Cách Hồng Kông 640 km, Đài Loan không chỉ gần gũi về mặt địa lư mà c̣n về văn hoá, cho phép nhiều người Hồng Kông t́m lại sự tự do trên một phương diện nào đó, hiện đang dần bị xói ṃn ở đặc khu hành chính.
Đó là trường hợp của ông Lam Wing Kee, đến Đài Loan sau khi hiệu sách của ông bị đóng cửa ở Hồng Kông do bán một số đầu sách nhạy cảm về đảng Cộng Sản. Ông Lam cho biết :
“Tôi không thấy bất cứ lư do ǵ đáng để tôi ở lại Hồng Kông. Tôi muốn sống ở một nơi có tự do và có sự riêng tư. Khi người Anh cai trị Hồng Kông, họ không trao cho chúng tôi một nền dân chủ thực sự hay quyền được đi bầu, nhưng họ cho phép chúng tôi có không gian tự do. Vấn đề hiện nay đó là không phải Hồng Kông không có dân chủ mà là không c̣n chút tự do nào cả.”
Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 và Bắc Kinh cam kết tôn trọng quy chế đặc biệt của lănh thổ này theo mô h́nh “một nước hai chế độ”. Năm 2019, một dự luật dẫn độ đă làm gia tăng căng thẳng giữa hai bên và làm bùng nổ các cuộc biểu t́nh ủng hộ dân chủ. Sau đó, Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia khiến các nhà hoạt động sống trong lo sợ bị bắt giam v́ lên tiếng phản đối. Nghệ sỹ Keycy Wong đă rời Hồng Kông đến Đài Loan vào năm 2021, ông lo sợ ḿnh bị bắt và quan ngại về số phận bất trắc của những người bạn hiện vẫn đang ở trong tù. Tuy ông Wong cảm thấy an toàn ở Đài Loan, nhưng cuộc sống lưu vong không hề dễ dàng. Ông cho biết :
“Đến Đài Loan như là một khách du lịch và đến sống lưu vong là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Bởi v́ tôi chưa xây dựng mối quan hệ ở đây, làm quen với đường phố, con người, với ngôn ngữ và với những cửa hàng trong khu phố. Tôi cảm thấy rất cô đơn. Những tháng đầu tiên, tôi gần như là chỉ ẩn náu trong nhà. Nhưng tôi cho rằng, được sống một cách tự do quan trọng hơn bất cứ thứ ǵ khác. Do vậy, đây là thông điệp mà tôi cố gắng muốn gửi đến người dân Đài Loan, đó là đấu tranh cho tự do.”
Theo Cơ quan Di trú Đài Loan, khoảng 11 000 người Hồng Kông đă có giấy phép cư trú tại ḥn đảo này vào năm 2021. Tuy nhiên, trong bối cảnh căng thẳng gần đây giữa Đài Loan và Bắc Kinh, nhiều người Hồng Kông, chuyển hướng xin tị nạn tại Canada và Anh Quốc, bất chấp rào cản văn hoá và ngôn ngữ.