Người giàu sẽ không bao giờ đầu tư vào những món đồ này v́ chúng không thực sự thiết thực và rất nhanh mất giá.
Tivi
Tivi được sản xuất ồ ạt với đủ các loại công nghệ mới mỗi lần ra mắt. Giá tivi giữa đời trước - đời sau cũng chênh lệch rất nhiều. Một số người có suy nghĩ phải sắm đồ mới nhất, công nghệ hiện đại nhất mới tốt bất chấp mức giá cao chót vót của chúng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giá của chiếc tivi đó sẽ giảm sâu bất ngờ v́ các loại tivi mới ra đời.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, con người có nhiều thiết bị để phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí hơn trước rất nhiều, chiếc tivi không c̣n cần thiết như mọi người vẫn tưởng. Đa phần chúng ta dành thời gian cho máy tính, điện thoại, máy tính bảng chứ không c̣n xem tivi nhiều như trước kia.
V́ vậy, trước khi đầu tư mua tivi đắt tiền, mới ra mắt, bạn nên cân nhắc thật kỹ xem liệu ḿnh có thật sự cần nó hay không.
Điện thoại
Tương tự như tivi, mỗi năm các hăng sản xuất cho ra mắt vô vàn mẫu điện thoại mới với công nghệ và kiểu dáng bắt mắt. Nhiều người cho rằng, đổi điện thoại xịn là một h́nh thức đầu tư cho bản thân. Tuy nhiên, thực tế chưa chắc đă là như vậy.
Với việc liên tục ra mắt các ḍng điện thoại mới, sự cải tiến giữa các đời điện thoại có thể không nhiều nhưng chênh lệch giá cả lại khá lớn. Mỗi lần đổi điện thoại, bạn sẽ bị "lỗ" tương đối nhiều. Chiếc điện thoại cũ chưa xài bao lâu đă mất đi 40-50% tiền, c̣n cái mới mua sẽ bị đội giá 20-30% so với vài tháng sau đó.
Chạy theo công nghệ sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền. Bạn cần hiểu rơ nhu cầu thực sự của ḿnh trước khi mua.
Quần áo, giày dép hàng hiệu
Người giàu sắm hàng hiệu là chuyện b́nh thường nhưng họ thường chỉ sắm để sử dụng vào các dịp đặc biệt. Trang phục hàng ngày của họ thường đề cao sự thoải mái, dễ chịu, chứ không đặt nặng vấn đề giá cả.
Ngược lại, người nghèo thích mua hàng hiệu để thể hiện sự giàu có của ḿnh và mặc chúng bất cứ khi nào có thể. Thói quen này khiến cho họ không giữ được tiền và ngày một nghèo đi.
Quá nhiều đồ nội thất
Người giàu thích sự tối giản trong ngôi nhà của họ. Nội thất trong nhà có thể sang trọng, đắt tiền nhưng số lượng vừa phải để giảm chi tiêu, tạo không gian thoáng, sạch sẽ, tránh cho chủ nhà bị phân tâm khi làm việc.
Trong khi đó, những người thuộc tầng lớp trung lưu lại có xu hướng lấp đầy khoảng trống trong nhà bằng những đủ các loại đồ trang trí nội thất, các món đồ đang hot trên thị trường. Chẳng mấy chốc, những món đồ này cũng bị lỗi thời, bị thanh lư hoặc bỏ vào thùng rác khiến họ tốn cả đống tiền để sắm món mới.
Quá nhiều đồ chơi của con cái
Trong một nghiên cứu, người ta chia 36 đứa trẻ ra thành hai nhóm, một nhóm được đưa cho 4 món đồ chơi, nhóm c̣n lại được đưa 16 món. Chúng chơi với những món đồ được cung cấp trong ṿng nửa giờ. Trong lúc đó, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành quan sát, đánh giá hành vi của trẻ. Người ta nhận thấy, nhóm trẻ có 4 món đồ chơi thể hiện sự sáng tạo và nhiều ư tưởng thú vị hơn. Nhiều đồ chơi không giúp trẻ thông minh hơn.
Nhiều đứa trẻ có cả một căn pḥng chỉ để bày những món đồ chơi như thú nhồi bông, lego. Chúng sẽ chẳng có thời gian để mơ ước hay cố gắng bởi v́ mọi thứ chúng cần đều trở thành hiện thực quá nhanh. Khi đó, cha mẹ vừa tốn tiền mà trẻ lại trở nên thiếu động lực để cố gắng.