6/12
Cũng giống như Watergate không chỉ nói về vụ đột nhập Watergate, ngày 6 tháng 1 không nên chỉ dành cho các sự kiện của ngày đó.
Ngày 6 tháng 1 đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm kích động một cuộc tấn công chết người nhằm vào một nhánh khác của chính phủ, đó là nhánh lập pháp với nỗ lực nhằm nắm giữ quyền lực thông qua một chiến dịch phối hợp và lật đổ. Watergate là vụ bê bối, đáng xấu hổ đầu tiên của nước Mỹ, và vụ bạo loạn, đảo chính của Donald Trump là vụ thứ hai, mức độ nguy hiểm và đáng sợ hơn vụ đầu tiên rất nhiều.
Khi Ủy ban điều tra của Hạ Viện chuẩn bị cho các phiên điều trần công khai cũng là thời gian trùng hợp với dịp kỷ niệm 50 năm vụ Watergate.
Dân biểu Jamie Raskin, một thành viên của Ủy ban điều tra đă nói về những trách nhiệm giải tŕnh cho những tội ác trong vụ “Watergate” ở nhiều khía cạnh đă được xem là một thành công.
Các nhà điều tra của Quốc hội, cơ quan thực thi pháp luật và báo chí đă tiết lộ công khai những ǵ TBO dưới thời Richard Nixon đă đấu tranh để giấu kín; và sau cùng đă dẫn đến một tổng thống phải từ chức; và các quan chức khác nhau, bao gồm cả cựu tổng chưởng lư, đă bị truy tố và bỏ tù v́ những tội ác của họ.
Nhưng trong chừng mực mục đích của trách nhiệm giải tŕnh là ngăn chặn sự tái diễn của những hành vi sai trái, những nỗ lực đó rơ ràng đă không được thế hệ tiếp nối nhận thức và tránh những điều không nên làm, thậm chí họ c̣n đi ngược lại và hành động công khai tàn độc và nguy hiểm hơn.
Thời hiện nay, tên gọi “Ngày ô nhục 06.01” hay “Vụ bạo loạn 06.01” đă đi vào lịch sử giống như tên gọi “Watergate”, đây là từ nổi tiếng nhất trong tiếng Anh.
Vụ Watergate nhắm vào trụ sở của đảng Dân chủ với mục đích khá rơ ràng, đó là mục tiêu bảo đảm có được nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Richard Nixon. Đó chính là một mối đe dọa thực sự đối với nền dân chủ Hoa Kỳ trong thế kỷ 20.
Vụ Watergate là một nỗ lực có hệ thống “nhằm phá hủy… tính toàn vẹn của quy tŕnh mà Tổng thống Hoa Kỳ được đề cử và bầu cử,” và sau đó cố gắng che đậy những nỗ lực phá hoại đó.
Vụ Watergate là hàng loạt những hành động tội phạm của chính quyền Richard Nixon, tống tiền các giám đốc điều hành công ty để lấy tiền mặt; sử dụng tiền đă rửa để tài trợ cho các hoạt động gián điệp chính trị; coi các cơ quan chính phủ là “tṛ chơi chính trị của chính quyền Nixon” để thúc đẩy tổng thống tái đắc cử; âm mưu phá hoại quyền lực của một số cơ quan nhất định, bao gồm Bộ Tư pháp, FBI, IRS và FCC, là những chiến dịch quấy rối và tấn công thô bỉ các phương tiện truyền thông; sử dụng tài liệu gián điệp từ CIA để hỗ trợ các vụ trộm khác; giả mạo hồ sơ liên bang để bôi nhọ người tiền nhiệm đă qua đời của tổng thống, John Fitzgerald Kennedy; thuê mướn những “kẻ phá hoại” để phổ biến thông tin bôi nhọ về các ứng cử viên Đảng Dân chủ tiềm năng. Và cuối cùng, là che đậy và xóa toàn bộ các dấu vết của tội ác bằng quyền lực của chính phủ liên bang. Về cơ bản, vụ Watergate là sự lạm dụng quyền lực của chính phủ để ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử.
Nhưng, cũng như Watergate không thực sự nói về vụ đột nhập Watergate, ngày 6 tháng 1 cũng không thực sự là nói về cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1.
Cuộc tấn công vào Quốc hội chiều hôm đó thể hiện một nỗ lực tuyệt vọng và bạo lực nhằm ngăn chặn việc chuyển giao quyền lực sau khi một chiến dịch kéo dài nhiều tháng để thực hiện điều này đă thất bại.
Cũng tương tự như vụ Watergate, chiến dịch đảo chính của Trump gồm có: sử dụng các nguồn lực của chính phủ để thúc đẩy tổng thống tái đắc cử; gạ gẫm các quan chức nhà nước và địa phương gian lận bầu cử ; Gây sức ép buộc phó tổng thống tŕ hoăn hoặc chặn việc kiểm phiếu đại cử tri; áp lực lên Bộ Tư Pháp tuyên bố có gian lận trong bầu cử; từ chối cho phép quá tŕnh chuyển đổi hoạt động của các cơ quan hành chính; đề ra kế hoạch sử dụng quân đội thu giữ phiếu bầu và máy bỏ phiếu; lập chiến lược với các thành viên của Quốc hội để tập hợp các nhóm cử tri đoàn giả mạo; và sau đó kích động một cuộc bạo động gây chết người vào giờ thứ mười một. Sau khi thúc đẩy đặt một nhà lư thuyết âm mưu vào vị trí lănh đạo của Bộ Tư pháp và ủng hộ kế hoạch cử tri đoàn giả mạo.
Đối với Donald Trump, mặc dù đă thua trong cuộc bầu cử, cựu tổng thống và các cộng sự của ông ta đă bắt tay vào một cuộc chiến lớn đầy táo bạo và nguy hiểm để duy tŕ nhiệm kỳ tổng thống bằng bất cứ giá nào.
Mục đích của cuộc điều tra hiện tại của quốc hội không phải để khám phá sự thật và tŕnh bày những phát hiện như chúng ta nghĩ.
Mục đích của Ủy ban là giúp chúng ta hiểu điều ǵ đă xảy ra và tại sao – để chúng ta có thể ngăn điều đó xảy ra lần nữa. Ủy ban điều tra đang chạy đua với thời gian, v́ các đảng viên Cộng ḥa đang cố gắng minh oan cho vai tṛ của Trump khi họ t́m cách giành lại Hạ viện trong cuộc bầu cử giữa kỳ và sau đó chắc chắn họ sẽ kết thúc cuộc điều tra.
Ủy ban điều tra phải thuyết phục được công chúng Mỹ hiểu rằng, những hành vi đó là không thể tha thứ. Chiến dịch của cựu tổng thống và các cộng sự của ông ta nhằm lật đổ một cuộc bầu cử là không thể tha thứ. Cố gắng che đậy hành vi sai trái cũng không thể được tha thứ. Những âm mưu được lập ra để phá hoại các cuộc bầu cử trong tương lai là không thể tha thứ. Hành vi sai trái phải dẫn đến hậu quả, và không ai được đứng trên luật pháp, bất kể đó là một cựu TT Mỹ.
Nhiều người Mỹ hiện đang bận tâm hơn đến các cuộc khủng hoảng hiện tại, bao gồm giá xăng dầu cao kỷ lục, chi phí sinh hoạt tăng cao và đại dịch dường như không bao giờ kết thúc, v́ vậy khả năng các phiên điều trần khuấy động một sự thức tỉnh chính trị nơi công chúng Mỹ được xem là một thách thức vô cùng nặng nề.
Ủy ban điều tra không phải là một cơ quan hành pháp; họ không thể truy tố bất kỳ hành vi sai trái hoặc hành vi tội phạm nào mà họ đă điều tra và vạch trần ra trước công chúng Mỹ. Ủy ban điều tra cũng không được ủy quyền để tŕnh luật pháp cho Quốc hội; Họ chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị.
Nhưng tựu trung lại, mục đích của họ là khơi dậy nhận thức của người Mỹ về việc bảo toàn nền dân chủ của đất nước, thúc đẩy những lời kêu gọi thực hiện pháp quyền nghiêm minh đối với cứ ai đang sống trên đất Mỹ.
Richard Nixon đă mang một “căn bệnh ung thư” trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ta. Năm mươi năm sau, “căn bệnh ung thư” này vẫn c̣n tiếp tục tồn tại trong con người Donald Trump và luôn phát triển trên chính nền dân chủ Mỹ.
Một quốc gia bị chia rẽ v́ cuộc tấn công tồi tệ nhất vào nền dân chủ trong lịch sử Hoa Kỳ.
Liệu người Mỹ có nh́n ra tầm quan trọng về những nỗ lực phá hoại pháp quyền và nền dân chủ của những tên cướp thế kỷ 21 hay không sau các phiên điều trần lịch sử này.
|