Mùa dịch, chúng ta bắt buộc phải trữ thức ăn để không phải ra ngoài quá nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc v́ có 10 loại thực phẩm nếu trữ quá lâu sẽ gây ngộ độc.
Tích trữ thực phẩm là một việc nên làm vào mùa dịch. Thế nhưng, bạn cần biết rơ thời gian trữ như nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơm nguội
Gạo có thể chứa các bào tử của một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus, những bào tử này có khả năng c̣n sót sau khi cơm được nấu chín. Khi để cơm ở nhiệt độ pḥng, bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn và sinh ra các chất độc gây tiêu chảy hoặc nôn ói. V́ vậy, cơm nguội cần được cho vào tủ lạnh trong ṿng 1 giờ, hoặc càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, theo TS-BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư kư Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện y học Ứng dụng, không nên bảo quản cơm quá 24 tiếng, dù lưu giữ trong tủ lạnh, cũng không nên hâm nóng cơm quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng.
2
Dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây giàu chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cho dưa hấu vào trong tủ lạnh sẽ làm dưa bị úng và làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có của dưa.
V́ thế, chúng ta không nên bảo quản dưa trong tủ lạnh quá lâu để tránh làm dưa bị hỏng và mất chất dinh dưỡng nhé.
Cà chua
Cà chua thuộc loại quả mọng, nhiều nước, thích hợp bảo quản nơi ấm hơn trong tủ lạnh. Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ làm xuất hiện các dấu chấm đen và thay đổi mùi vị, đồng thời cũng làm cà chua trở nên mềm nát hơn.
V́ thế, chúng ta không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh để tránh làm chúng héo đi và không c̣n độ tươi ngon.
Khoai tây
Khi bảo quản khoai tây ở nhiệt độ lạnh, khí lạnh có thể phá vỡ tinh bột và biến chúng thành đường, gây cảm giác ngọt và sạn rất khó ăn. Biện pháp tốt nhất là bạn nên bảo quản khoai tây tại nơi tối, thoáng mát và khô ráo.
Cần tránh ánh sáng trực tiếp vì có khả năng sẽ làm khoai chuyển sang màu xanh, bị héo và mọc mầm. Trong trường hợp khoai tây mọc mầm, bạn nên vứt đi không nên dùng v́ khoai tây mọc mầm có khả năng gây ngộ độc.
Măng tây, bắp cải, nấm
Nhiều người thường mua rất nhiều rau củ tích trữ tủ lạnh rất lâu trong mùa dịch, nhưng với các loại thực phẩm nhưng với măng tây, bắp cải, các loại nấm tươi chỉ bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh trong 2 – 3 ngày thôi.
Quả bơ
Muốn giữ được độ ngon, bùi béo của bơ thì bạn nên để bơ ở nhiệt độ phòng là tốt nhất. Nếu lỡ mua quá nhiều không kịp ăn, bạn có thể cất nó tạm trong ngăn rau của tủ lạnh 2 - 3 ngày để đảm bảo nó vẫn giữ được độ tươi ngon.
C̣n đối với bơ đã cắt, bạn nên cho vào túi zip hay hộp đậy kín rồi mới cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Thịt ḅ, gà, lợn đă nấu chín
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nguyên tắc cơ bản khi bảo quản thực phẩm chín trong tủ lạnh chỉ từ 1- 2 ngày. V́ vậy, các loại thịt ḅ, gà, lợn khi đă được nấu chín cũng chỉ sử dụng trong khoảng 1-2 ngày mà thôi.
Hành tây
Hành tây nguyên vỏ bạn nên để ở bên ngoài hoặc bảo quản nó ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời. Không nên cho vào tủ lạnh vì nhiệt độ lạnh sẽ làm cho củ hành tây bị mềm, mốc, nhũn và hỏng rất nhanh.
Nếu muốn để trong ngăn mát tủ lạnh thì bạn nên lột vỏ rồi cho vào trong một túi nylon cột chặt miệng hoặc hộp kín. Cách này có thể giúp hành tây lạnh, giữ được độ tươi trong 7 - 10 ngày.
Các món nộm, gỏi
Hầu hết các món nộm, gỏi đều không cần dùng đến nhiệt độ để làm chín, v́ thế các vi khuẩn và kí sinh trùng dễ bị sót lại. Nếu để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến khuẩn, nấm mốc sinh sôi, những vi khuẩn này dễ gây ra các bệnh về đường ruột, thậm chí là ngộ độc. Hơn nữa, các món gỏi, nộm chứa rất nhiều gia vị như giấm, ớt… nếu để lâu cũng dễ sinh ra những chất gây ung thư. V́ vậy món ăn này chỉ ăn trong ngày.
Hải sản
Các loại đồ ăn đă nấu chín nếu để lâu, kể cả bảo quản tủ lạnh cũng sẽ khiến cho hàm lượng protein bị biến chất, gây tổn thương cho gan và thận. Nếu như v́ tiếc của bạn cố t́nh hâm đi hâm lại hải sản để ăn dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm tới gan, thận, dạ dày. V́ vậy nên nấu lượng đủ dùng và ăn hết trong ngày.