Thời gian gần đây, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội tiếp nhận các trường hợp rối loạn sức khỏe tâm thần liên quan đến Covid-19. Số cuộc gọi đề nghị được tư vấn về sức khỏe tâm thần có thời điểm tăng đến 200%.
Theo Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, trong số những người nhập viện, có người từng phải vào khu cách ly tập trung do có yếu tố dịch tễ, có người có sẵn tiền sử rối loạn tâm thần cư trú tại các ổ dịch Covid-19, có người bị rối loạn sức khỏe tâm thần do các yếu tố liên quan dịch bệnh…
Các cuộc gọi cần điều trị tâm lư tăng cao
Th.S-BS Trần Quyết Thắng, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, chia sẻ trong những tác động tiêu cực về mặt tâm lư do dịch bệnh, có những yếu tố có thể là chất xúc tác thúc đẩy quá tŕnh bệnh lư tâm thần diễn ra nhanh hơn.
BS Thắng nêu ví dụ, khi giăn cách xă hội để pḥng dịch, các học sinh học online dài ngày không được ra bên ngoài giao tiếp, vui chơi với bạn bè. Ở nhà dài ngày trong không gian hẹp, bó buộc ảnh hưởng đến cân bằng tâm lư của trẻ, khiến trẻ dễ cáu giận, bực tức, căng thẳng. Tiếp xúc với máy tính nhiều, hầu như không có các vận động thể chất tích cực, trẻ cũng dễ mệt mỏi, buồn ngủ hơn. Tuy nhiên, khi ngủ lại chập chờn, không ngủ sâu, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tâm thần.“Số lượng các cuộc gọi đến đường dây nóng, đến số máy pḥng khám của bệnh viện, các cuộc gọi và trực tiếp đến các bác sĩ điều trị đề nghị được tư vấn về sức khỏe tâm thần tăng 2 - 3 lần trong các tháng gần đây. Ở thời điểm b́nh thường có khoảng 50 - 100 cuộc gọi/ngày th́ trong giai đoạn có dịch và giăn cách, số cuộc gọi lên đến 200 cuộc/ngày. Trong đó, khoảng 40 - 50% các cuộc gọi cần hỗ trợ về tâm lư, sức khỏe tâm thần cho lứa tuổi học sinh các cấp”, BS Thắng cho biết.
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho biết người trưởng thành cũng đang chịu các tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Qua trao đổi với BS, nhiều người cho biết họ bị ám ảnh, lo âu về việc có thể mắc Covid-19 bất cứ lúc nào, hoặc t́nh trạng mất việc làm dẫn đến giảm sút thu nhập dài ngày khiến cuộc sống thêm nặng nề…
“Tùy trường hợp, nếu kiểm soát, cân bằng được th́ sẽ dần vượt qua, nhưng cũng có nhiều trường hợp lo lắng kéo dài, mất ngủ, thậm chí trầm cảm”, BS Thắng nói và đưa ra lời khuyên: Người có tiền sử bị tâm thần cần dự trù thuốc theo hướng dẫn của BS chuyên khoa. Người lo lắng, mất ngủ thường xuyên từ 2 tuần trở lên, cảm giác buồn chán, lo âu, mất tập trung trong công việc…, cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tâm thần sau mắc Covid-19
Theo thông tin từ Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, các nghiên cứu quốc tế gần đây cho thấy, có khoảng 50 triệu chứng gặp phải sau khi mắc Covid-19. Một số triệu chứng về tâm thần - thần kinh là: đau đầu (44%), rối loạn chú ư (27%), rối loạn giấc ngủ (21%), mất khả năng nhớ (16%), lo âu (13%), trầm cảm (12%). Đáng lưu ư, có cả các trường hợp mắc hội chứng Paranoid. Dù chỉ chiếm khoảng 0,3% nhưng hội chứng Paranoid là một rối loạn nhân cách khá đặc biệt, v́ các triệu chứng gần với đời thường nên nhiều khi không được chú ư đến.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cách ly pḥng dịch Covid-19 có thể gây ra sự cô đơn, đặc biệt đối với người cao tuổi hoặc người sống một ḿnh. Sự cô đơn có thể khiến một người suy sụp về thể chất và tinh thần, do đó hăy kết nối với những người thân thiết thông qua các cuộc gọi video, mạng xă hội… Hăy cố gắng nói ra những cảm xúc của bản thân, sẽ giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng. Bên cạnh đó, t́nh cảnh khó khăn, áp lực do đại dịch Covid-19 gây ra cho mỗi cá nhân có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm. Bất cứ khi nào có suy nghĩ tiêu cực và muốn làm hại bản thân, hăy nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc người mà bạn tin tưởng.
|
|