Afghanistan đang sở hữu một “mỏ vàng” rất lớn nhưng xét tới những diễn biến hiện tại cho tới thời điểm này th́ có vẻ như Taliban đă "dâng hiến" cho Nga chứ không phải là Trung Quốc.

Đại sứ Afghanistan tŕnh quốc thư lên Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một buổi lễ vào tháng 3/2017. Ảnh: Euro News
Ông Dmitry Zhirnov, Đại sứ Nga tại Kabul cho biết Taliban đă đề nghị Moscow tham gia vào quá tŕnh phát triển kinh tế của Afghanistan, trong đó có các dự án khai thác mỏ, vận tải và năng lượng.
“Taliban sẵn sàng cho chúng tôi tham gia vào nền kinh tế, bao gồm cả việc phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên”, Đại sứ Zhirnov nói.
Theo ông Zhirnov, Taliban rất quan tâm đến việc thiết lập các hoạt động hợp tác thương mại và kinh tế”, gồm cả lĩnh vực giao thông và năng lượng và v́ điều này, họ cần một “biên giới ḥa b́nh” với Trung Á.
Ông Zhirnov cũng nhấn mạnh, Đại sứ quán Nga ở Kabul đang “hợp tác chặt chẽ” với Taliban.

Một phái đoàn của Taliban đă đến Moscow vào thứ Năm, ngày 8 tháng 7 năm 2021 để đưa ra đảm bảo rằng những lợi ích của họ ở Afghanistan không đe dọa Nga hoặc các đồng minh của Moscow ở Trung Á. Ảnh: AP
Ngày 15/8 khi Taliban chiếm đóng Kabul và Tổng thống Ashraf Ghani do Mỹ hậu thuẫn chạy trốn khỏi đất nước, nhiều quốc gia phải gấp rút dọn sạch đồ đạc và nhanh chóng di tản các nhân viên đại sứ quán của họ khỏi Afghanistan th́ Nga Nga vẫn tỏ ra “b́nh chân như vại” và tuyên bố họ sẽ không đóng cửa và sơ tán các nhân viên tại cơ quan ngoại giao của ḿnh.
Hiện nay, cả Nga và Trung Quốc đều tỏ ư sẵn sàng hợp tác với chính quyền Taliban ở các mức độ khác nhau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, Bắc Minh sẵn sàng phát triển “quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị và hợp tác với Afghanistan” nhưng cũng nhấn mạnh tới cam kết của Taliban về việc không để Afghanistan trở thành nơi tổ chức các hành vi gây bất lợi cho Trung Quốc.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă gặp Mullah Abdul Ghani Baradar, người phụ trách chính trị của Taliban vào tháng 7/2021
Với Bắc Kinh, một chính quyền ổn định và sẵn sàng hợp tác ở Kabul sẽ mở đường cho việc mở rộng sáng kiến Vành đai và Con đường sang Afghanistan và các nước cộng ḥa Trung Á.
Afghanistan có vị trí địa lư rất quan trọng, nằm giữa ngă tư của lục địa Á - Âu, quốc gia này có thể nói là điểm nút trọng yếu trong sáng kiến “Vành đai và Con đường (BRI).
Nếu Afghanistan có thể tham gia vào khuôn khổ BRI và các dự án được triển khai thông suốt th́ quốc gia này sẽ đóng vai tṛ rất tích cực trong việc xây dựng hệ thống kinh tế lục địa Á - Âu trong tương lai của Trung Quốc.
Theo Bloomberg, trữ lượng khoáng sản của Afghanistan có thể lên tới khoảng 1 ngh́n tỷ USD tính theo giá tiền tệ.
Đất nước này có khoảng 60 triệu tấn đồng, 2,2 tỷ tấn quặng sắt, 1,4 triệu tấn kim loại đất hiếm, bao gồm lantan, xeri, neodymi và được cho là có trữ lượng lớn nhất thế giới về lithium, một thành phần quan trọng để sản xuất pin ion.
Nhiều dự đoán cũng cho rằng Afghanistan có trữ lượng nhôm, vàng, bạc, kẽm và thủy ngân rất lớn. Theo ước tính, trữ lượng đồng, vàng và quặng molybdenum của Afghanistan khoảng 30 triệu tấn; đá cẩm thạch 30 tỷ m3, khí đốt tự nhiên có khoảng 1.180 tỷ đến 19.150 tỷ m3, dầu mỏ khoảng từ 3,91-356 tỷ thùng.
Nguồn tài nguyên khoáng sản này đặc biệt có sức hấp dẫn đối với Trung Quốc. Với tư cách là nước sản xuất lớn nhất thế giới, nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định chắc chắn là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc.
Đây rơ ràng là “mỏ vàng” rất lớn mà Trung Quốc đang thèm khát. Tuy nhiên, xét tới những diễn biến hiện tại cho tới thời điểm này th́ có vẻ như Taliban đă ch́a tay ra với Nga nhanh hơn là với Trung Quốc.
VietBF@sưu tập