2 loại nước "sát thủ" này là mối nguy hại lớn cho sức khỏe của các thành viên trong gia đ́nh mà bạn không hề ngờ tới.
Nước là nguồn gốc của sự sống, mọi sinh vật trên trái đất đều phải dựa vào nước để tồn tại. Con người có thể nhịn ăn ba ngày nhưng không thể thiếu nước trong ba hôm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nước đối với cơ thể con người.
Dù vậy, nếu bạn dùng những loại đồ uống không lành mạnh mỗi ngày cũng chính là một trong số những yếu tố gây nguy cơ ung thư, gây hại cho cơ thể. Trong đó có 2 loại nước sau có khả năng cao gây ung thư mà mọi người nên hạn chế sử dụng.
2 loại nước uống thường xuyên sẽ gây ung thư, cần phải hạn chế
1. Nước trên 65 độ C
Uống nước ấm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên bạn phải chú ư đến nhiệt độ của nước khi uống. Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc WHO, thức uống quá nóng trên 65 độ C gây nguy cơ mắc ung thư thực quản cao.
Uống nước quá nóng trong thời gian dài, niêm mạc thực quản bị tổn thương nhiều lần sẽ dẫn đến ung thư thực quản và ung thư miệng. Điều này có nghĩa rằng nếu uống đồ uống ở nhiệt độ b́nh thường th́ sẽ loại trừ được nguy cơ gây ung thư. V́ vậy, bạn nên để đồ uống nguội hơn một chút hoặc làm mát rồi hẵng uống. Nhiệt độ nước từ 30 - 40 độ C là thích hợp để uống.
2. Nước đóng trong chai nhựa không đảm bảo an toàn
Nhiều người cho rằng nước đóng chai hoàn toàn vô hại cho sức khỏe, nhưng yếu tố gây hại của nó không nằm ở thành phần nước mà chính là vỏ chai. Nguyên nhân là v́ vỏ chai nhựa có thể ḥa tan các hóa chất nguy hiểm vào bất cứ thứ ǵ nó chạm vào. Trong số đó có chất bisphenol-A hay BPA.
Hóa chất này được sử dụng trong nhiều chai nước bằng nhựa và là chất gây rối loạn nội tiết tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và rối loạn chuyển hóa. Do đó, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ loại nước này.
Nước sôi nhiều lần có gây ung thư không?
Với việc nâng cao nhận thức về sức khỏe, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng nước và thường tuân thủ nguyên tắc "ăn chín uống sôi" để bảo đảm an toàn, thế nhưng vẫn c̣n rất nhiều hoài nghi liên quan đến nước sôi để uống mỗi ngày. Có nhiều đồn đoán cho rằng nước đun sôi nhiều lần có thể gây ung thư? Điều này có thực sự đúng?
Trên thực tế, những tuyên bố này là không có cơ sở. Mặc dù một số nitrat trong nước thực sự được chuyển hóa thành nitrit trong điều kiện nhiệt độ cao và thiếu khí. Tuy nhiên, các thí nghiệm đă chỉ ra rằng hàm lượng nitrit trong nước máy rất thấp, chỉ 0,007mg/L, ngay cả sau khi nước sôi, nitrit cũng chỉ tăng lên 0,021mg/L.
Hàm lượng nitrit trong nước uống được xác định theo "tiêu chuẩn quốc gia" có giá trị là ≤1mg/lít. Để đạt đến giới hạn này, nước cần được đun sôi 200 lần. V́ vậy, chúng ta không cần lo lắng về việc nước sôi nhiều lần có thể gây ung thư.
Những nguy hiểm "ŕnh rập" trong chai nước để quá lâu
Nếu mọi người để ư sẽ thấy trên bao b́ của các chai nước khoáng đều có ghi thời hạn sử dụng.
Nguyên nhân là do các chỉ tiêu vi sinh của nước để quá lâu sẽ thay đổi, đặc biệt là nước uống tiếp xúc lâu ngày với không khí sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác. Từ đó, vi khuẩn sinh sôi và phát triển nhanh hơn. Nếu để những vi khuẩn, virus này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho sức khỏe như: nhiễm trùng đường ruột, tổn thương đường tiêu hóa, viêm đường tiêu hóa...
V́ vậy, tốt nhất bạn không nên uống nước đă để lâu. Nên uống hết nước khi đă mở nắp, tránh để lâu để tránh lăng phí và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.