Jackhammer Nguyễn
7-4-2021
Sau những vụ tấn công người gốc châu Á, trong đó có người Việt Nam, nếu những tuyên bố chính thức chống lại hành động kỳ thị chủng tộc được các dân biểu, nghị viên người Mỹ gốc Việt đưa ra là những điều mà tôi thấy b́nh thường, th́ cuộc biểu t́nh của người Việt tổ chức ở TP Fountain Valley và TP Irvine, Nam California, hôm thứ Bảy ngày 3/4/2021, làm tôi chú ư nhiều hơn. Đối với tôi nó là một sự thức tỉnh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, quan tâm đến chính vị thế của cộng đồng ḿnh, đồng thời gia nhập vào ḍng chính của chính trị Hoa Kỳ.
Qua những đoạn phim và h́nh ảnh ghi lại từ hai cuộc biểu t́nh cho thấy, những người tham gia trưng các biểu ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt, kêu gọi chống kỳ thị sắc tộc nhắm vào người Á châu ở Mỹ. Có đông người trẻ tuổi tham dự, nhưng cũng có người già tham gia, như báo Người Việt ghi nhận. Đặc biệt là h́nh ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ, được xem như một căn cước của cộng đồng người Việt, xuất hiện trong cuộc biểu t́nh này.
Cho đến trước khi cuộc biểu t́nh xảy ra, những biểu hiện bên ngoài các khu có đông người Việt cư trú trên đất Mỹ làm người ta có thể nhầm tưởng, cộng đồng này đă tách khỏi ḍng chính của xă hội Mỹ. Đáng buồn là những bản tin vịt bằng tiếng Việt lan truyền như dịch bệnh trong cộng đồng suốt bốn năm qua về Covid-19, về “gian lận bầu cử” Mỹ, về phong trào Black Lives Matter… Đỉnh cao của ḍng chảy bên lề lịch sử và phản tiến bộ này là h́nh ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện trong cuộc bạo loạn ở điện Capitol ngày 6/1/2021.
Một trong những người tổ chức cuộc biểu t́nh chống kỳ thị người châu Á là bà Phượng Vơ, một giáo viên trung học, cố gắng diễn đạt bằng tiếng Việt, nhưng rơ ràng và rành mạch về những quan niệm, suy nghĩ của bà, cũng như những người Việt đồng hành trong cuộc biểu t́nh đó, về các vấn đề xă hội và sắc tộc tại Mỹ.
Những người Việt này hiểu rằng, v́ sao người da đen giận dữ, nổi dậy vào mùa hè năm 2020 sau cái chết oan của George Floyd. Họ cũng hiểu rằng, người Việt là một phần của một xă hội Mỹ đa dạng, đang đối mặt với làn sóng thù hận từ những người da trắng trong suốt năm qua, sau nhiều lần ông Trump gọi Covid-19 là “Chinese virus”, “Kung flu”… cũng như ông ta ủng hộ những người da trắng thượng đẳng, chống di dân suốt bốn năm qua. Nếu họ không lên tiếng chống lại những kẻ tấn công người gốc Á, họ sẽ trở thành nạn nhân như những người gốc Á đă bị tấn công trong thời gian qua.
H́nh ảnh cuộc biểu t́nh tại Fountain Valley xóa đi ư nghĩ trong đầu tôi rằng, người Việt ở Mỹ chỉ quanh quẩn bên những hiệu ăn Việt Nam, không vươn ra bên ngoài, rằng nếu có sự kiện của người Việt th́ chỉ có chào cờ và chống cộng sản Hà Nội…
Cuộc biểu t́nh này diễn ra khi bắt đầu có những nhà hoạt động xă hội người Việt đi tranh đấu cho quyền bầu cử của người da màu nói chung, như cô Bee Nguyễn ở Georgia, cũng như giới nghệ sĩ và trí thức người Việt lo ngại sâu sắc về làn sóng thù ghét người gốc Á, như trong bài tường tŕnh của BBC Việt ngữ.
Vẫn có những người Việt “lạ lùng” kéo đến phản đối cuộc biểu t́nh ở Fountain Valley, với lư do cũng hết sức lạ là, nếu chống kỳ thị người châu Á là tiếp tay cho… cộng sản! Điều đáng mừng là, sau cuộc bạo loạn ngày 6/1, trên mạng xă hội, cũng như trên đường phố, hoạt động của những “người Việt lạ” kiểu này giảm đi hẳn.
Một sự thức tỉnh của cộng đồng về thân thận và đấu tranh cho chính ḿnh đang diễn ra. Sự trẻ trung của những người biểu t́nh báo hiệu một thế hệ mới của những người Mỹ gốc Việt. Có thể sẽ có những chỉ trích nói rằng, họ không đấu tranh nhiều cho dân chủ hóa chống độc tài cộng sản bên trong Việt Nam. Có thể là họ chưa, v́ xă hội Mỹ đang bận rộn với những vấn đề của nó, nhưng chống cộng sản và chống bất công, chống kỳ thị chủng tộc… đều có chung một mẫu số.
Những ai đă từng ngao ngán khi thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện trong cuộc bạo loạn ngày 6/1, hăy cảm ơn những người Việt trẻ tuổi biểu t́nh ngày 3/4 ở TP Fountain Valley, cũng như ở TP Irvine và vài nơi khác ở Nam Cali, v́ họ đă làm sống lại h́nh ảnh lá cờ này, cùng với những giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền.
_____
Tiếng Dân