
Khi chống đẩy, cần giữ cơ thể trên một đường thẳng từ vai đến cổ chân, hai cánh tay đặt phía trước ngực, khoảng cách giữa hai tay rộng hơn vai một chút, như vậy mới đảm bảo các động tác được thực hiện một cách chuẩn xác và hiệu quả.
(Ảnh minh họa)
Khi chống đẩy, nên hạ thấp người hoàn toàn trong khoảng từ 2-3 giây rồi hãy nâng lên, khoảng cách cuối cùng giữa ngực và mặt đất khoảng 20-30cm, sau đó lặp lại động tác này từ đầu.
Nếu không thể thực hiện động tác chống đẩy chính xác hoàn toàn, bạn cũng có thể tiếp đất bằng đầu gối rồi tăng dần độ khó và khối lượng của bài tập.
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard sau khi tiến hành một thí nghiệm đã phát hiện ra rằng, những người đàn ông thường xuyên chống đẩy có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn đáng kể.
Thí nghiệm này bắt đầu cách đây 10 năm, thông qua việc quan sát và nghiên cứu hơn 1000 lính cứu hỏa tình nguyện. Độ tuổi trung bình của những lính cứu hỏa này vào khoảng 38 tuổi. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu xác định khả năng chống đẩy của tình nguyện viên, trong vòng 10 năm tiếp theo, tiến hành kiểm tra thể lực của họ hàng năm.
Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người không thể chống đẩy 10 cái/lần, có 60 ~ 76% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người có thể chống đẩy 10 cái/ lần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm 40 ~ 65%. Những người có thể chống đẩy liên tục 30 cái/lần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 80 ~ 97%.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra đánh giá toàn diện dựa trên chỉ số khối cơ thể, thể lực, tuổi tác, thói quen ăn uống, trò chơi tham gia... của 1000 nam tình nguyện viên, và cuối cùng kết luận rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch có mối liên hệ nhất định với khả năng chống đẩy. Những người có thể chống đẩy liên tục hơn 20 cái/lần có quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, thể lực tốt và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, nam giới từ 40-50 tuổi thực hiện hơn 40 cái/ lần chống đẩy có thể lực xuất sắc, thực hiện hơn 30 cái/lần chống đẩy có thể lực tốt, thực hiện hơn 20 cái/lần chống đẩy có sức khỏe bình thường.
Nam giới từ 50-60 tuổi thực hiện hơn 30 cái/lần chống đẩy có thể lực xuất sắc, thực hiện khoảng 20 cái/lần chống đẩy có thể lực tốt, thực hiện hơn 10 cái/lần chống có sức khỏe bình thường.
Nam giới trên 60 tuổi thực hiện hơn 20 cái/lần chống đẩy có thể lực xuất sắc, thực hiện hơn 10 cái/lần chống đẩy có thể lực tốt, và thực hiện hơn 8 cái/lần chống đẩy có sức khỏe bình thường.
Nam giới hơn 50 tuổi nếu không chống đẩy được 10 cái/lần thì nên chăm chỉ tập thể dục, nếu không nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên.
Nam giới cao tuổi nên phòng ngừa bệnh tim mạch như thế nào?
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là nền tảng để duy trì một sức khỏe tốt, vì thế nên ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày. Nếu muốn phòng ngừa bệnh tim mạch, đàn ông cao tuổi cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể, ăn các món ăn ít muối, ít chất béo, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy lưu thông máu, giảm lượng cholesterol và chất béo lắng đọng trong mạch máu, cải thiện hệ tuần hoàn. Chế độ ăn nhẹ có tác dụng bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa tình trạng tăng độ nhớt trong máu.
2. Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu bia
Hút thuốc và uống rượu bia là những hành vi không tốt cho sức khỏe. Chất nicotin trong thuốc lá có tác dụng phá hủy mạch máu, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời tăng gánh nặng cho tim.
Ether và ethanol trong rượu bia cũng sẽ kích thích, gây tổn thương mạch máu. Nếu không bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu bia kịp thời, thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng cao. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, hãy từ bỏ hai thói quen xấu này.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nhiều bệnh mãn tính có triệu chứng lâm sàng rõ ràng ở giai đoạn đầu, có thể phát hiện ra khi đi khám sớm. Đặc biệt, những người có vấn đề về tim mạch, đàn ông cao tuổi và trung niên nếu muốn phòng ngừa bệnh tim mạch thì nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, bởi chỉ khi phát hiện sớm thì mới ngăn ngừa được các bệnh ác tính.
4. Uống đủ nước và trà
Nước là cội nguồn của sự sống. Vạn vật trên trái đất đều không thể sống mà thiếu nước. Uống nhiều nước có thể cải thiện trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, loại bỏ hiệu quả các tạp chất và chất thải trong mạch máu, ngăn ngừa chứng đông máu nội mạch lan tỏa, làm giảm nguy cơ bị huyết khối và xơ vữa động mạch.
Nếu cảm thấy uống nước lọc nhạt nhẽo, bạn cũng có thể cho một lượng trà thích hợp vào nước. Chất polyphenol chứa trong trà làm giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Uống nhiều trà cũng giúp giảm huyết áp và lipid máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
5. Thường xuyên tập thể dục
Việc tập luyện thể dục thể thao phù hợp có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, mang lại tinh thần tích cực. Khi tập thể dục, các chất độc và chất thải trong cơ thể cũng được đào thải ra ngoài, giúp mạch máu lưu thông thuận lợi, cải thiện chức năng nội tiết.
Có rất nhiều cách để tập thể dục. Dù tập luyện theo cách nào, chỉ cần kiên trì thực hiện, bạn sẽ gặt hái được thành công và thu về nhiều lợi ích cho sức khỏe.
VietBF©sưu tập