Những người có chức năng thận suy yếu nên chăm chỉ thực hiện những việc sau đây hàng ngày nhé!
Bệnh thận từng được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng" và nó còn âm thầm bào mòn sức khỏe của con người theo thời gian. Nếu bạn không chú ý giữ gìn cơ quan này thì không chỉ chức năng thận bị tổn thương mà những cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Dưới đây là 5 việc cần làm tốt để bảo vệ cơ quan thận hiệu quả!
1. Uống đủ nước trong ngày
Chức năng cơ bản của thận là tạo ra nước tiểu và chuyển hóa chất thải dư thừa trong cơ thể. Thế nên, nếu lượng nước uống hàng ngày quá ít, các chất thải chuyển hóa có thể tích tụ lại trong thận, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương thận. Vì vậy, để duy trì thận khỏe mạnh, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nước hàng ngày.
Trong trường hợp mắc bệnh thận mãn tính nhưng chức năng thận chưa bị tổn thương thì lượng nước uống hàng ngày nên duy trì trên 1500ml để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa và hoạt động của thận.
2. Không nhịn tiểu
Sau khi thận sản xuất nước tiểu, nước tiểu sẽ đi vào bàng quang cùng với niệu quản. Nếu bàng quang luôn ở trạng thái căng đầy thì nó sẽ khiến bạn có cảm giác muốn đi tiểu. Tuy nhiên, một số người lại có thói quen nhịn tiểu và chính điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập ngược lại vào bên trong, từ đó gây ra bệnh viêm cầu thận, viêm thận ống kẽ thận và các bệnh khác. Vì vậy, khi có cảm giác muốn đi tiểu, bạn nên chủ động giải quyết ngay.
3. Tránh chế độ ăn nhiều muối
Thành phần chính của muối là natri clorua, đối với người mắc bệnh thận thì cần được duy trì chế độ ăn hạn chế muối. Bởi 95% lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày sẽ được chuyển hóa qua thận. Do đó, việc bạn tiêu thụ quá nhiều ion natri sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều muối cũng có thể gây ra tình trạng huyết áp tăng cao, từ đó làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu lưu thông tới thận. Chính điều này sẽ làm đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch thận, gây bất lợi cho sức khỏe của thận.
4. Tránh tiêu thụ quá nhiều đồ uống có ga
Mặc dù đồ uống có ga cũng chứa nhiều nước, nhưng chúng lại có đường, phốt phát, caffeine và các thành phần khác nên có thể thúc đẩy quá trình bài tiết canxi, gây ảnh hưởng tới xương và thận. Việc uống nhiều loại nước này cũng dễ làm hình thành sỏi trong thận, từ đó gây sỏi thận, tổn thương thận và kéo theo các vấn đề không tốt cho thận.
5. Vận động phù hợp mỗi ngày
Tập luyện có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của con người. Những người mắc bệnh thận càng cần kết hợp thói quen vận động để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, từ đó giúp đẩy nhanh thời gian trao đổi chất nhằm loại bỏ chất thải dư thừa.
Tuy nhiên, lượng bài tập cho người mắc bệnh thận cần được lựa chọn theo tình trạng thực tế của cá nhân, tránh tập cường độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể. Bạn có thể lựa chọn phương pháp tập thể dục nhịp điệu (aerobics).