Với giao tranh đang diễn ra trên hầu khắp các tỉnh ở đông bắc Afghanistan, thế đối đầu giữa quân nổi dậy và Taliban đã rõ ràng là một cuộc nội chiến.
Không còn là một cuộc xung đột được "gói gọn" trong thung lũng Panjshir, thế đối đầu giữa một bên là Taliban, bên còn lại là các lực lượng vũ trang ủng hộ Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (NRF) ở miền bắc Afghanistan đã chuyển thành một cuộc nội chiến.
Hôm 28/9, một nhóm các chính trị gia Afghanistan giấu tên (do nhiều khả năng vẫn đang ở trong nước) đã đại diện cho Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan trước đây đăng tải lên Internet một tài liệu miêu tả việc họ tái hoạt động và công nhận NRF.

Tài liệu được công bố hôm 28/9
Cần lưu ý rằng chính phủ do Taliban dựng lên hiện chưa được bất kỳ quốc gia nào trên thế giới công nhận. Chính vì vậy Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan vẫn là thực thể hợp hiến đại diện quốc gia Trung Á trên thế giới.
Và tình trạng "một nhà hai chủ" với 2 lực lượng vũ trang đối đầu với nhau là một minh chứng rõ ràng về một cuộc nội chiến.
Ngoài ra tài liệu nói trên được cho là sẽ mở đường cho NRF tiếp cận với các quốc gia bên ngoài và các nguồn tài chính của Afghanistan hiện đang bị đóng băng - được biết chỉ tính riêng tại Mỹ đã có 9,5 tỷ USD.
Taliban đang tự đẩy mình vào "cái máng lợn" những năm 1990?
Theo nguồn tin chưa xác thực của NRF, lực lượng này đã tái kiểm soát 70% diện tích Tỉnh Panjshir - thành trì lớn nhất của quân nổi dậy ở miền bắc Afghanistan.
Tại Tỉnh Takhar (phía bắc Panjshir) - nơi Taliban đã điều hàng nghìn "lính đặc nhiệm" tới để lùng diệt quân nổi dậy, giao tranh đã bùng phát tại các căn cứ của NRF tại Huyện Farkhar, Khajeh Ghar và Ashkash.
Tại Tỉnh Baghlan (tây bắc Panjshir), sau các cuộc phục kích liên tiếp vào đoàn xe Taliban của NRF và các đợt tấn công bất thành vào các khu vực do họ kiểm soát - "đặc nhiệm" của nhóm Hồi giáo cực đoan đã phải rút lui.
Không những vậy, việc Thủ lĩnh NRF Ahmad Massoud tiến hành các chuyến đi tới các khu vực khác của Afghanistan vào đầu tháng 9 đã phát huy tác dụng.
Được biết chỉ ít giờ trước, các tay súng Bộ lạc Pashayi sống tập trung tại phía bắc Tỉnh Laghman (đông nam Panjshir) và Tỉnh Nangahar lân cận đã tung một video tuyên bố ủng hộ NRF.
Nếu không tính tới lực lượng Haraza ở miền trung Afghanistan, quân nổi dậy gần như đã hiện diện tại các tỉnh nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của cố thủ lĩnh Ahmad "Shar" Massoud (cha ruột của Ahmad Massoud) của Liên minh Phương Bắc trước đây.
Các tay súng bộ lạc Pashayi tuyên bố ủng hộ NRF.
Hôm 27/8, Taliban đã chính thức cáo buộc nước láng giềng phía đông bắc Tajikistan can thiệp vào cuộc chiến và đe dọa sẽ phản ứng với thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) này.
Trước đó một ngày, phát ngôn viên văn phòng chính trị của Taliban tại Qatar Mohammad Naeem Wardak đã đe dọa rằng lực lượng này "sẽ chiếm Tajikistan trong vòng 24 giờ" nếu nước ngoài không can thiệp.
Để đáp trả, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon đã có một chuyến công tác đặc biệt tới Tỉnh Gorno-Badakhshan (nằm đối diện với Tỉnh Badakhshan của Afghanistan) và có một cuộc biểu dương lực lượng với khoảng 2.000 lính đặc nhiệm đóng tại Huyện Darvoz hôm 28/9.
Cần lưu ý rằng Nga và CSTO đã nhiều lần cảnh báo Taliban rằng sẽ phản ứng bằng quân sự và hỗ trợ Dushanbe trong trường hợp nổ ra xung đột ở biên giới Tajikistan - Afghanistan.
Rõ ràng đối đầu với CSTO dẫn đầu bởi Nga khi chưa khống chế được NRF (còn gọi là "Liên minh Phương Bắc 2.0") sẽ là kịch bản xấu nhất, có thể đẩy Taliban về "cái máng lợn" nội chiến những năm 1990.
Thậm chí tình thế có thể còn tồi tệ hơn cho lực lượng Hồi giáo cực đoan khi lần này đồng minh Pakistan đang liên tục gây sức ép đối với họ về việc thành lập một chính phủ toàn diện - một cách để khống chế kẻ thù của Islamabad - Tehrik-I-Taliban Pakistan (TTP).
VietBF @ Sưu tầm