Loài cây mọc hoang, được người miền Tây chế biến món ăn dân dã, xuất khẩu sang nước ngoài bán trong siêu thị. Đó là trái bần chua. Đúng là từ một loại trái dùng để nấu các món ăn dân dã, ngày nay lại được xuất khẩu sang nhiều nước như Canada, Đức, Úc.
Ở miền Tây có câu ca dao "Muốn ăn mắm sặc bần chua/Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm". Dường như con nước tháng 9 không chỉ đem đến nguồn cá tôm trù phú mà còn là mùa bội thu của các loại cây trái hoang dại. Người ta thường nhớ đến bông súng, bông điên điển nhưng quên mất rằng, trái bần cũng là một đặc sản quý giá mà thiên nhiên đã dành tặng cho vùng đất này.
Không biết bần đã có mặt từ bao đời và tại sao lại được đặt cho cái tên "thô kệch" như thế. Chỉ biết chúng là loại quả dại, thường xuất hiện ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long với hình dáng nhỏ nhắn đáng yêu. Trái bần có hình tròn dẹt tựa như bánh cam, phần đuôi nhọn và cuống có nhiều cánh tỉa ra như hình ngôi sao.
Bần còn gọi là cây thủy liễu. Trái bần xanh ăn có vị chua và hơi chát, lúc chín tới thì vừa chua, vừa thơm, ngọt. Người miền Tây thường tận dụng cả hoa và trái bần để chế biến thành những món ăn dân dã.
Ở một số nước Đông Nam Á còn dùng lá, búp non của cây bần làm rau ăn sống. Tại Philippines, nông dân ven biển dùng trái bần ổi chín ủ thành giấm để nấu ăn trong gia đình.
Từ loại cây bần mọc hoang mà người dân lấy trái nấu các món ăn dân dã hàng ngày, trái bần được xuất khẩu sang nhiều nước Canada, Đức, Úc...
Trái bần hoang dã từ thứ bỏ đi rụng đầy ở ven bãi bồi giờ được bà con thu hoạch, lượm quả bán với giá khoảng 7.000 đồng/kg.
Ngoài việc chế biến thành thực phẩm, cây bần được cho là rất hữu ích trong đông y. Trái bần chua được sử dụng làm thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân. Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch trái lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Ở Malaysia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện rất hiệu quả.
Bởi vậy, mặc dù chỉ là một loại quả không mấy giá trị ở Việt Nam nhưng trái bần lại được người nước ngoài săn lùng, ưa chuộng.
VietBF@ sưu tập