27/04/2022
Thứ Hai, 25/04/2022, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trên kênh truyền h́nh Nhà nước cảnh cáo phương Tây chớ xem nhẹ rủi ro thế chiến thứ ba khi cho rằng « mối nguy này là nghiêm trọng, hiện hữu ». Phải chăng đây là lời đe dọa thật sự từ Nga ?
V́ sao Nga gợi nhắc đến bóng ma thế chiến thứ ba ? Nhưng có một điều chắc chắn thời điểm đưa ra phát biểu không phải ngẫu nhiên. Theo giải thích của tướng François Chauvancy với báo Pháp Le Figaro, thứ nhất, diễn biến trên chiến trường vẫn chưa cho một kết quả như chủ nhân điện Kremlin mong đợi. Quân Nga vẫn chưa tiến được nhiều ở vùng Donbass, nhất là tại thành phố cảng biển Mariupol.
Đó cũng là lúc hai lănh đạo cao cấp của Mỹ là ngoại trưởng Antony Blinken và bộ trưởng Quốc Pḥng Austin Lloyd đến thăm và tăng cường ủng hộ Kiev. Và nhất là, ngày 09/5, một ngày quan trọng, mừng kỷ niệm ngày Nga đánh bại quân phát xít Đức, đang đến gần, và hơn bao giờ hết, Vladimir Putin cần một chiến thắng để biện minh cho « chiến dịch quân sự đặc biệt » của ông.
Lời cảnh cáo trên c̣n là một thông điệp chính trị. Nhưng nhắm đến ai ? Đương nhiên, Hoa Kỳ là đích nhắm đầu tiên hết. Sau chuyến thăm của hai lănh đạo ngoại giao và quốc pḥng Mỹ, Maxtcơva muốn nhắn nhủ Washington rằng « hăy cẩn thận, chớ đi quá xa trong các phát ngôn nếu quư vị không muốn chúng tôi phản ứng một cách nghiêm khắc và triệt để ! », theo như phân tích của ông Chauvancy.
●Thông điệp thực sự của Matxcơva
Nhưng theo nhà nghiên cứu Florent Parmentier, Mỹ không phải là đối tượng duy nhất bị nhắm đến. Matxcơva c̣n muốn gởi đến những nước như « Đức, vốn có một truyền thống hiếu ḥa mạnh mẽ », đúng vào lúc Hoa Kỳ triệu tập một cuộc họp quy tụ đến hơn 40 quốc gia tại Đức để bàn về việc cung cấp vũ khí cho Ukraina. Theo ông Parmentier, lời dọa dẫm này có thể được xem như là một « nguồn tiếp sức cho những nước nào không mong muốn có một sự hậu thuẫn mạnh mẽ đối với Ukraina ».
Và đích ngắm cuối cùng có thể là dành cho nội bộ nước Nga. Một lời cảnh cáo dành cho những ai muốn ngưng chiến tại Ukraina : Quư vị chỉ có một có một đường, hoặc là đi theo chúng tôi, hoặc là chống lại chúng tôi !
Vậy nguy cơ thế chiến thứ ba là có thật hay không ? Và đó có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân ? Cho đến lúc này, đúng là chỉ có hai bên can dự trực tiếp trong cuộc chiến, đó là Nga và Ukraina.
Bên thứ nhất th́ phải hứng lấy những đ̣n trừng phạt nặng nề nhất do hành động gây hấn. Nước thứ hai, lại nhận được một sự ủng hộ mạnh mẽ từ một số nước phương Tây, vốn đă cung cấp một sự trợ giúp quân sự đáng kể lên đến gần 4 tỷ đô la. Nhưng dù vậy, với tướng François Chauvancy, hiện cả hai phe, « đều không có khả năng tiến hành một thế chiến thứ ba ».
●Nguy cơ vũ khí hạt nhân và Đệ Tam Thế Chiến
Trước thế mạnh vũ khí hiện đại mà Ukraina có được nhờ vào sự hậu thuẫn của Mỹ và các nước đồng minh, cũng như là khả năng chiến đấu kiên cường của binh sĩ Ukraina, và nhất là khả năng Kiev có thể tái chiếm những vùng lănh thổ đă bị mất, « khi các lực lượng quy ước đă đi đến cùng, Nga rất có thể thử dùng vũ khí chiến thuật hạt nhân để cố gắng chiếm giữ một vùng lănh thổ quan trọng cho tham vọng của Nga », theo như lưu ư của ông Martin Motte, trường Normale Supérieure (Sư phạm) với Le Figaro.
Tuy nhiên, về điểm này, đối với Pierre Servent, chuyên gia về quốc pḥng và chiến lược, khi trả lời đài France Inter, đây lại là những dấu hiệu của một sự yếu kém. Bởi v́, theo quan sát của nhà nghiên cứu này, trong suốt hơn 60 ngày chiến tranh trôi qua, « sau mỗi lần bị một vố đau, ông Putin thường xuyên cho tiến hành một vụ thử hạt nhân, hay tên lửa đạn đạo, hay có những tuyên bố về thế chiến thứ ba. »
Dù thật hay không, Mỹ và các nước đồng minh cũng phải nghĩ đến « điều không thể ». Giả như lời cảnh cáo của Nga là hiện thực, đâu là cách đáp trả ? Trong trường hợp đó, Mỹ buộc phải đảm nhiệm việc đáp trả, và nếu như vậy, « thế giới đúng là có nguy cơ bước vào thế chiến thứ ba ! »
●Minh Anh
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Tổng thư kư Liên hợp quốc Antonio Guterres tại Matxcơva, Nga, ngày 26/4/2022. REUTERS - POOL