Sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cáo buộc Mỹ ủng hộ người Kurd, do t́nh trạng đối địch âm ỉ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bùng phát hôm 15/2, khi Ankara ngày 14/2 thông tin rằng 13 người Thổ Nhĩ Kỳ đă bị PKK hành quyết trong một hang động ở miền bắc Iraq khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động một chiến dịch giải cứu vào hôm 10/2 vừa qua.
Thổ Nhĩ Kỳ giải cứu bất thành, 13 con tin thiệt mạng
Vụ căng thẳng mới nhất giữa Washington và Ankara nổ ra một ngày sau khi giới chức Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận 13 con tin là công dân nước này - bị giam giữ bởi lực lượng đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở miền bắc Iraq - đă bị hành quyết.
Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo chỉ trích vụ sát hại con tin, nhưng nói rằng vẫn cần thời gian để xác nhận sự liên quan của PKK - tổ chức đă bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) xếp vào danh sách khủng bố.
Tổng thống Erdogan gọi thông cáo của Mỹ là "nực cười" và lên án sự hậu thuẫn của Mỹ đối với các lực lượng do người Kurd dẫn dắt tại Syria, có liên hệ với lực lượng PKK tại Iraq.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đă phải nhanh chóng xoa dịu t́nh h́nh trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu vào cùng ngày 15/2, khi ông Blinken gửi lời chia buồn đến Ankara và tuyên bố "những kẻ khủng bố PKK phải chịu trách nhiệm".
Ankara ngày 14/2 thông tin rằng 13 người Thổ Nhĩ Kỳ đă bị PKK hành quyết trong một hang động ở miền bắc Iraq khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phát động một chiến dịch giải cứu vào hôm 10/2 vừa qua.
Bộ trưởng Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết 48 tay súng PKK bị giết trong chiến dịch, trong khi 3 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và 3 người khác bị thương.
Ông Akar nói 12 con tin bị bắn vào đầu và 1 người bị bắn vào vai. Bộ Quốc pḥng Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đă công bố danh tính và h́nh ảnh các con tin trên Twitter, cho thấy trong đó có 2 sĩ quan cảnh sát và 5 quân nhân. Các con tin đă bị giam giữ trong suốt 5 năm ở các vùng núi phía bắc Iraq.
"Theo các thông tin ban đầu mà hai kẻ khủng bố bị bắt sống khai ra, những công dân của chúng ta đă tử v́ đạo ngay từ đầu chiến dịch [giải cứu] dưới tay của tên khủng bố canh giữ hang", ông Akar mô tả t́nh huống khiến cuộc giải cứu thất bại, bổ sung rằng chiến dịch quân sự đă được phát động từ trước đó ở vùng Gara, miền bắc Iraq, nhằm bảo vệ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và t́m kiếm công dân bị bắt cóc.
Một tuyên bố đăng trên website của PKK nói một số tù nhân mà nhóm này nắm giữ - gồm nhân viên t́nh báo, cảnh sát và quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ - đă chết trong vụ xung đột trong khu vực. PKK phủ nhận cáo buộc làm tổn hại con tin.

(Ảnh: Reuters)
Quan hệ Mỹ-Thổ lao dốc v́ người Kurd và S-400 Nga
Dù Ngoại trưởng Blinken cố gắng "chữa cháy" căng thẳng, song trên thực tế Tổng thống Joe Biden đến nay vẫn chưa có cuộc trao đổi chính thức nào với người đồng cấp Erdogan. Trong chiến dịch tranh cử của ḿnh, ông Biden từng b́nh luận rằng Erdogan là người "chuyên quyền".
Ông Blinken cũng đánh giá trong phiên điều trần ở Thượng viện rằng Thổ Nhĩ Kỳ "không hành động như một đồng minh" của Mỹ và gợi ư gia tăng trừng phạt đối với thương vụ Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ đă bị cấm tham gia chương tŕnh sản xuất và mua thế hệ tiêm kích hiện đại F-35 của Mỹ, trong khi Washington cũng cấm hầu hết việc bán vũ khí mới của Mỹ cho đồng minh NATO này.
Chính quyền Biden trong tháng 2 đă hai lần lên án Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề quyền con người. Một nhóm gồm 50 thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ mới đây cũng viết thư cho Tổng thống Mỹ để thúc giục "nhấn mạnh với Tổng thống Erdogan" tầm quan trọng của việc phải đảo ngược "con đường độc đoán" của ông.
Trong khi đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John F. Kirby tuyên bố 900 lính Mỹ ở Syria sẽ tiếp tục hợp tác với người Kurd.

Tang lễ các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong chiến dịch tại bắc Iraq, ngày 12/2/2021 (Ảnh: AFP)
Hàng triệu người Kurd sinh sống ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp giáp với Iraq và Syria. Chính phủ Ankara đă xung đột với lực lượng PKK trong nhiều thập kỷ qua. Các chiến dịch thanh trừng nhằm vào PKK được phát động những năm gần đây ở khu vực bắc Iraq, cũng như nhằm vào các nhóm vũ trang người Kurd mà Mỹ bảo trợ tại Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn thúc ép Mỹ chấm dứt chính sách tài trợ vũ trang cho người Kurd ở Sryria. Nhà nghiên cứu Bill Park từ King’s College London, Anh, nhận định rằng "Hiện nay Washington đồng cảm nhiều hơn với sự nghiệp của người Kurd, cả ở trong Quốc hội và trong chính quyền Biden. Do đó quan hệ ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở nên khó khăn hơn sau hành động quân sự lần này."