Ông Blinken cũng đã trực tiếp lên án Trung Quốc vì những “hành động gây hấn” diễn ra khắp châu Á, đồng thời cho rằng các quốc gia trong khu vực muốn “hành vi này phải thay đổi".
Trong bài phát biểu ngày hôm nay với tựa đề “Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ định hình quỹ đạo của thế giới trong thế kỷ 21”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã biện minh cho sự can dự nhiều hơn về kinh tế và an ninh của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương, gắn kết tình hình ổn định trong khu vực với “sự thịnh vượng” của nước Mỹ.
Ông Blinken cũng đã trực tiếp lên án Trung Quốc vì những “hành động gây hấn” diễn ra khắp châu Á, đồng thời cho rằng các quốc gia trong khu vực muốn “hành vi này phải thay đổi".
“Đó là lý do tại sao rất nhiều nơi, từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, từ sông Mekong đến các quần đảo ở Thái Bình Dương, đều lo ngại về các hành động gây hấn của Bắc Kinh”, Ngoại trưởng Mỹ Blinken phát biểu tại Jakarta, Indonesia.
“Tuyên bố các vùng biển mở là của riêng họ ... Làm méo mó thị trường mở bằng cách trợ cấp cho các công ty nhà nước ... Từ chối xuất khẩu hoặc thu hồi các thỏa thuận với chính sách của quốc gia mà họ không đồng ý ... Các quốc gia trong khu vực muốn hành vi này phải thay đổi. Chúng tôi cũng vậy”, ông Blinken nói thêm.

Trung Quốc lo ngại về Thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ và Anh và Australia
Bài phát biểu của nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ cũng nhấn mạnh tới chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
“Đó là lý do tại sao chúng tôi quyết tâm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi các hành động của Bắc Kinh đe dọa tới sự dịch chuyển thương mại trị giá 3 nghìn tỷ USD mỗi năm”.
“Chúng tôi sẽ làm sâu sắc thêm các liên minh hiệp ước của mình với Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan. Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự hợp tác nhiều hơn giữa các đồng minh này và tìm cách kết nối các đồng minh của chúng tôi với các đối tác, như cách chúng tôi đã làm với Quad (Nhóm Bộ Tứ gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ)”.
Ông Blinken cũng ca ngợi liên minh an ninh AUKUS ba bên giữa Washington, Canberra và London vì đã thúc đẩy “hòa bình và ổn định” ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho rằng nhóm này là một trong những “ví dụ điển hình” về cách Mỹ muốn xây dựng mối quan hệ sâu sắc hơn trong khu vực.
Trung Quốc xem các nhóm như Quad và AUKUS, cả hai đều được Ngoại trưởng Mỹ Blinken đề cập trong bài phát biểu của mình, là biện pháp để Washington kiềm chế mình.
Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị so sánh Bộ Tứ với một “NATO ở châu Á”, thì Bắc Kinh cũng đã chỉ trích AUKUS vì đã “kích động” một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trong khu vực.
Là một phần của thỏa thuận AUKUS, Mỹ và Anh đã đồng ý cung cấp cho Hải quân Hoàng gia Australia công nghệ tàu ngầm hạt nhân tiên tiến (SSN) để giúp nước này phát triển tàu ngầm tấn công.
VietBF @ Sưu tầm