TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Thơ ca - Poetry


Reply
 
Thread Tools
Old 12-11-2020   #1
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN



CON SÁO CỦA EM TÔI






Sau khi cha tôi mất, gia đ́nh càng ngày càng túng bấn, một ḿnh mẹ tôi không đủ sức nuôi nấng hai đứa con mồ côi nơi thành thị nên mẹ đưa hai anh em tôi trở về làng cũ .

Bên nội xóa bỏ tên cha tôi trong gia phả v́ cha tôi xé tờ khai sinh mà ông tôi cố t́nh điền tên tuổi người vợ cả vào chỗ tên tuổi mẹ tôi . Ông tôi muốn gạt mẹ khỏi cuộc đời cha tôi bấy giờ và cuộc đời tôi mai hậu. Việc ấy rất giản dị như ông đă xóa bỏ tên chú Nghị v́ chú mê cô đào cải lương gia nhập ban hát, lang thang rày đây mai đó.

Bên ngoại từ bỏ mẹ tôi ngay từ dạo mẹ có mang ba tháng v́ mẹ trốn nhà, vượt luật lệ cổ truyền, theo cha tôi làm vợ lẽ. Thành thử lớn lên anh em tôi mù mịt cả ư niệm gia tộc.

Mẹ tôi thường kể rằng trước khi lấy mẹ tôi, cha tôi đă có vợ . Người vợ ấy cha tôi không yêu thương, nên bốn năm liền bà tôi cứ hoài công mong bế cháu. Ông tôi buồn phiền, thở dài thườn thượt, ông nghĩ đến nghiệp chướng xa xôi nào, lúc này sự quả báo hiện h́nh khiến dù con gái. Thật vô phúc. Cha tôi đi vắng luôn luôn, cha năng ở nhà ông phó Nhị hầu hạ ông để ḥng ông truyền hết ngón đàn thập lục.

Cha tôi phải giặt quần áo, đấm bóp chân tay hay kiếm rượu, đồ nhắm cho ông Phó, phục dịch ông đủ điều. Rốt cuộc ông Phó vẫn giữ lại đôi ngón sở trường, ông sợ dạy hết, mai mốt cha tôi giỏi hơn ông. Bởi vậy, tài nghệ của cha tôi chưa nổi bật, và chưa đủ thời giờ nghiên cứu âm nhạc quê hương th́ cha tôi đă gặp mẹ tôi. Cuộc t́nh duyên này làm đảo lộn đời cha và ảnh hưởng rất nhiều đến anh em tôi sau này






Ông nội tôi biết chuyện tức sôi ruột, chửi bới cả gia đ́nh nhà mẹ tôi. Tiếng dữ đồn tới xóm làng bên kia sông. Ông ngoại tôi đuổi mẹ tôi khỏi cửa. Bấy giờ mẹ tôi có mang tôi được ba tháng.

Cha tôi lén lút gởi mẹ tôi nương náu nhờ người bà con xóm cuối thôn. Bà nội tôi thương con cả, lại nghe tin mẹ tôi có chửa nên bớt giận. Bà nội xin ông nội nhận mẹ tôi làm vợ lẽ cha tôi. Cuộc hôn nhân không giá thú.

Việc tưởng vậy êm thắm. Ai ngờ ông ngoại tôi lồng lộn t́m bắt mẹ tôi, đánh đập mẹ tôi một trận tàn nhẫn. Tệ hơn nữa, ông ngoại tôi lại gọt hết tóc, bôi vôi trắng xóa đầu mẹ tôi rồi mới đoạn t́nh phụ tử. Mẹ tôi phải trùm khăn vuông kín mít ngót hai năm trời.

Mẹ về sống dưới gian nhà mái dột, vách bùn trát nham nhở bên cạnh chuồng trâu của đại gia đ́nh họ Nguyễn nhà tôi.

Suốt thời gian đèo ḅng cái h́nh hài tôi, cái bọc đau khổ, mẹ tôi chịu đựng bao nhiêu điều tủi nhục. Hết người vợ cả hẹp ḥi, ích kỷ của cha tôi hằn học ghen tuông, lại đến các cô tôi kiếm cớ sinh sự.

Vợ cả cha tôi bảo mẹ tôi độn vải đầy bụng để đánh lừa ông tôi. Ông tôi nhiều bận chỉ mặt mẹ tôi dọa nạt rằng nếu đúng tháng mà không sinh nở th́ sẽ tống cổ mẹ tôi đi.

Chú Nghiêm thỉnh thoảng về thăm nhà cũng hạch sách mẹ tôi. Ông tôi quư chú Nghiêm lắm. Trong khi cha tôi mải đàn sáo, chú Nghị giang hồ phiêu bạt, chú khéo léo chiều ông tôi. Bởi thế chú Nghiêm được xuống tỉnh học, đỗ đạt giỏi giang.

Chú khinh bỉ mẹ tôi, sự khinh bỉ chú học mót của đám dân trưởng giả thành phố. Mẹ tôi đau khổ trăm chiều, ngày làm quần quật như con vật, tối ôm bụng khóc một ḿnh.

Tội nghiệp mẹ tôi, tôi chả biết ví mẹ giống ai. Đầy tớ nhà ông tôi c̣n sung sướng c̣n nói đùa nghịch, chứ mẹ tôi th́ câm nín suốt ngày đêm. Cha tôi hy vọng mẹ tôi sinh con trai và đứa đầu ḷng sẽ là nhịp cầu bắc qua những tâm hồn người bên nội với tâm hồn mẹ tôi. Chắc chắn mẹ tôi hết tủi cực.

Đến ngày mẹ tôi trở dạ, ông tôi cất vội vàng túp lều nhỏ ở xó vườn, cạnh khóm chuối tiêu. Tôi cất tiếng khóc ban đầu nơi ấy, ở túp lều xó vườn, cạnh khóm chuối tiêu, cạnh những con người hà tiện t́nh thương mến. V́ đêm tôi mở mắt chào đời, cha tôi đi vắng nên cớ sự xảy ra như tôi đa nói đoạn đầu.

Tuần lễ sau cha tôi về, cha nghiến răng xé nát tờ khai sinh rồi đưa mẹ con tôi xuống tỉnh ly. Tôi vĩnh biệt họ hàng bên nội bằng mấy tiếng “oe oe”.






Tôi lớn dần, lớn dần để thu vào tầm mắt non nớt h́nh ảnh cuộc đời cha tôi :

H́nh ảnh gă nhạc công hậu trường sân khấu cải lương, h́nh ảnh ông lái thuốc bắc, h́nh ảnh ông thư kư sở tư, h́nh ảnh ông thợ chữa xe đạp và sau rốt là h́nh ảnh ông lang chế thuốc cao đơn hoàn tán.

Măi tới ngày cha tôi mất, tôi mới thù hằn những h́nh ảnh méo mó đọa đầy linh hồn cha tôi. Sao đời cha tôi nhiều h́nh ảnh thế ? Và đời tôi nữa, h́nh ảnh thẫm nét nhất là một đêm mù mịt bên khóm chuối tiêu. Thế mà anh em tôi lại phải về quê ngoại.

Tôi không hiểu tại sao mẹ tôi chịu nhục nhă, nương náu dưới túp nhà lá bỏ hoang vườn sau, trước đây ông bà ngoại dành riêng cho bọn thợ gặt mỗi vụ mùa. Mẹ tôi chỉ nghĩ đến anh em tôi. Trời ơi, tôi muốn khóc quá.

Ở đây, chúng tôi sống lủi thủi cô độc. Mẹ tôi dọn quán bán nước chè tươi, xôi chè, canh bún ngoài bến đ̣ Đồng – đức, ḅn nhặt từng hào chỉ.

Thường mẹ dậy sớm sửa soạn đồ hàng, cơm nước buổi sáng để anh em tôi ăn. Mẹ nắm thêm hai nắm nhỏ pḥng trưa đói c̣n lót dạ tạm. Chập tối mẹ lần ṃ về nhóm bếp thổi cơm. Bữa nào hàng ế ẩm, mẹ con tôi ăn canh bún, ăn xôi chè thay cơm.

Mẹ tôi luôn luôn vui vẻ dù thỉnh thoảng cậu mợ, d́ bác tôi mỉa mai đủ điều. Họ nói những lời mà bây giờ tôi hăy c̣n nhớ. Tôi không thể tưởng tượng nỗi tê tái nghiến nát cơi ḷng mẹ khi bà ngoại gọi mà là “đồ đĩ”, bác tôi bảo mẹ là “con lăng loàn” và mợ tôi nói bâng quơ “cóc chết ba năm quay đầu về núi” .

Tôi thấy mẹ tôi cúi đầu lẳng lặng, nước mắt nhỏ giọt trên mái tóc em tôi, th́ tôi đoán rằng mẹ buồn. Hồi ấy, tuy tôi bó bỏng nhưng tôi đă biết xét đoán những con mắt soi mói, những lời tiếng bấc ch́, những bộ mặt ích kỷ của mọi người họ hàng bên ngoại.

Tôi thương mẹ. Tôi thương em gái tôi hơn, chưa được hưởng sung sướng th́ cha vội ĺa đời. Tôi hằng mơ ước một mai khôn lớn, tôi sẽ kiếm tiền nuôi mẹ, sẽ tậu nhà ở tỉnh, mẹ tôi thôi bán hàng, em tôi cắp sách đi học.

Nghĩ vậy tôi thèm đọc sách lắm. Khốn nỗi mẹ tôi nghèo cực, lấy tiền đâu mà mua. Tôi đành học ôn mớ sách cũ nát và dạy em tôi từng trang, từng đoạn dè sẻn, sợ hết chữ.






Đám con cái cậu mợ tôi vào hùa cha mẹ chúng bắt nạt anh em tôi. Hễ em tôi hở ra món đồ chơi nào là chúng nó t́m cách ăn cắp. Tôi đ̣i, chúng xúm nhau đánh đập tôi sưng tím cả mặt mày.

Em tôi khóc, mẹ tôi thở dài đau đớn. Dần dần cuộc sống quen nếp. Anh em tôi biết thân phận, bắt chước mẹ tôi, tập nhịn nhục, tập nghiến răng và hy vọng. Anh em tôi đùa nghịch với nhau, chẳng dám lai văng đến thềm nhà ông bà ngoại.

Tôi hay bắt dế, bắt chuồn chuồn, bắt công cống cho em tôi chơi. Bạn bè của chúng tôi có chừng chỉ có con chim chích cḥe sáng nào cũng đậu trên cành soan ca hát líu lo rồi tung cánh bay xa t́m mồi. Em tôi thích chim. Tôi vụng về, không trèo cao được. Tôi hẹn sẽ bắt tặng em tôi một con sáo khi mùa xuân sang.

Mùa xuân, hoa soan vườn nhà nở nhiều, mầu tím dịu mắt. Mẹ tôi nói hoa soan nở chỉ tổ đuổi muỗi mệt xác. Cùng lượt hoa soan khoe sắc, sáo trên rừng đổ xô xuống đồng bằng hàng đám, cơ man. Em tôi nh́n những con sao đen, lông muôn muốt, viền mắt vàng vàng, ra chiều thèm ước.

Tôi theo bọn trẻ con bến đ̣, lấy rổ rách, vất cạp rồi buộc lại tựa h́nh cái đó đơm tép. Xong, tôi bó manh chiếu bên ngoài bịt chặt một đầu, c̣n đầu kia để ngỏ cho sáo ra vào. Tôi buộc tổ sáo trên cành sung thấp nhất.

Hai hôm sau vợ chồng nhà sáo bắt đầu tha rác về tổ của anh em tôi. Chúng tôi hoan hỉ đợi chờ. Em tôi chưa chi đă vọi lo cái lồng nhốt con sáo. Tôi bảo em tôi phải mong ba tháng. Em tôi sốt ruột. Ngày nào cũng hỏi thăm sáo. Mẹ mắng em, em dỗi bỏ cơm. Tôi dỗ dành em mới chịu ăn.






Ít lâu sau tôi trèo lên thăm tổ. Tôi tḥ tay tận phía trong và biết sáo đẻ bốn trứng. Tôi lôi ra xem. Trứng sáo to bằng ngón tay cái của tôi, màu xanh xanh vân vân đẹp quá. Tôi kể chuyện em nghe. Em nhẩy reo ầm ỹ. Mẹ tôi dọa rằng :

– Rắn ưa t́m tổ chim ăn trứng. Con liệu hồn, nó cắn th́ chết.

Tôi phát run, thề sẽ chừa thói liều lĩnh nguy hiểm. Nhưng em tôi muối coi trứng sáo, em cứ nằn ń đem xuống một trứng. Tôi đành mạo hiểm lần nữa. Lúc tôi đang lúi húi trước cửa sổ th́ vợ chồng đôi sáo bay về. Chúng nó lượn trên đầu tôi, kêu inh ỏi. Tôi bỏ trứng vào túi áo, tụt xuống, sướt cả tay, máu chảy đầm đ́a.

Em tôi thỏa măn sự ṭ ṃ, em trông tôi, thương hại. Tôi an ủi em và trả lại trứng cho sáo.

Tối hôm ấy mẹ tôi đánh tôi hai roi tội không vâng lời. Mẹ nói :

– C̣n trèo nữa, sáo sẽ bỏ tổ .

Anh em tôi lo ngại ngủ chẳng ngon giấc. Ngày tháng mùa xuân trôi vùn vụt. Một buổi sáng anh em tôi nghe rơ tiếng sáo con kêu trong tổ, em tôi hỏi :

– Anh ơi ! Sáo con có bú mẹ không ?

Tôi vuốt tóc em dịu dàng trả lời :

– Em bú mẹ chứ sáo nào bú mẹ .

Em ngây thơ :

– Thế làm sao nó lớn được ?

– À sáo mẹ mớm mồi .

– Sáo bố làm ǵ hở anh ?

– Sáo bố đứng canh. Em nh́n th́ biết. Kia ḱa, trên cành cây gần tổ. Khi sáo mẹ mớm mồi cho các con, cũng như khi ấp trứng, sáo bố bao giờ cũng lởn vởn ngoài tổ em ạ!

Tôi giảng nghĩa thế v́ tôi nghe lỏm bọn trẻ con ngoài bến đ̣. Em tôi ngạc nhiên, ngây người đứng ngắm. Lát lâu em mỉm cười nũng nịu :

– Sáo con ngủ, sáo mẹ có ru không anh ?

– Chắc có .

– Anh biết à ?

– Th́ anh đoán, chim cũng như người vậy em ạ !

– Mẹ ru em bằng bài “Con c̣ mà đi ăn đêm” , sáo ru con bằng bài ǵ hở anh?

– Anh chịu, chả biết được .

– Giá sáo là người để em hỏi nó chắc thích lắm anh nhỉ ?

– Ừ .






Đám con cái ngỗ nghịch của cậu mợ tôi đă thấy chỗ tôi buộc tổ sáo. Tôi tức’ sôi ruột, tức muốn đốt nhà chúng nó. Chúng nó ŕnh ṃ làm tôi không thể ra bến đ̣ trông hàng giùm mẹ tôi những lúc đông khách. Anh em tôi thay phiên nhau canh gác.

Mẹ tôi khuyên tôi nên chia sáo cho chúng nó. Tôi miễn cưỡng phải rỡ tổ đáng lẽ chờ vài hôm nữa sáo con già dặn hơn. Hôm tôi bắt sáo con, vợ chồng sáo bay lượn kêu thảm năo. Sáo mẹ sà xuống sát đâu tôi như thể nó sắp mổ mắt tôi. Chẳng trách cha tôi xé tờ khai sinh, mẹ tôi chịu vất vả, khổ sở.

Mẹ tôi mua giỏ bắt cua để tôi nhốt sáo. Cậu mợ tôi chọn lựa ba con đẹp, lớn ; phần tôi là con sáo đẹt, bé nhỏ, xấu xí nhất đàn. Tôi buồn, khóc mấy đêm ṛng. Làm sao tôi nhớ hết mọi chi tiết vụn vặt cái hôm ông cậu bà mợ tôi chia sáo ? Cậu tôi bóp con sáo xấu số của tôi khiến cho nó há mỏ ra. Em tôi run rẩy chỉ sợ nó chết ?

Mợ tôi bảo :

– Bọn mày nuôi sáo làm quái ǵ, cơm c̣n không đủ ăn lại có cơm thừa nuôi sáo.


Tôi cáu tiết căi lại :

– Sáo ăn cào cào chứ cần ǵ cơm gạo.

Cậu tôi chẳng nể nang ǵ mẹ tôi cả, cậu chúi đầu tôi một cái thật mạnh. Tôi lao đao xuưt ngă. Cậu mắng mỏ :

– Đồ chết cha, đồ con hoang có khác. Anh em mày lớn lên th́ thành đồ ăn cắp !

Tôi nín lặng, em tôi chạy vào ôm lấy mẹ. Và cả tôi cũng lủi thủi cầm con sáo vừa đi vừa khóc.

Tiếng khóc của em tôi, em tôi rơ ràng hơn. Mẹ tôi thương anh em tôi, mẹ bỏ bán hàng nửa buổi đan cái làn mắt thưa. Mẹ bảo nhốt sáo vào đấy rồi treo lên cây, sáo mẹ luyến con sẽ mớm mồi, như vậy sáo chóng lớn.





C̣n tiếp ,

Last edited by hoathienly19; 12-12-2020 at 18:31.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	hinh-anh-dong-ben-cua-so-400x280-1.gif
Views:	0
Size:	67.2 KB
ID:	1705543
The Following 3 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
cha12 ba (12-28-2020), hoanglan22 (12-12-2020), Lien53 (12-17-2020)
Old 12-12-2020   #2
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default



Tôi nghe mẹ. Quả con sáo của anh em tôi được sáo mẹ chăm lo chu đáo.


Đám con cái của cậu mợ tôi ghen ghét. Chúng nó chăm chăm đ̣i bắn đôi sáo già. Tôi chỉ ngại nhỡ chúng bắn sáo của tôi. Bọn ranh con mất dạy, ích kỷ bắn súng cao su không trúng, chúng nó nhờ người thổi ống x́ đồng.

Buổi sáng hôm cái gă mắt chột ŕnh rập ngoài vườn, anh em tôi lo cuống quưt. Em tôi nh́n sâu chim đủ loại : chào mào, chích cḥe, liếu tiếu lủng lẳng trên vai hắn, em nói nhỏ :

– Khéo nó bắn chết sáo mất anh ạ !

Tôi run run trả lời em :

– Đừng sợ em ơ i! Mắt nó chột bắn chả tin đâu.

Nhưng đôi sáo già đi kiếm mồi đă về. Tim anh em tôi đập mạnh. Tôi rơi mắt lên cành sung chờ đợi. Sáo bố đậu cách cái làn khá xa, sáo mẹ mon men lại gần mớm mồi. Trong lúc đó, viên đạn đất oan nghiệt từ ống x́ đồng thổi phụt ra. Sáo bố trúng đạn rơi xuống ao. Em tôi giật nẩy ḿnh kêu lớn :

– Chết em rồi !

Tôi cảm thấy như viên đạn trúng đầu tôi. Con sáo bố đă chết. Sáo mẹ bay lượn, rỉa rói ai oán hàng giờ . Em tôi ứa nước mắt :

– Sáo của anh em ḿnh mất bố rồi nó sẽ khổ lắm anh nhỉ?

Câu nói khiến ḷng tôi se lại. Tôi nhớ cha tôi. Phải chi cha tôi c̣n sống th́ anh em tôi đâu khổ sở thế này. Sáo mẹ thỉnh thoảng bay tới, nó chỉ dám sà vội qua cái làn, có khi sáo con chưa kịp há mỏ, mồi đă rơi mất. Sáo mẹ sợ sệt tất cả. Tôi chạnh nghĩ đến mẹ tôi mà buồn vời vợi.

Em tôi lo cho sáo con, đ̣i mang xuống. Tự đấy sáo mẹ không trở lại nữa. Có lẽ nó đă chết v́ cô độc hay đă về rừng. Chúng tôi nuôi sáo bằng chuối.

Dần dần sáo lớn, tôi ra đồng đập cào cào lấy mồi nuôi sáo. Tội nghiệp sáo con côi cút, đêm ngày âm thầm chui rúc trong cái giỏ cua. Em tôi đang phân vân không hiểu mai kia sáo lớn nhốt vào đâu. Ước ǵ có cái lồng tre, chúng tôi mơ ước song mẹ tôi không thừa tiền chiều chuộng con.

Giữa lúc đó th́ chú Nghị đến thăm mẹ tôi. Họ hàng bên nội nhà tôi chỉ chú Nghị là kẻ có ḷng. Bao nhiêu năm tháng qua rồi, từ ngày tôi sinh ra đời tới bây giờ, chú luôn luôn an ủi, giúp đỡ mẹ tôi. Tuy chú nghèo, tôi thường nghĩ giang hồ phiêu bạt như chú, giầu sao được.

Chú Nghị tốt lắm, chú bên vực mẹ tôi thuở mẹ tôi bị cả gia đ́nh chồng xúm vào cấu xé, đay nghiến chỉ v́ mẹ tôi thương yêu cha tôi quá đến nỗi mẹ bằng ḷng lấy cha tôi không cần giá thú.

Hôm đưa xác cha tôi tới nghĩa địa, tôi thấy chú khóc nức nở khi những tảng đất phủ kín dần chiếc quan tài bằng gỗ mộc. Tôi c̣n đủ trí nhớ để h́nh dung ra bộ mặt khắc khổ phong sương của chú Nghị. Và h́nh dung ra th́ tôi lại ghét cay đắng ông bà nội, các cô các chú tôi, nhất là người vợ cả ích kỷ của cha tôi.






Dạo cha tôi ở Hà – nội, ban tuồng chú Nghị sau nhiều chuyến lang thang dọc. đường gió bụi, trở về tŕnh diễn tại thành phố này. Chú dành ghế cho cha mẹ tôi xem tuồng liên miên. Mỗi buổi tan hát, chú dẫn đi ăn ḿ.

Khi rảnh rang, chú dắt tôi tới vườn Bách – thú xem xiếc hoặc dạo mát loanh quanh trong công viên rồi ra ngồi ăn bánh tôm trên đường Cổ – ngư bên hồn Trúc – bạch.

Mỗi phố tôi qua, chú dạy tôi cách trông chừng hai đường xe cộ lưu thông. V́ chú cháu tôi hay thơ thẩn buổi sáng, chú bảo tôi thở hít mạnh, chú giữ lưng tôi ngay thẳng tựa người lính tập đứng nghiêm.

Tôi yếu đuối, chắn chắn sự yếu đuối ảnh hưởng phần nào những ngày mẹ tôi mang thai tôi, tâm hồn mẹ bị dằn vặt, thôi thúc thời gian đó. Huệ, Lê – Lợi, Lư – Thường – Kiệt, câu kết luận của chú bao giờ cũng hàm đầy ư khuyến khích :

– Cháu gắng lên, mai mốt cháu sẽ giỏi, cháu sẽ hănh diện làm con của cha mẹ cháu.

Tôi không nghe chú nói tới quăng đời luân lạc chim nổi của một kép hát. Sau này vợ chú bỏ chú lấy người khác, chú nghiện rượu và thù hằn tất cả.

Tôi không biết tại sao chú hay giấu điếm sự uẩn ức mà đáng lẽ nói được th́ chú bớt giận dữ kẻ khác trên đời. Nhưng, ngay trong những cơn điên tàn bạo, chú tôi rất hiền ḥa với mẹ tôi.

Tôi nhớ dạo gia đ́nh tôi sống ở ngoại ô Khâm – thiên, nhà tôi phải đi qua cái ngơ hẹp bẩn thỉu. Một buổi tối, tôi đang cắm cổ bước, v́ tôi sợ ma, th́nh ĺnh chú Nghị nấp sau đám giậuu kêu “ú a ú ớ” cơ hồ tiếng ma quỷ giận hờn rồi xô ra chắn lối.

Chú muốn dọa tôi nên chú chơi thế. Song lúc ấy tôi không thèm hiểu. Trong khoảnh khắc, đầu óc tôi tràn ngập sợ hăi, khích động. Tôi cáu tiết đá chú nột cái thật mạnh. Tôi mới lên mười nhưng tôi mang giầy, trong cơn tức giận tôi đá mạnh kinh khủng và cái đá làm sước ống chân chú Nghị. Máu chảy ṛng ṛng, chú đau đớn, rên nhè nhẹ rồi ngẩng lên mỉm cười. Chú ôm tôi xin lỗi. Tôi khóc thương chú khiến chú rớt nước mắt.

Chú Nghị mang vết sẹo trên da tháng năm nối tiếp. Thỉnh thoảng vui vẻ, chú kéo ống quần khoe vết sẹo. Anh em tôi lại sà vào ḷng chú nũng nịu.

Ngày mẹ tôi d́u anh em tôi về quê ngoại, chú phiêu bạt măi tận Sài – g̣n. Thành thử chúng tôi trống rỗng buồn tẻ. Không ai bênh vực an ủi anh em tôi. Nay tự nhiên chú Nghị đến, hỏi chi anh em tôi không vui mừng sung sướng.

Bên ngoại vẫn thù bên nội v́ ngày mẹ tôi trốn nhà theo cha, ông nội cứ gọi tên ông ngoại chửi bới, trách móc. Lúc này chú Nghị có mặt ở đây, tôi thấy chú nhét bông đầy tai và đeo kính râm suốt ngày.

Chú mua cho tôi vô số sách đẹp. Chú dạy anh em tôi học. Tôi thích chú Nghị nói chuyện lịch sử. Em tôi th́ bận tâm về con sáo nhỏ. Em khóc khi chú dạy tôi toán pháp. Chú hỏi em tại sao, em bảo ước’ ǵ có cái lồng như bọn anh chị em con cậu con bác tôi.

Chú Nghị vuốt tóc em, chú tháo cặp kính, mắt chú đỏ ngầu, chú thẫn thờ giây lát rồi ghé tai em tôi thầm th́. Em tôi nhảy lên reo múa. Mấy hôm sau, chú bỏ việc dạy học, ngồi cặm cụi vót tre đan lồng.

Ba bốn ngày liền chú mới đang xong. Cái lồng sáo của em tôi đẹp chả thua ǵ lồng bán ngoài bến đ̣. Chú làm chiếc thang ngang lấy chỗ cho sáo đậu, chú buộc cóng đựng nước và cóng chưa có gạo, nước. Con sáo được nuôi trong lồng , chú bỏ đi. Mẹ tôi giữ thế nào cũng chẳng nổi. Tôi hết hy vọng học chú.

Hôm chú mới đến, chú hứa chú ở lâu, chú nói dối anh em tôi. Chú Nghị ra đi, ít tháng sau được tin chú chết, mẹ con tôi buồn năo nuột. Từ đó, sớm chiều anh em tôi đành tâm sự với con sáo.

Tôi ra đồng đập cào cào, châu chấu làm mồi cho sáo ăn. Em tôi thích đút chuối cho sáo. Em cắn miếng chuối nhỏ, xâu vào đầu cây tăm. Em thổi sao miệng, chú sáo đói kêu “ khách khách ” trả lời rồi há mỏ ra đợi em tôi mớm ăn. Em c̣n cho sáo ăn thịt nữa.






Những buổi trời ấm áp, em tôi tắm sáo, rửa lồng. Nh́n sáo phơi ḿnh dưới ánh nắng, mắt em tôi bừng lên những tia sung sướng, hy vọng. Em hay thả sáo tự do nhởn nhơ khỏi lồng. Em đi trước, sáo theo sau tựa hồ đôi bạn côi cút thương yêu nhau.

Con sáo của em khôn lắm, nó thường “ làm nũng ” em lúc em cho nó ăn. Nó nhảy lên cánh tay em rồi bậy trắng ḷe áo. Em thích ôm sáo trong ḷng đôi bàn tay hoặc để nó đậu trên vai rất âu yếm. Bữa nào sáo ăn ít, em sợ sáo ốm, sáo chết, em buồn có khi em khóc. Nhiều đêm trời mưa băo, em ngủ không yên, thức giấc là hỏi chuyện sáo.

Ngày tháng trôi qua, con sáo của em tôi thay h́nh đổi dạng. Bộ lông đen mượt, nó nhẩy nhót luôn chân. Nó đă biết mổ gạo. Như thế anh em tôi khỏ cần lo cào cào, châu chấu, chuối, thịt nữa. Mẹ tôi bảo bóc lưỡi sáo vài lần th́ nó mới nói được.

Em tôi sợ sáo đau nên ngần ngừ. Nghe ai mách rằng cho sáo uống nước cua kẻo nó “sốt rét”, em tôi định làm, song mẹ tôi mắng :

– Sáo đẻ ở đồng bằng th́ ngă nước cái ǵ, chỉ vẽ chuyện.

Thế rồi anh em tôi cũng phải nhờ mẹ tôi bóc lưỡi sáo. Con sáo xấu xí út ít không ngờ đẹp quá. Bọn trẻ gạ gẫm mua, anh em tôi từ chối. Chúng nó tức giận bèn mang con mèo già hung ác tới dọa nạt. Anh em tôi thay phiên gác sáo.

Bây giờ con sáo tập hót. Mắt nó c̣n viền vàng xinh đáo để. Thỉnh thoảng vắng người nó líu lo đôi tiếng. Hễ có người th́ nó câm tiếng. Em tôi cho rằng nó xấu hổ.

Một buổi trưa anh em tôi đang thiu thiu ngủ bỗng nghe con sáo kêu hoảng hốt. Em tôi vùng dậy, thấy ở thềm nhà gă mèo hung ác đứng gầm gừ nh́n lên. Em vác guốc ném trúng mèo, nó co đuôi chạy mất. Chúng tôi lo sợ. Mẹ tôi bắt mang lồng sáo ra ngoài hàng, tối mang về.






Khách hàng ghé quán mẹ tôi, họ dạy anh em tôi cách tập sáo nói. Họ bóc hộ lưỡi rồi họ che kín mít lồng. Quả nhiên sáo không nh́n rơ ai, hót líu lo. Giọng nó trong vắt mà buồn làm sao. Trưa hè ở bến đ̣ vắng vẻ, tiếng nó gợi cho anh em tôi bao nỗi nhớ nhung thương tiếc. Tôi lại nhớ chú Nghị, nhớ cha tôi. Dần dần em tôi dạy nó nói. Bài học vỡ ḷng để sáo nói tiếng người là :

– “ Sáo dạ, sáo dạ, nhà có khách ” .


Em tôi kiên nhẫn dạy sáo, măi rồi con sáo côi cút của em tôi nói được. Em ngây thơ lắm, em dạy cả sáo hát, dạy nói những lời hết sức tha thiết :

- “ Sáo nhớ mẹ, sáo khóc “.


Con sáo dường như hiểu nỗi ḷng của em tôi nên cố gắng. Khi em hát, sáo hót và nói “Sáo nhớ mẹ…” Càng ngày sáo hót càng hay. Thấy là lạ, ông ngoại tôi xuống chơi nhà tôi nghe sáo nói.

Việc này quá sự tưởng tượng của mẹ tôi. Từ ngày gia đ́nh tôi về nương náu ở đây có khi nào ông ngoại tôi thèm thăm hỏi. Ông thích con sáo, ông đ̣i mượn. Em tôi lăn ra khóc’ từ chối. Sau hôm ấy, ông ngoại ghét anh em tôi hơn.

Ở bến đồ, vô khối người muốn mua, họ trả một trăm đồng nhưng em không bán. Mẹ tôi khuyên em nên bán v́ trăm bạc sẽ may được cho hai anh em tôi mỗi đứa hai bộ quần áo diện tết. Em tôi không cần quần áo, nếu mẹ bán sáo th́ em tôi sẽ nhịn đói đến chết. Cuối cùng mẹ chiều em.

Anh em tôi có con sáo nên bớt cô độc. Trẻ con hàng xóm năng lui tới nhà tôi trừ bọn anh em họ độc ác của tôi. Trong quăng đời thơ ấu buồi tủi, anh em tôi thèm thuồng đủ thứ. May mắn mẹ đưa anh em tôi về quê chứ ở lại Hà – nội th́ anh em tôi c̣n khổ sở dường nào. Điều chắc chắn là em tôi không có con sáo để trút nỗi niềm.

Em tôi ưa ngồi một ḿnh nói chuyện với sáo. Em tôi kể nỗi hiu quạnh của em làm như sáo hiểu nổi. Em hỏi sáo :

– Mất bố mẹ sáo có khổ không ?


Rồi em nói tiếp :

– Khổ ư ? tội nghiệp nhỉ , bé bỏng th́ chỉ bị bắt nạt thôi sáo ạ ! Sáo đừng khóc nhé ! À sáo ăn no chóng lớn, chớ bỏ bữa, gầy c̣m rồi chết th́ tôi buồn đấy sáo ạ ! Chả ai chơi thân với người nghèo như ḿnh đâu.


Con sáo đôi khi vô t́nh buột miệng :

– “ Sáo nhớ mẹ sáo khóc ”


Em tôi dỗ dành :

– Ừ, sáo nhớ mẹ, tôi cũng nhớ cha. Sáo khóc à, th́ khóc đi…

Tôi nằm nghe, nước mắt trào ra cay đắng. Dạo ấy tôi mới chỉ mười ba tuổi, em tôi tám tuổi. Nhưng tôi sớm tiếp nhận nỗi u sầu vào tâm hồn. Và bao nỗi niềm tủi nhục thay phiên hất hủi mẹ con tôi nên tôi đă khôn ngoan, đă biết khinh bỉ họ hàng bên nội bên ngoại trừ chú Nghị.

Cuộc đời đọa đầy tôi ngay ở cái tuổi đáng được hưởng hạnh phúc, sung sướng. Thành ra nếu có ai nghi ngờ, tôi vẫn nói rằng suốt thời thơ ấu của tôi, tôi không biết trông trăng trông sao, không biết bẻ hoa bắt bướm mà chỉ biết be bờ ruộng đơm đó kiếm tép để ăn, ăn thừa th́ mẹ tôi đem ra bến đ̣ bán.






Cùng tuổi tôi, đám con cái của cậu mợ tôi c̣n ṿi vĩnh cha mẹ, ngu ngơ chả hiểu ǵ. Thế mà tôi hiểu cách rang cám cho thơm, cắt màn cũ khâu thành vó, vót tre thành giọng, cất vó tôm. Tôi hiểu cách cưa ống nứa, đan hom đào giun xào với lá ḅng thả ống lươn. Tôi hiểu cách đan rọ cá rô, ngâm thóc vào nước gạo cho thối nhử đàn cá.

Tôi hiểu nhiều lắm, hiểu cả những lời bóng gió, mỉa mai của thiên hạ để sau này bước xuống cuộc đời đem tâm sự của một con chim hụt mũi tên.

Mẹ tôi ví tôi như trái chín rấm. Tôi tưởng tôi là trái chín hoang.


V́ trừ trái chín cây không thèm kể đến, trái chín rấm c̣n được người ta xếp vào ḷ hay bỏ vào vựa, vào chum, người ta nhét vào đầy lá soan cho mau chín chứ đời tôi, đời anh em tôi nhất định là hai trái chín hoang.


Ngày nào đó, người ta thấy hai trái xanh quá, xấu xí quá, người ta ném vô bụi giậu. Mưa, nắng, gió băo tới tấp, chịu đựng nổi th́ trái chín. Tôi biết tôi chịu đựng nổi bởi v́ ngoài họ hàng bên nội bên ngoại c̣n mẹ tôi, c̣n chú Nghị.

Ngoài đám con cái cậu mợ tôi hay bắt nạt, hếp đáp anh em tôi c̣n bọn trẻ con ở bến đ̣ Đồng – đức dạy tôi buộc tổ sáo…

Và mai mốt tôi sẽ chín, chín chẳng để trả thù ai đâu, nhưng chín để kể lại chuỗi ngày tháng anh em tôi nuôi con sáo.




C̣n tiếp ,



Last edited by hoathienly19; 12-17-2020 at 18:10.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
cha12 ba (12-28-2020), Lien53 (12-17-2020)
Old 12-18-2020   #3
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default

Con sáo là niềm an ủi duy nhất, là niềm kiêu hănh duy nhất của anh em tôi. Trong khi chung quanh tôi, trẻ con nhà giầu nuôi sáo bằng lồng son, cóng sứ, thức ăn th́ gạo trộn ḷng đỏ trứng gà, nước uống th́ pha sôm nhị hồng, sáo của chúng nó vẫn chết. Anh em tôi nuôi sáo chỉ có gạo trắng, nước lă, lồng tre mà sáo hót lại hót hay, sáo nói lại nói giỏi. Tưởng con sáo cũng nên kiêu hănh.

Với t́nh thương mến của anh em tôi, với cái lồng do chú Nghị đan, nó đă thành con sáo quư khác cả những sáo quư nhất trên đời.

Tính ra anh em tôi nuôi sáo dă lâu. Năm ngoái mẹ tôi buôn bán phát tài, tết nhất cũng đủ bánh trái, thịt ăn mấy ngày. Anh em tôi mỗi đứa có bồ quần áo mới , có tiền xu, tiền hào chơi đáo, chơi c̣ quay, có tranh con lợn treo tường, có long đ́nh, tượng bụt chơi làm đ́nh làm chùa.

Giá nghe mẹ bán con sáo th́ tiếc chừng nào. Năm nay hàng quán ế ẩm. Suốt mùa đông mưa lê thê, bến đ̣ vắng khách. Mẹ tôi lại đau yếu luôn luôn, phải nghỉ ở nhà.

Con sáo cùng chung nỗi buồn, biếng ca hót lười bay nhảy, nó quên cả lải nhải mấy câu nói em tôi dạy thuộc ḷng.






Trời cuối tháng chạp mưa phùn rả rích. Gió bấc thổi vù vù. Rét thấu xương. Anh em tôi co ro trong ổ rơm, lồng sáo đặt bên cạnh. Mẹ tôi lại sốt từ hôm ông Táo lên chầu trời. Ba hôm nữa tết rồi mà mẹ vẫn nằm rên rỉ. Tôi lo ngại quá, tâm hồn thờ thẫn.

Em tôi sốt ruột v́ trời mưa. Nhà chỉ c̣n gạo, mẹ tôi chưa sắm sửa đồ cúng. Gà vịt cũng chưa mua. Cho đến tối ba mươi, mẹ tôi lên cơn sốt nặng. Mẹ tôi rên hừ hừ. Đắp hai cái chăn, hai cái chiếu, mẹ vẫn c̣n rét.

Anh em tôi ôm nhau khóc thút thít. Em hỏi những câu quái gở khiến tôi rùng ḿnh.

– Anh ơi ! liệu mẹ có chết không ?

– Không, mẹ phải sống nuôi anh em ḿnh thành người chứ.

– Sao măi mẹ chải khỏi ǵ cả ?

– Tại trời mưa lạnh, tạnh nắng là mẹ khỏi, em đừng lo.

Tôi nói dối em tôi tại mưa lạnh, thực ra mẹ tôi chẳng uống thuốc men ǵ cả. Con nhà nghèo, ốm no ḅ dạy. Tôi thường bị sổ mũi, ho mà có cần mời thầy lang đâu. Nằm vài bữa, trở dậy lại khỏe như cũ. Tôi tin thế nên đỡ lo.

– Dạo cha c̣n sống mẹ có ốm nặng không anh ?

– Anh chả nhớ rơ .

Trưa nay, em ngủ nằm mơ thấy cha, em nhớ cha quá, ước ǵ cha sống lại…

Em tôi khóc to hơn. Tôi ôm em vào ḷng, thương mến. Bên ngoài trời c̣n mưa lai rai. Đêm cuối năm mù mịt. Anh em tôi lo lắng không dám ngủ.

Lúc mẹ tung chăn chiếu, anh em tôi nhảy bổ vào ôm mẹ . Hơi nóng và mồi hôi sau cơn sốt thoát ra sưởi ấm anh em tôi giữa đêm trừ tịch . Mẹ tôi vuốt tóc em .

– Mai, ngủ thôi chứ con, mai dậy sớm mẹ mừng tuổi tiền mua pháo tép.

Em tôi nũng nịu :

– Con mua pháo ống lệnh cơ !

– Ừ th́ mua pháo ống lệnh .

– Mới lại cái gương cho con sáo nó soi .

– Gớm cô ả ṿi vĩnh măi .

Mẹ tôi chiều con, mẹ nói hơi nhiều, giọng mẹ mệt nhọc. Tôi định hỏi mẹ cái ǵ, nhưng thương mẹ lại nghĩ không ra. Anh em tôi tắt đèn đi ngủ.

Sáng mồng một tôi dậy sớm. Em tôi ngủ mê mệt, tôi đắp thêm chiếu cho em ấm áp ngủ lâu. Mẹ tôi h́nh như đă đỡ. Mẹ nh́n em tôi, lắc đầu ái ngại.

Dưới ngọn đèn lù mù, tôi thấy nước mắt mẹ tôi lăn tăn trên g̣ má xanh xao, khắc khổ. Mẹ tôi nói nhỏ :

– Hữu này, mẹ dặn con nghe nhé ! Hôm nay đừng lởn vởn ngoài ngơ, đừng lấy tiền của ai cho .

Mẹ tôi dặn tôi bằng thừa. Cậu mợ tôi dạy tôi nhiều bài học độc ác, giả đạo đức quá rồi , tôi thèm thuồng ǵ mà ngửa tay ra để người ta nhổ bọt vào. Nhưng tôi phải đáp :

– Vâng ạ !

Giọng mẹ tôi đứt từng câu ngắn :

– Tại mẹ ốm… thành thử… tết này nhà ḿnh… thiếu cỗ . Con nhớ… thắp hương… bàn thờ cha con nhé! Con lớn rồi, chả cần, chứ em con, ngày tết… không được miếng thịt…

Mẹ tôi bỏ lửng câu nói, ôm mặt khóc tấm tức.






Tôi bỏ ra ngoài sân. Trời lạnh hẳn. Phía nhà trên, gia đ́nh ông ngoại đang giết gà, vo gạo, thổi xôi… Chiều qua nhà ông mổ lợn. Tôi muốn lên chầu chực để may ra ông thương hại thí cho một miếng về ăn tết. Song tôi nhớ tới chú Nghị, tới những bài học làm người chú dạy tôi nên tôi lại thôi.

Dường như hồi chú ghé đây để đan cái lồng sáo, chú nh́n tôi rồi gật gù, bao giờ chú cùng gật gù sau buổi dạy học :

– Cháu thông minh lắm, cháu giỏi lắm .

– Nhưng mẹ cháu nghèo .

– Hề ǵ, đói rách đâu phải là tội lỗi, cháu đừng buồn . Rồi ngày kia cháu sẽ lẻ loi, cháu sẽ thấy trong sự đau khổ người ta mới xét đoán mọi việc đứng đắn .

– Rồi cháu có sung sướng không chú?

– Chú không dám nói cháu sung sướng nhưng chú quả quyết cháu có tài, có nhiều tài…

– Thật hả chú ?

– Thật chứ, song cháu chả nên quy lụy ai , quy lụy nó hèn con người đi th́ rồi cái tài cũng đến xếp xó .

Chú ưa kể chuyện cha tôi và ngón sở trường âm nhạc :

- Đàn thập lục.

Chú bảo ngày ông nội đuổi cha tôi khỏi nhà, cha tôi không có đồng xu nào dính túi. Thế mà cha tôi gây dựng nổi đời cha. Tại cha tôi chết sớm chứ không thể nào cũng có ngày cha về làng mua đất dựng nhà. Tôi kém cha tôi nhiều quá, tôi chỉ biết khóc.

Lúc này đứng nh́n thiên hạ đón xuân, tôi nghĩ đến em gái tôi, nghĩ đến miếng thịt gà, thịt lợn hay thịt chim khi em tôi tỉnh dậy. Anh em tôi chỉ có mỗi con sáo. Con sáo nuôi bao nhiêu ngày mới biết nói. Chẳng lẽ tôi giết nó ?

Chẳng lẽ em tôi ăn cơm với muối ngày đầu năm ?

Năm nay em tôi mười tuổi, mười mùa xuân bay vụt qua, mười mùa xuân tẻ nhạt, buồn thảm chấp nối thành thời thơ ấu của em tôi. Mùa xuân trôi theo kỷ nhiệm, có khi nào níu lại được ? Tôi không muốn em tôi lớn lên phải nghẹn ngào nhắc tới một trang chua chát, xiên lệch trong cuộc đời.

Vậy th́ tôi sẽ giết con sáo. Tôi nghĩ tôi biết buộc tổ, biết nuôi sáo, nuôi bằng cái lồng của chú Nghị th́ sáo nào chẳng biết nói, biết hót. Dẫu con sáo này chết, tháng sau tôi buộc tổ sáo khác.

Mùa xuân tàn rất nhanh, tôi có đàn sáo mới, tôi nuôi một đôi để chúng quyến luyến nhau cơ hồ anh em tôi, chắc em tôi sung sướng lắm. Ư tưởng ấy khiến tôi bớt se sắt, bớt tủi nhục.

Tôi len lén trở vào xách cái lồng sáo xuống bếp. Trời c̣n tối, sáo không nhận ra tôi. Nếu nó chết th́ nó oán hờn sự nghèo khổ và bàn tay tàn ác nào đó. Vong hồn cha tôi sẽ phù hộ tôi. Giết nó, tôi đau đớn vô ngần nhưng tôi phải thương em tôi hơn. Em tôi phải được ăn thịt sáo nấu su hào ngày mồng một tháng giêng năm mới. Chỉ v́ em, tôi quên tất cả.

Tôi mở cửa lồng tḥ tay t́m con sáo. Nó nhảy trốn, móng chân nó cào vào tay tôi đau buốt. Cuối cùng tôi tóm nó. Nó kêu ai oán, từ xưa nó chưa từng kêu như thế. Nó g giẫy giụa. Tôi vặn cổ nó chết tươi. Làm xong công việc tàn nhẫn đó, tôi nhóm lửa nấu nước làm lông. Tôi run run chặt dao trúng ngón tay. Máu tôi ḥa cùng máu con sáo.






Tôi xào thịt với hành mỡ thơm lừng rồi đổ nước đun thật lâu. Trong khi chờ đợi, tôi gọt su hào.

Lúc ở bếp bước ra, trời hừng sáng. Tôi đem lông sáo và cái lồng giấu phía sau nhà. Tôi ngồi bệt xuống đất, ôm mặt khóc. Pháo nổ vang trời đất, chuông trống khua inh ỏi. Ḷng tôi sôi bùng bùng, tan nát. Tôi nhớ chú Nghị, tôi nhớ cha tôi. Những người thân yêu có thể che chở cuộc đời mẹ con tôi đều bỏ đi cả.

Bây giờ mùa xuân về, mẹ con tôi cô độc, nghèo nàn. Tôi đâu đớn trút nỗi buồn vào hai bàn tay non nớt, bóp bẹp cái lồng sáo. Niềm vui thơ ấu của anh em phần bị chết chóc, phần bị dúm dó, gẫy vụn. Tôi cứ ngồi tưởng tiếc. Măi khi nghe tiếng mẹ gọi , tôi mới trở vào.

Mẹ tôi hỏi :

– Tại sao con khóc ?

Tôi đưa vạt áo thấm nước mắt, trả lời :

– Thưa mẹ khói làm con cay mắt đấy ạ!

Rồi tôi mỉm cười, nhưng nụ cười gượng gạo ấy giấu sao nổi một tâm tư đang cuồn cuộn muôn vàn ư nghĩ. Tôi nghe tiếng mẹ thở dài. Tôi đánh thức em tôi dạy. Mẹ tôi mừng tuổi cho mỗi đứa hai đồng. Tôi tặng cả em.

Em tôi sung sướng nhận ngay không hỏi lôi thôi như những ngày thường.

Gió xuân vừa tạt qua đôi má thơ ngây của em. Tôi nói :

– Mai, đi rửa mặt rồi vào ăn cỗ em !

Em reo to :

– Có cỗ hở anh ?

– Ừ, cỗ to lắm .

– Anh cúng cha chưa ?

– Đă .

Tôi nói dối em chứ ai lại cúng cha bằng thịt sáo. Em tôi chưa biết ǵ cả. Khi ngồi ăn, em mơ màng chuyện đâu đâu. Em khen thịt ngon. Bất chợt em hỏi tôi :

– Thịt ǵ đấy anh ?

– Thịt chim .

– Anh mua à ?

– Không .

– Thế ai cho, ông ngoại hở ?

Tôi im lặng nghĩ câu trả lời. Em tôi tự nhiên buông đũa, đứng dậy, cuống quít :

– Con sáo của anh em ḿnh anh ạ ! Ta mừng tuổi nó chứ ?

Thấy tôi rầu rầu không nói, đứa em gái sầu thảm của tôi ngây người đứng ngó. Và em chạy vụt ra sân ngơ ngác t́m kiếm xong lại chạy vô gậm giường ? Chẳng thấy lồng sáo đâu, em hỏi :

– Nó ở đâu hở anh ?

– Chắc trộm bắt mất rồi em ạ!

Em tôi thẫn thờ bước khỏi ngưỡng cửa. Ḷng tôi rối bời. Nước mắt trào dâng lên, nhỏ giọt xuống bát canh su hào thịt sáo. Tôi cứ ngồi, nước mắt cứ rơi, lặng thinh như phiến gỗ. Tôi đợi em vào để xin lỗi. Tôi hối hận, tôi muốn chạy ngay ra ngơ gào khóc bi thương ngộ may có Phật hiện h́nh th́ xin ước cho con sáo sống lại. Nhưng cơi đời tăm tôi của anh em tôi, Phật là chú Nghị, chú chết rồi, tôi ước nguyện ǵ đây ?

Măi chả thấy em trở vào, tôi hoảng hốt chạy về phía nhà sau. Ở đấy có bộ lông sáo sũng nước và cái lồng tre chú Nghị đă đan cho em tôi. Em tôi ôm cái lồng vào tay thương tiếc. Tôi đi nhẹ tới gần em . Bước chân tôi run rẩy trên nền đất quê ngoại . Tôi khẽ gọi :

– Mai, em Mai…

Em không ngoảnh lại. Tôi biết em ghét tôi lắm. Em đứng dậy, vẫn ôm cái lồng, lững thững đi ra bờ ao. Tôi phải nói thế nào để em tôi hiểu tại sao tôi giết con sáo ? Tôi toan giăi bày, nhưng khốn nạn, sự nghẹn ngào ŕnh ṃ đúng lúc vít chặt lấy cổ họng tôi . Tôi chỉ c̣n biết ấp úng :

– Em ơi ! Anh xin…

Tôi buông chưa dứt lời, em quay lại nh́n tôi, đôi mắt chớp mau. Bốn con mắt anh em tôi lúc ấy mờ đi dưới cái màng sám hối, đau thương. Bộ mặt đau khổ của tôi nói với em nhiều rằng tôi quư con sáo nhưng tôi yêu em.

Em tôi chừng hiểu chuyện, em buông đôi tay. Cái lồng và bộ lông con sáo rơi xuống đất. Em chạy xô tới ôm lấy tôi, khóc nức nở.






Duyên Anh

hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
cha12 ba (12-28-2020), Lien53 (12-18-2020)
Old 12-28-2020   #4
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default MÙA THU CUỘC T̀NH



MÙA THU CUỘC T̀NH



Bữa ăn trưa đó của ông Năm thật giản dị :

Một trái cà tô-mát không dầu không dấm và một miếng thịt ḅ nhỏ bằng bàn tay nướng trên vỉ sắt không muối không bơ. Quá giản dị ! Nhứt là hôm nay thứ bảy, không phải đi làm. Nghĩa là có dư dả th́ giờ để làm một món ǵ đó cho có vẻ một bữa ăn cuối tuần. Cho nó khác với ngày thường ăn vội ăn vàng cái ǵ cũng được.

Thật quá giản dị ! Nhứt là ông Năm sống một ḿnh, không bị phiền toái bởi những chuyện vụn vặt lỉnh-kỉnh phải làm vào cuối tuần của người có gia đ́nh.

Ở Paris này mà sống một ḿnh như ông Năm th́ thời gian không biết phải làm ǵ cho hết chớ đừng nói không có th́ giờ để làm một bữa ăn cho tươm tất vào trưa thứ bảy.

Nói rằng ông Năm không biết làm bếp cũng không đúng. Hồi xưa, hồi c̣n ở bên nhà, thật t́nh ông Năm không biết chiên một cái trứng gà. Ông chỉ biết đi làm ngày hai buổi, c̣n việc bếp núc có bà Năm lo hết. Bây giờ th́ khác. Ông cũng biết nấu vài món thông thường và lâu lâu cũng biết " làm " một nồi phở để đăi đôi ba ông bạn già cùng lứa tuổi và cùng thân phận lưu vong…

Như b́nh thường th́ trưa thứ bảy, ông hay thả xuống khu 13 la-cà ở nhà sách Khai Trí một lúc rồi sang qua mấy cửa hàng nho nhỏ trên lầu Paris Stores để coi có ǵ lạ không. Sau đó, ông mới tấp vô tiệm phở để ăn trưa, có khi một ḿnh,nhưng thường th́ với một vài người bạn gặp nhau ngoài phố.

Ở khu 13 vào trưa thứ bảy, không gặp người này cũng gặp người nọ, bởi v́ ai cũng đến đó để mua đồ, nói là " đi chợ Tàu " chớ thật ra là để t́m lại một chút ǵ hơi hướm của quê hương :

- Những khuôn mặt gần gũi (gặp ai cũng thấy quen quen !)

- Những món hàng c̣n giữ nguyên nét cũ (đ̣n chả lụa vẫn phải có màu xanh của lá, con vịt quay vẫn phải đỏ ao màu mật…) và những cái tên chỉ cần đọc lên là đủ để gợi nhớ…






Hồi sáng này, ông Năm cũng đă đóng bộ để đi khu 13. Trời đă sang thu, nhưng nắng c̣n thật ấm.

Cây marronnier nhà hàng xóm nằm ngay dưới cửa sổ nhà ông Năm đă trở màu vàng. "Chắc lá đă rụng đầy", ông Năm nghĩ vậy khi đứng thắt cravate gần khung cửa sổ. Chỗ ông cư ngụ là một studio nhỏ ở lầu ba khu nhà cũ nằm sâu phía sau nhà thờ Sacré Coeur.


Cây marronnier che hết phía dưới thành ra từ cửa sổ nhà ông Năm nh́n thẳng ra chỉ thấy bức tường cao của khu nhà đối diện chắn ngang, chừa phía trên bầu trời bị đóng khung h́nh chữ nhựt bởi hai dẫy nhà dài. Trên nền trời đó, tuốt phía xa, là nóc nhà thờ với cây thánh giá.

Thành ra, thế giới bên ngoài nh́n từ pḥng ông Năm chỉ c̣n lại vỏn vẹn có cây thánh giá để cái nh́n c̣n có một điểm tựa !

Ông Năm theo đạo Phật, nhưng từ ngày dọn về đây – năm sáu năm ǵ rồi – cứ nh́n cây thánh giá riết mà ông có cảm tưởng như ḿnh đă thành con chiên của Chúa ! Nhiều khi ông thấy cây thánh giá thật là sinh động. Ông không hay rằng niềm suy tư của ông đă gởi trên đó từ lâu…





Có lần, trong thư gởi về Việt Nam cho bà Năm, ông viết :

"Anh thừơng nh́n cây thánh giá đứng cao ṿi vọi một ḿnh trên kia mà tự hỏi không biết anh và cây thánh giá, ai cô đơn hơn ai ? Nhưng cây thánh giá hăy c̣n giang tay ngạo-nghễ chớ anh th́ từ lâu rồi anh đă buông tay đầu hàng số mệnh ! Tuy nhiên, ở đây anh c̣n có cây thánh giá trứơc mắt để hứơng về đó mà cầu nguyện, chớ ở bên nhà giờ đây muốn cầu nguyện em phải hứơng về đâu hả em ? Anh bỗng ứa nứơc mắt thương em vô cùng…

Ở ngay trong ḷng quê hương mà thiếu thốn đủ thứ, đến nỗi điểm tựa cho niềm tin mà c̣n không có th́ em sống ra sao, em hả ?" Đối với ông Năm, cây thánh giá trên chót nhà thờ Sacré Coeur mặc nhiên đă trở thành một vật ǵ thật gần gũi, thật trần gian, thật ngừơi, và là động cơ khơi nguồn kỷ niệm…

Hồi xưa, ông làm việc cho Air France ở Sàig̣n. Đời sống rất thoải mái, nhưng hai vợ chồng lại không có con. Chạy thầy chạy thuốc măi rồi mới biết tại v́ tử cung của bà Năm nằm lệch. Điều này làm bà Năm khóc hết nứơc mắt. Tuy nhiên, hồi đó c̣n trẻ nên cũng dễ nguôi, hai vợ chồng chẳng quan tâm cho lắm.

Lần hồi, tuổi đời chồng chất, sự không có con đă trở thành một vấn đề cho hai vợ chồng. Mặc dù ông Năm không bao giờ nhắc đến chuyện đó, bà Năm vẫn khơi ra để nhận lỗi về ḿnh. Mặc cảm đó làm cho bà lúc nào cũng ân hận, áy náy. Rồi cái ǵ hư, cái ǵ trật, cái ǵ bậy ở trong nhà dù là do lỗi những ngừơi giúp việc, bà cũng nhận hết. Ông Năm phải mất một thời gian dài để giải thích, khuyên lơn, an ủi bà Năm mới lấy lại đựơc quân b́nh.

Có hôm, trong lúc hai vợ chồng đi dạo trên băi biển Vũng Tàu, nh́n thấy mấy gia đ́nh đông con đùa giỡn vui vẻ, bà Năm chợt thở dài than :

"Nếu không phải tại em th́ bây giờ hai đứa ḿnh đâu có bơ vơ như vầy !".

Ông Năm choàng tay ôm vai vợ xoay ngừơi lại để nh́n sâu vào mắt :

"Em à! Ḿnh không có con, nhưng ḿnh c̣n có nhau. Đó là Trời thương lắm rồi, em c̣n đ̣i hỏi ǵ nữa ? Thử tưởng tượng một ngày nào đó không c̣n có nhau nữa th́ sao ?".

Bà Năm gật gật đầu nhưng chẳng bao giờ tưởng tượng đến "cái ngày không c̣n có nhau" đó.

Vậy mà cái ngày đó đă đến cho ông bà Năm. Hai năm sau ngày mất nước, trong chuyến vượt biên ở Cà Mau, ông Năm đi thoát, bà Năm bị bắt lại với một số người không may khác !

Ông Năm sang Pháp, làm việc lại cho hăng Air France. Bà Năm nằm tù hết mấy tháng. Được thả ra th́ nhà cửa đă bị tịch thu, đành về quê ở G̣ Công làm công nhân cho nhà máy xay lúa của gia đ́nh mà trong đợt đánh tư sản đầu tiên, Nhà Nước đă tịch thu để biến thành hợp tác xă. Từ đó, là những chuỗi dài thương nhớ, là những lo âu dằn vặt, là những lá thư nhiều ẩn nghĩa cho đúng "văn phạm Nhà Nước". C̣n chuyện vượt biên lần nữa là chuyện mà bà Năm không bao giờ dám nghĩ đến !

Bên này, ông Năm chạy măi rồi cũng được nhập cảnh gởi về, nhưng phía bà Năm th́ gặp quá nhiều khó khăn trong hồ sơ xin xuất cảnh, cứ bị kéo dài, kéo dài bằng những chầu chực, bằng những lời hứa hẹn suông và bằng mấy lần bị lường gạt… Để cuối cùng, mấy năm sau, mới biết là hồ sơ đă bị bác từ lâu !

Tin đó đến với ông Năm bằng tờ giấy tập học tṛ vàng như giấy súc mà trên đó bà Năm chỉ c̣n đủ sức viết có mấy hàng… Vậy là vĩnh viễn không c̣n có nhau nữa ! Ông Năm mất tinh thần hết một thời gian dài. Sau đó, dọn về khu phố này t́nh cờ cửa sổ mở về hướng nhà thờ Sacré Coeur, để mỗi sáng trước khi đi làm ông nh́n cây thánh giá một lúc, giống như một tín đồ ngoan đạo…

Khi ông Năm mặc xong quần áo th́ trời cũng đă gần trưa. Đốt điếu thuốc để lên môi, ông đóng cửa bước chậm răi xuống cầu thang, giống như đo từng nấc thang một ! Thật ra, tại tánh ông Năm vốn đă trầm thêm tuổi đă gần sáu mươi bắt ông phải cẩn thận khi bước lên bước xuống. Ngoài ra, có ǵ phải vội phải gấp khi mà chẳng có ai đợi ai chờ ? Đi khu 13 vào trưa thứ bảy đă thành một thói quen, chẳng có ǵ phải náo nức.

Bỗng nhiên, ông Năm nhận thấy cuộc đời ḿnh sao thật vô vị. Giống như tờ giấy trắng mênh mông trải dài, thẳng băng, chẳng có một ḍng mực, chẳng có một đốm màu, cũng chẳng có một vết hoen ố. H́nh ảnh đó làm cho ông Năm dừng lại ở giữa cầu thang, ngẩn ngơ một lúc như vừa khám phá ra một điều ǵ quá rơ-rệt nằm ngay trước mắt mà sao lâu nay ông không nhận thấy !

"Ḿnh đi làm đều đặn. Mỗi tuần xuống khu 13 cũng đều đặn vào trưa thứ bảy. Mỗi tối thứ hai đi ciné một lần v́ giá vé hạ. Đêm nào cũng coi télé vào 8 giờ tối để theo dơi tin tức, rồi đọc sách đọc báo đến 11 giờ rưỡi là tắt đèn ngủ. Đều đặn. Đều đặn. Đến như cái cầu thang này, ḿnh cũng đều đặn trèo xuống trèo lên đến nỗi biết nó có bốn mươi tám nấc ! Vậy rồi thôi ! Rồi cứ như vậy cho tới về hưu,tới chết !".


Ông Năm hít hơi thuốc thật sâu để thở khói ra thật dài. Ông làm mấy lần như vậy, giống như đang t́m một đáp số ! Rồi ông vỗ nhẹ bàn tay lên thành lan can gỗ, tự nhủ "Thôi ! Đừng nghĩ tới nữa" Ông tiếp tục bước xuống, nhưng bây giờ sao thấy bước chân nặng hơn hồi năy nhiều…






Khi đi qua trước pḥng gác-dang, có tiếng gọi :

- Ông Georges ! Ông Georges !

Georges cũng là tên của ông Năm. Người Pháp phát âm Năm thành Nam, nghe lơ lớ chói lỗ tai, nên ông lấy đại tên Georges cho dễ gọi dễ kêu. Bà gác-dang bước ra trao cho ông một điện tín, nói :

- Vừa mới tới. Tôi định lên nhà đưa cho ông th́ ông xuống đây.

Ông Năm run tay mở bức điện tín. Gịng chữ ngắn ngủn hiện lên nhảy múa :

" Đă có xuất cảnh. Lo vé máy bay cho em. Mai ".


Điếu thuốc trên môi bỗng rơi xuống đất. Ông Năm có cảm giác như ḿnh đang lên cơn sốt. Ông đọc lại điện tín một lần nữa, hai tay phải gồng cứng lại mới kềm được tờ giấy đứng yên căng thẳng dưới mắt. Ông nói cho ḿnh nghe :

- " Đúng rồi ! Bả được xuất cảnh rồi !".

Bà gác-dang nghiêng đầu lo lắng :

- Có sao không ? Có chuyện ǵ không ? Ông Georges ?

Tiếng bà ta lôi ông Năm về thực tại. Ông nh́n bà ta, mỉm cười, rồi nắm lấy tay bà ta lắc mạnh :

- Cám ơn bà ! Cám ơn bà nhiều ! Tôi thật không biết nói ǵ cho phải. Bà thật tốt bụng ! Quá tốt bụng ! Cám ơn ! Cám ơn !

Giọng ông thật thành khẩn, làm như chính bà đă cho giấy xuất cảnh ! Bà ta không hiểu ǵ cả, vừa ngạc nhiên vừa buồn cười trước thái độ của ông Năm. Bà ấp úng :

"Nhưng mà… Nhưng mà…" trong lúc ông Năm buông bà ra để chạy lên cầu thang. Nữa chừng, sực nhớ ra, ông dừng lại nghiêng người nói vói xuống :

- Điện tín của vợ tôi ở Việt Nam. Bả nói bả sẽ qua đây ở với tôi ! Cám ơn ! Cám ơn nhiều !

Rồi ông phóng lên cầu thang, nhảy hai bậc một, nhanh như sóc, nhẹ như hưu. Làm như ông mới có hai mươi tuổi !

Vào pḥng, ông ngă người lên giường, thở hổn hển. Cái tuổi hai mươi bất thần t́m lại chỉ đủ giúp ông trèo hết bốn mươi tám nấc thang thôi ! Một lúc sau, ông cầm điện tín lên, đọc lại một lần nữa. Thật rơ ràng mà ! Đây nè, hàng chữ không bỏ dấu :

"Da co xuat canh. Lo ve may bay cho em. Mai"

Đọc là hiểu ngay ! C̣n Mai là tên của bả rồi, chớ c̣n ai vô đây nữa ! Cái tên dễ thương mà ḿnh đă thương từ mấy chục năm, không c̣n lộn với ai được. Vậy là chỉ c̣n có vé máy bay nữa là xong. Ông nhỏm người lên nh́n tấm lịch tháng treo gần đó để thấy rằng ḿnh bỗng quên mất hôm nay là thứ bảy ! Vậy phải đợi thứ hai mới vào sở lo vụ này được.

Ông lại nằm xuống. Dễ thôi ! Nhờ thằng Durand đánh cái télex là xong ngay. Ờ… nhưng ḿnh cũng phải gởi cái điện tín về cho bả mừng. Tội nghiệp ! Không biết ai chạy lo cho bả cái xuất cảnh, chớ bả th́ lo khỉ ǵ được với cái tánh hiền khô và nhát hít của bả. Nghĩ đến đó, ông Năm bỗng thấy thương vợ vô cùng.

Cái người đàn bà hiền khô và nhát hít đó đă về làm vợ ông từ hơn ba mươi năm, trước sau như một, theo chồng như một cái bóng. Ngoài chuyện không có con, chẳng thấy bao giờ bà làm bận tâm ông. Con nhà giàu ở G̣ Công, học ở Marie Curie, vậy mà cô gái có cái tên Trần thị Lệ Mai đó đă có một quan niệm sống thật cổ điển, thật Á đông.

Và khi trở thành bà Trần văn Năm, luôn luôn bà đối xử với bên chồng thật vuông tṛn và xem việc nội trợ như một thiên chức ! Hồi xưa, bạn bè vẫn nói là "thằng Năm trúng số độc đắc" hoặc "đẻ bọc điều mới có người vợ như vậy".






Ông th́ nghĩ rằng tại vợ ḿnh hiền khô và nhát hít nên chẳng dám làm phiền ai bao giờ. Có lẽ nhờ vậy mà ai cũng thương…

Ông lại nhỏm dậy nh́n tấm lịch. Trên đó ông có ghi bằng marker đỏ con số 10 to bằng nửa bàn tay ở gốc trái. Vậy mà cũng đă mười năm xa nhau ! Mỗi năm mua lịch, ḿnh ngồi nắn nót viết con số lên đó giống như người tù bị lưu đày ghi số năm mà ḿnh biệt xứ. Có khác là người tù c̣n biết ngày được thả chớ c̣n ḿnh th́ mù tịt. Đă tưởng vĩnh viễn sống một ḿnh rồi… chết cũng một ḿnh trên đất lưu vong này, nào ngờ Trời c̣n thương ḿnh nhiều quá !

Ông ngồi hẳn dậy đốt điếu thuốc, khói thuốc thật thơm thật ngọt. Vậy mà cũng đă mười năm xa nhau ! Mười năm… lâu lắm chớ ! Vậy mà sao vẫn thấy c̣n thương c̣n nhớ. Lạ quá ! Có phải như vậy người ta gọi là chung thủy hay không ! Rồi ông nh́n quanh. Nhà cửa thiệt là lượm thượm, phải dọn dẹp laị coi cho nó được một chút.

Vậy là ông đứng lên đẩy ghế, đẩy bàn, quên mất là ḿnh c̣n mặc bộ đồ lớn để đi khu 13 và làm như bà Năm sắp qua tới bây giờ ! Vừa làm vừa nói một ḿnh, lâu lâu ông ngừng lại hít một hơi thuốc thật sảng khoái.

Hai cái fauteuils này cho sát vào tường, kê gần nhau để cùng ngồi coi télé. Cái télé nằm đó được rồi. Cái bàn ăn nhích qua một chút để có chỗ kéo cái nệm dưới gầm giường ra. Bả trên giường, ḿnh dưới đất, tạm ổn trong khi chờ đợi kiếm nhà khác rộng hơn.

Cái tủ búp-phê đẩy tới một chút là nằm ngang với bàn ăn. Mẹ nó ! Coi vậy mà cũng nặng ớn ! Ông đứng lên thở hổn hển, nh́n quanh. Bây giờ coi có nét rồi đó. À ! Cái màn cửa sổ, phải tháo xuống đem giặt, cho nó "sáng" ra mới được.

Rồi ông vào buồng tắm thay đồ. Đồ đạc ở đây th́ sạch sẽ rồi, khỏi lo. À ! C̣n cái tủ quần áo ở bên pḥng ngoài nữa. Phải thu gọn lại cho có chỗ để bả để quần áo chớ ! Ông bỗng ph́ cười. Làm như ḿnh sắp cưới vợ vậy ! Mà thiệt ! Sau mười năm xa cách, gặp lại nhau cũng giống như cưới nhau lần nữa chớ ǵ ! Ông soi gương chải lại tóc. Tóc ḿnh mới có mấy sợi bạc thôi. Mặt mũi hăy c̣n "nét" lắm, ai mà nói ḿnh sắp sáu mươi ? Cô dâu qua đây thấy chú rể như vầy là nh́n… rớt con mắt !

Ông Năm bỗng nghe ḷng vui rộn ră, giống như tâm trạng ngày xưa, thuở c̣n trẻ, lúc sửa soạn đi đến nơi hẹn với người con gái tên Trần thị Lệ Mai…

...Vậy là trưa thứ bảy này ông Năm không thấy đói ! Tuy vậy, cũng phải "bỏ bụng" một cái ǵ,v́ thói quen hơn là v́ nhu cầu. Ông mở tủ lạnh lấy một trái cà tô-mát và một miếng thịt ḅ.

Cà xắt khoanh, không dầu không dấm, thịt nướng trần trên vỉ sắt không muối không bơ. Làm cho "lấy có" và ăn cũng cho " lấy có". Bởi v́ tâm hồn ông đang măi phiêu bồng ở đâu đâu xa lắm, h́nh như là ở G̣ Công quê vợ, ở Gia Định quê ḿnh, ở những ngày đầu "hai đứa gặp nhau" (Tiếng nói của t́nh yêu là một chuỗi dài im lặng !),ở rạp hát bóng Đại Nam là nơi "hai đứa hẹn ḥ" (Dù trời mưa anh cũng tới. Em nghe không ?), ở Đà Lạt ít lâu sau đó.

Chao ôi ! Đẹp quá ! Dễ thương quá ! T́nh yêu là cái ǵ mà sao măi măi vẫn c̣n nguyên, như mới hôm qua hôm kia…







-oOo-


Ông Năm lái xe lên phi trường Charles de Gaulle lần này là lần thứ hai. Hồi sáng, đă lên đó một lần, đợi cả tiếng đồng hồ để được thông báo là chuyến bay Air France từ Thái Lan qua sẽ đến trễ gần tám tiếng. Nhờ là nhân viên của hăng nên ông Năm được biết là máy bay bị trục trặc kỹ thuật ở Karachi.

Trở về sở làm, ông ngồi đứng không yên, lâu lâu cứ nh́n đồng hồ. Bạn bè trong sở thấy vậy thương hại, mỗi người một câu an ủi trấn an. Có người ngồi lại gợi chuyện tán dóc cho ông đỡ thấy sốt ruột. Có người đặt tay lên vai ông bóp mạnh :

- Georges ! Đợi chờ nhau mười năm mà mày c̣n chịu nỗi huống ǵ chỉ có mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Can đảm lên chớ !

Vậy rồi thời gian cũng qua, chiều cũng xuống, để ông Năm lái xe đi phi trường, ḷng náo nức xôn xao trong sự đợi chờ kỳ diệu.

Vào phi trường, ông gắn thẻ nhân viên lên ngực áo rồi đến quầy Air France hỏi thăm. Mô phật ! Lần này máy bay sẽ đến đúng giờ. Hai cô tiếp viên trong quầy không quen ông Năm nhưng thấy đeo thẻ Air France, nên cũng hỏi đẩy đưa :

- Ông chờ đón bạn à ?

Ông mỉm cười, vừa bước đi vừa trả lời :

- Không ! Tôi đón nhà tôi. Chào hai cô.

Phi trường giờ này nhiều chuyến bay cùng đến một lúc nên người đi kẻ lại tấp nập. Ông Năm ngồi uống cà phê, hút thuốc, nh́n thiên hạ. Ông thấy ai cũng dễ thương hết ! Ông muốn họ uống với ông một tách cà phê, hút với ông một điếu thuốc lá. Cà phê expresso thật ngon. Khói thuốc Dunhill thật ngọt. Tâm hồn ông Năm được trải rộng mênh mông…

Lại nghĩ đến bà Năm. Bả " điệu" lắm ! Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Tóc lúc nào cũng chải gọn về phía sau rồi cuốn thành một ṿng kẹp lại phía trên ót, thành ra khuôn mặt trái soan và cái cổ tṛn lúc nào nh́n cũng rơ nét.

C̣n về quần áo th́ bả chẳng bao giờ mặc loại có màu sắc sặc sỡ loè loẹt, luôn luôn hoặc đen hoặc xanh đậm và nếu có bông th́ cũng phải tiệp màu với nền vải và h́nh dáng phải nhă nhặn, nho nhỏ tương xứng với tầm vóc của bả. Hà ! Bả hiền khô và nhát hít vậy mà về vấn đề ăn mặc bả khó dàng trời ! Người ta nói bả có "gout" Ḿnh cũng nghĩ như vậy, nhưng nếu bả không có thân h́nh đều đặn cân đối th́ không biết cái "gout" để vào đâu cho nó nổi !

Ông hít một hơi thuốc dài sảng khoái. Hồi đó sao mà ḿnh mê bả quá, nhứt là đôi bàn tay có ngón thon dài sang trọng và cặp mắt đen to như mắt đầm làm cho cái nh́n của bả lúc nào cũng có vẻ như ngạc nhiên. Điều lạ là sau này khi đă đứng tuổi, bả vẫn c̣n giữ nguyên đường nét thời con gái. Thành ra lắm khi nh́n bả, ḿnh muốn trêu chọc bằng câu "Gái không con mà nom cũng ṃn con mắt", nhưng v́ sợ bả buồn nên ḿnh nín thinh luôn !

Ông Năm ngừng suy tư trên h́nh ảnh đẹp của bà vợ, mỉm cười vu vơ. Lại hút thuốc, lại nh́n thiên hạ. Hớp cà phê cuối cùng đă nguội ngắt mà sao vẫn c̣n thấy ngon lạ lùng. Bỗng ông bật cười.

Sau bảy mươi lăm, sống với Việt Cộng mà bả vẫn tiếp tục "điệu" như thường ! Trong lúc người ta lôi quần áo cũ rách ra bận và để mặt mũi tóc tai lôi thôi lếch thếch cho có "tác phong cách mạng" th́ bả vẫn gọn ghẽ sạch sẽ như thường, vẫn chút đỉnh má hồng, chút đỉnh son, vẫn quần dài áo ngắn tươm tất, mặc dù phải đạp xe đi làm công nhân ở tổ may thêu xa bảy tám cây số.

Ḿnh hay trêu chọc bả bằng câu nói của Việt Cộng "Song chân lư ấy vẫn không bao giờ thay đổi", bả cười không nói. Vậy mà có hôm, bả trả lời bằng một câu… xanh dờn :

"Đàn bà phải biết tự trọng. Làm như mấy bà cách mạng tóc tai xủ xộp, quần áo xốc xếch rộng rinh hoặc ngắn ngủn như mặt đồ khín, em làm không được"…







Có tiếng nhạc chuông d́u dặt, tiếp theo là giọng bổng trầm của cô tiếp viên thông báo chuyến bay Air France số AF 199 đến từ Thái Lan đă đáp xuống sân bay. Ông Năm đứng lên trả tiền, xong đi vào phía trong qua ngă văn pḥng trực của hăng. Ông nghe ḷng vừa náo nức vừa hồi hộp giống như ngày xưa khi đứng chờ xem kết quả thi tú tài !

Ông ra đón tận cổng vào. Có hai chuyến bay đến từ hai nơi khác nhau nhưng đổ hành khách xuống cùng một lúc, nên sân bay đầy người. Giữa cái lao xao lộn xộn đó, ông Năm nghểnh cổ t́m vợ trong luồng người thoát ra từ cổng F, cổng của chuyến bay Air France.

Ông nh́n từng khuôn mặt, từng người. Ông nh́n, ông chớp mắt để nh́n cho rơ hơn. Những gương mặt Á đông phờ phạc. Những gương mặt Á đông hốc hác. Những gương mặt Á đông xanh xao. Ông nh́n, ông chờm tới, nhích tới để nh́n. Bả dễ nh́n lắm. Lúc nào cũng sạch sẽ gọn ghẽ. Lúc nào cũng điệu. Trong đám đông, bả nổi hơn người ta nhờ nước da trắng hồng của gương mặt trái soan và đôi mắt lớn, cho nên dễ nhận ra lắm.

Không phải bà này. Bà này già quá cũng không phải. Bà này coi ngờ ngợ nhưng đi chung với bầy con nít, không phải bả. Ông nhón chân lên để cái nh́n được đưa ra xa th́ tai thoáng nghe h́nh như có tiếng người gọi nhỏ :

- "Ông Năm !"
Ông vẫn tiếp tục nh́n từng người, từng khuôn mặt. Lại có tiếng người gọi nhỏ, lần này tiếng gọi lạc đi :

- "Ông Năm…"


Nghe rơ có tiếng ai gọi ḿnh, ông nh́n lại. Ngay phía trước, đứng cách ông chỉ mấy bước, người gọi ông là một bà già tóc muối tiêu hớt bom bê ngắn như mấy bà Tàu Chợ Lớn, mặc áo len nâu rộng thùng th́nh, ống tay dài phủ mất hai bàn tay đang xách mỗi bên một túi vải. Chỉ mới nh́n tới đó thôi, linh tánh bắt ông nh́n lại gương mặt :

Khuôn mặt gầy xạm nắng với những nếp nhăn trăng trắng ở khoé môi và đuôi mắt. Ngần đó thứ giống như miếng cau khô, chỉ trừ có hai con mắt là sinh động, là mở to như có vẻ ngạc nhiên, là nói lên, là nhắc nhở, là… là…

Trời ơi ! Là vợ tôi đây mà ! Ông Năm nghẹn ngào bước tới, hai tay đưa về phía bà già và chỉ c̣n đủ sức gọi có một tiếng :


- " Mai !"

Ông ôm lấy vợ mắt nhắm nghiền đau đớn. Tội nghiệp ! Người vợ chỉ dám gọi chồng bằng hai tiếng " Ông Năm" như người xa lạ, và chỉ dám gọi có hai lần. Và khi chồng nh́n ra ḿnh, ôm chầm lấy ḿnh, người vợ đó chỉ c̣n nói được bằng nước mắt !

Ông Năm buông vợ ra để nh́n lại lần nữa. Ông nghe nghẹn lời và nghẹn cả ḷng. Ông chỉ c̣n nói được bằng hai bàn tay… Hai bàn tay vuốt làn tóc bạc bây giờ sao quá thẳng quá ngắn. Hai bàn tay ôm lấy khuôn mặt bây giờ sao không lấp đầy hai ḷng bàn tay. Hai bàn tay đặt xuống bờ vai bóp nhẹ. Dưới lớp áo len, ông cảm rơ nét gầy của bờ vai bây giờ.

Bây giờ… Hồi đó… Từ trong sâu thẳm của ḷng ông, nỗi đau khổ tột cùng bỗng bật lên thành tiếng, một thứ tiếng nói lệch lạc méo mó v́ uất nghẹn :

- " Sao vầy nè ?".


Rồi, không kềm chế nổi nữa, không cần giữ ǵn ư tứ ǵ nữa, trong cái rừng người xào xạc đó, ông ôm lấy vợ, ngửa mặt lên trời thét lên một cách thống thiết :

- " Sao vầy nè… Trời ?".


Tiếng "Trời" nặng trĩu thoát ra từ ḷng ngực ông như tất cả sinh lực trong người được trút ra hết… Rồi ông ôm lấy vợ, nước mắt ràn rụa. Bà Năm cũng khóc nhưng vẫn không buông rời hai cái túi vải. Hơn mười năm sống với Việt Cộng, đă trở thành một bản năng :

- Nắm chặt, giữ chặt những ǵ c̣n thuộc về ḿnh, những ǵ mà "tụi nó" chưa kịp chiếm lấy, cướp lấy !

Một lúc lâu sau, phải một lúc lâu sau, ông Năm mới lấy lại b́nh tĩnh. Ông nói :

- Thôi ḿnh về đi em !

Tiếng "em" thật tự nhiên, thật nhẹ nhàng. Tiếng "em" mà đă mười năm, bà không c̣n nghe thấy ! Bà cắn môi để kềm xúc động, nh́n chồng mà đuôi mắt nheo lại mỉm cười. Bà nghe một cái ǵ mát rượi đang len vào ḷng, một cái ǵ đă làm rơi mất từ hơn mười năm, bây giờ mới t́m gặp lại. Măi đến bây giờ, ông Năm mới thấy trong đôi mắt vợ, nét cũ ngày xưa :

- To tṛn như mắt đầm, trồng đen lay láy. Đôi mắt đó đang nh́n ông, cái nh́n ngời lên như muốn nói thật nhiều… Ông cúi xuống định xách hai túi vải. Bà Năm lắc đầu :

- Để em xách !

Tiếng "em'' cũng thật tự nhiên thật nhẹ nhàng. Giọng nói thật dịu dàng, trong trẻo. Làm như nước mắt đă tẩy sạch dấu vết của mười năm…

Ông vói tay cầm lấy quai túi :

- Để anh xách cho.

Bà Năm vừa bước đi, vừa nói, tay vẫn nắm chặt hai túi vải :

- Không sao. Em xách được. Ở bển, em gánh lúa mỗi ngày cho nhà máy, có sao đâu.

Ông Năm bỗng nghe ḷng quặn thắt. Th́ ra "tụi nó" đày đọa bả đến nước đó ! Bả tội ǵ ? Tội ǵ ? Tội vượt biên ? Th́ đă ở tù trên ba tháng rồi c̣n ǵ nữa ? Vậy tội ǵ ? Ông Năm nghiến cái câm thù trong răng để đừng chửi đổng, nhưng rồi ông cũng bật ra : "Quân khốn nạn !"







-oOo-


Về đến nhà th́ trời đă xâm xẩm tối. Lần này th́ chính ông Năm xách hai túi vải, đi trước dẫn đường, ḷng vui như mở hội. Đến chân cầu thang, ông nói :

- Ở từng lầu ba lận. Em leo nổi không ?

Bà Năm trả lời, giọng vẫn trong trẻo :

- Ǵ không nổi ? Bây giờ em làm cái ǵ cũng nổi hết.

Rồi bà bước lên cầu thang, bước đều đặn. Ông Năm theo sau, nh́n dáng dấp nhỏ thó với mái tóc bạc hớt bom-bê cao ông bỗng thương vợ vô cùng.

Mười năm… Mái tóc huyền mà ngày xưa hay kéo sát về phía sau để cuốn tṛn kẹp gọn một ṿng trên ót… bây giờ chỉ c̣n là như vầy ! Cái cổ tṛn dẫn xuống bờ vai thon thon của hồi đó… bây giờ gầy nhom như vầy ! Mười năm… Chắc bả phải khổ ghê lắm, phải chịu đựng ghê lắm mới ra nông nỗi này ! Tội nghiệp ! Người đàn bà hiền khô và nhát hít đó chưa làm phiền lụy ai bao giờ, vậy mà Việt Cộng vẫn moi ra một cái cớ nào đó để hành hạ. Và như vậy suốt mười năm. Lam lũ quá nên bả già trước tuổi, chớ bả cũng c̣n giữ được cái nh́n, giọng nói và tâm hồn… những thứ mà Việt Cộng không cưỡng chiếm được !

Vào nhà, ông Năm bật đèn lên, bà Năm nh́n quanh mỉm cười, không nói. Ông Năm đặt hai túi lên bàn ăn, rồi cũng nh́n quanh :

- Nhà của anh đó. Nhỏ như cái lỗ mũi. Tạm một thời gian rồi ḿnh sẽ kiếm nhà khác rộng hơn.

Bà Năm dịu dàng :

- Như vầy cũng được. Có hai đứa mà ǵ…

Bỗng nhiên hai người nh́n nhau. Tiếng "hai đứa" nhắc cho họ nhớ tới hoàn cảnh bây giờ, một hoàn cảnh mà từ lúc gặp lại nhau bao nhiêu thống hận dập dồn đă làm họ quên đi :

Bây giờ "hai đứa" vẫn c̣n có nhau, thật sự c̣n có nhau. Rồi sẽ không c̣n ǵ chia cách. Rồi sẽ đi bên nhau, đi hết đoạn đường c̣n lại, một đoạn đường không c̣n bao nhiêu xa… Bởi v́ họ biết :

họ đang bước vào mùa thu của cuộc đời… Cho nên họ nh́n nhau mà yêu thương dâng đầy trong mắt.

Bà Năm bước lại cửa sổ. Ngoài xa trên nền trời trắng đục, hiện lên thật rơ cây thánh giá và nóc nhà thờ Sacré Coeur. Bà Năm hỏi :

- Cây thánh giá này đây ?

Câu hỏi trống không nhưng hai người cùng hiểu :

Cây thánh giá mà ông Năm viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần trong thư gởi về Việt Nam. Ông bước lại khoác vai vợ, gật gật đầu. Hai người yên lặng nh́n cây thánh giá như đang tạ ơn, giống như đang rước lễ, giống như cô dâu chú rể sau khi được kết hợp thành vợ chồng…

Thời gian bỗng như dừng lại, để h́nh ảnh trở thành bất diệt, nói lên cái cao cả của t́nh yêu, cái huyền diệu của niềm tin… những thứ mà Việt Cộng muốn xoá bỏ để biến con người thành gỗ đá.

Một lúc lâu sao, bà Năm như sực tỉnh :

- Để em soạn đồ ra.

Rồi bà bước lại bàn mở hai túi vải. Ông Năm đốt điếu thuốc, khói thuốc lâng lâng nhẹ. Ông ngồi cạnh giường nh́n vợ soạn đồ bằng đôi bàn tay xạm nắng với những đường gân nổi lên ngoằn ngoèo. Đôi bàn tay đă từng có ngón tay thon dài khéo léo từ đường kim mũi chỉ… bây giờ là như vậy ! Ông thấy thương vợ vô cùng.

Bà Năm soạn đồ ra để trên bàn :

Vài bộ quần áo, mấy cái khăn lông, một cái mền nhỏ…

Vừa làm bà vừa nói :

- Có bao nhiêu, em đem theo hết. Nói là đi chánh thức chớ không biết lúc nào tụi nó bắt ḿnh lại. Có nhiều người lên máy bay rồi mà c̣n bị lôi xuống, không biết v́ cớ ǵ. Rồi khi được thả ra là trắng tay.

Bà lấy trong túi ra một khuôn h́nh, trao cho ông Năm :

- Em đem h́nh ông già bà già qua để lâu lâu ḿnh thắp một cây nhang.

Ông Năm nh́n h́nh cha mẹ, ḷng bồi hồi xúc động. H́nh này, hồi đó, để trên bàn thờ nhà cũ. Nhà bị tịch thu, không hiểu bả làm sao lấy được để mang qua đây ? Ông đứng lên nh́n quanh, rồi treo khuôn h́nh lên cây đinh trên tường đối diện.

Có tiếng bà Năm nói :

- Em có đem qua cho anh chai rượu nếp than nữa. Nhớ hồi đó anh ưa lắm.

Ông quay lại, cầm chai lên mở nút. Chưa đặt miệng chai lên mũi mà mùi rượu ngọt ngào thơm phức tỏa ra thật nồng nàn. Ông hít một hơi dài, đóng nút lại, rồi nh́n chai rượu mà ứa nước mắt.

Nỗi nhớ quê hương nằm sâu trong t́m thức, bây giờ, mùi rượu nếp than, màu rượu nếp than đă làm bật dậy, vô cùng mănh liệt. Ông tưởng chừng như vừa hưởi thấy mùi thơm quê hương. Có mùi ngọt ngọt của lúa chín, có mùi nồng nồng của rơm của rạ, có mùi hăng hăng của đống un đốt cạnh chuồng trâu chuồng ḅ… Ông tưởng chừng như đang giữ trong tay một mảnh trời quen thuộc.

Ở đó có màu tím lờn lợt của hoa bằng lăng, có màu tím nâu nâu của vỏ măng cụt, có màu tím học tṛ của trái mồng tơi, và những tà áo tím phất phơ theo gió qua cầu, với những chiều tím quê ngoại, đứng ngẩn ngơ bên sông Vàm Cỏ khi tuổi vừa mới lớn… Chao ơi ! Ngần đó thứ, tưởng quên nhưng vẫn nhớ. Ngần đó thứ bây giờ xa thật xa. Xa, không phải v́ cách biệt, mà xa v́ không c̣n thuộc về ḿnh nữa !







Ông Năm cầm chai lắc lắc, bột nếp than tím ngát dợn lên trong ḷng chai. Ông mở nút rót thẳng vào miệng một hớp. Chất rượu béo ngậy ngọt ngào cay cay nhắc ông nhớ những quán nhậu ở Hóc Môn, những món thịt rừng ở Biên Hoà, những con cá mú sửa kho tộ ở Vũng Tàu băi sau băi trước… Ông ngậm lấy hớp rượu để nghe rơ chất rượu đang thấm vào nướu răn, đang thấm vào các thớ thịt cổ, đang thấm lên nóc giọng, đang nồng lên mũi. Ôi ! Mùi vị quê hương là đây… ông không cầm được nước mắt !

Bà Năm vẫn âm thầm soạn đồ đạc. Bà hiểu ông Năm lắm và nghe thương chồng vô cùng. Tội nghiệp ! Mười năm xa quê hương…

Ông Năm vào pḥng tắm rửa mặt rồi ra chỉ chỗ cho vợ xếp quần áo. Xong ông bảo :

- Anh đă làm sẵn mấy món ăn cho hai đứa. Để anh đem ra hâm. Em đặt bàn đi. Đồ đạc trong tủ búp-phê đó.

Bà Năm nghi ngờ :

- Anh mà làm bếp cái nỗi ǵ ? Mua ở tiệm th́ có.

Ông Năm cười sảng khoái :

- Em lầm rồi ! Bây giờ, anh làm cái ǵ cũng được hết. Nấu bếp, giặt đồ, làm ménage … đủ thứ. Rồi em coi ! À… đặt bàn em nhớ để một dĩa sâu cho món súp légume và một dĩa trẹt cho món gà nấu rượu, nghe !

Bà Năm mỉm cười, thấy chồng sung sướng mà ḷng cũng thênh thang trải rộng.

Một lúc sau, hai vợ chồng ngồi vào bàn ăn. Trên bàn cũng có hai cây nến. Cũng khăn trải bàn trắng phau, cũng khăn ăn màu xám lợt, cũng dĩa trắng chạy chỉ vàng, cũng nĩa dao cáng gỗ có nét vẽ cong cong nhè nhẹ. Và không quên hai ly rượu có chân, đựng chút rượu nếp than có màu tím đậm đà và hương thơm mời mọc.

Ông vui vẻ :

- Như vầy mới đúng là nuit de noces chứ, phải không em ?

Bà Năm nh́n chồng không nói, nhưng vành tai bỗng đỏ bừng. Bà nói lảng :

- Súp ngon chớ ! Anh học nấu ở đâu vậy ?

Ông để ngón tay trỏ lên môi, vẻ bí mật :

- Hùm… Không nói đâu ! Ông Tiên người Tàu chuyên nấu đồ Tây chỉ đó, dặn anh đừng nói cho ai biết !

Rồi cả hai cùng cười v́ h́nh ảnh ngộ nghĩnh đó, cái cười hồn nhiên t́m lại sau mười năm xa nhau…

Bữa ăn kéo dài bằng những chuyện kể cho nhau nghe, nhớ đâu kể đó, không mạch lạc đầu đuôi, bởi v́ trong thời gian mười năm có biết bao nhiêu sự việc đă xảy ra để mà nhớ cặn kẽ cái nào sau cái nào trước ! Dọn dẹp xong th́ trời đă khuya. Hai vợ chồng chia nhau, bà nằm trên giường, ông nằm trên nệm dưới đất.

Tắt đèn đă lâu mà hai người vẫn c̣n trằn trọc. Làm như c̣n thèm nói chuyện với nhau nữa ! Bóng tối dầy đặc vây quanh. Không khí trong nhà êm êm mát mát. Mùi rượu nếp than và mùi thuốc lá Dunhill c̣n phản phất thơm thơm. Bỗng bà Năm nghe một bàn tay của chồng đặt lên ḿnh ḿnh. Toàn thân bà run lên nhè nhẹ. Hơi thở của bà bỗng trở nên phập phồng. Một cảm giác dường như thật cũ, mà cũng dường như thật mới, d́u dịu ngây ngây… Bà không biết nữa ! Rồi, không tự chủ được, bà cầm bàn tay chồng áp lên má, lên mũi, lên môi. Bàn tay này tưởng đă vĩnh viễn không c̣n nh́n thấy, cầm lấy. Da thịt này tưởng đă vĩnh viễn không c̣n đụng chạm sờ mó được. Mười năm… Mười năm…

Nước mắt bỗng chảy dài xuống hai bên tai, bà Năm thốt lên nho nhỏ :

-"Ḿnh !".

Chỉ có một âm đơn độc, nhưng sao tiếng "ḿnh" nói lên thật nhiều, diễn tả thật nhiều. Tiếng "ḿnh" mà mười năm nay ông Năm không c̣n nghe. Tiếng "ḿnh" gợi lên t́nh nghĩa vợ chồng, nỗi niềm chia xẻ. Tiếng "ḿnh" cũng là tiếng nói của yêu đương, của hài hoà sum họp. Và tiếng "ḿnh" ở đây, trong hoàn cảnh này, sao nghe thật mời mọc dâng hiến… Người đàn bà mười năm khổ hận đó, vợ ông, cần được yêu thương thật nhiều để bù lại. Tiếng "ḿnh" gọi nhỏ trong đêm bỗng nghe tiếp nối…

Bồi hồi xúc động, ông Năm chồm lên ôm xóc lấy vợ, hôn tràn lên tóc, lên má, lên môi. Ông nghe trong tay, run lên như đang cơn sốt, thân xác gầy c̣m của vợ. Và tai ông c̣n nghe những tiếng "ḿnh" đứt quăng ú ớ như tiếng nói trong chiêm bao…

Cuộc t́nh của tuổi vào thu âm thầm như lá rụng bên ngoài nhưng cũng nồng nàn ngọt lịm như hớp rượu nếp than cùng chia nhau khi năy. Có mùa chớm thu nào mà không thấy c̣n sót lại vài tia nắng hạ ?







-oOo-



Tôi muốn câu chuyện này chấm dứt ở đây cho cuộc t́nh được đẹp như bài thơ, được vuông tṛn như trong tiểu thuyết. Nhưng trên thật tế không phải như vậy. Bởi v́…

…Một tháng sau đó, bà Năm ngă bịnh, phải vào nằm nhà thương. Bà bị ung thư phổi, ở thời kỳ chót. Bà đă giấu ông Năm, lâu nay, bây giờ bà mới cho biết :

- Hồi c̣n ở Việt Nam, nhờ khám thấy ung thư nên bà mới xin được chiếu khán xuất cảnh.


"Nhà nước Cách Mạng vốn khoan hồng nhân đạo, nên cho phép chị sang thăm chồng đấy ! Chớ chị không nằm trong diện được cứu xét nào cả. Rơ chưa ?".


Gă cán bộ trao giấy phép cho bà Năm, mà nói như thật ! Tụi nó dư biết rằng có giữ bà lại cũng chỉ tốn gạo tốn khoai thêm vài tháng nữa và là một miệng ăn phi sản xuất, chẳng lợi lộc ǵ cho "nhân dân". Thà tống đi gấp để khỏi phải chôn thêm một người, chật đất !

Ông Năm đă ngồi bên giường vợ suốt thời gian cuối cùng. Ông đă cầm bàn tay c̣n mang tỳ vết của mựi năm gian khổ. Ông đă ôm gương mặt phong trần chưa kịp đổi hồng sau mấy tuần sống đầy hạnh phúc. Và cuối cùng, ông đă chải lại mái tóc bạc chưa kịp dài để được cuốn tṛn kẹp lên sau ót, như ngày xưa…

Ông đă gục lên thân xác gầy khô, khóc với tất cả nước mắt c̣n lại.

Mùa thu đó, lá rụng thật nhiều…





Tiểu Tử


Last edited by hoathienly19; 12-29-2020 at 00:29.
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
cha12 ba (12-28-2020)
Old 01-05-2021   #5
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default CÂY MAI RỪNG CỦA NGƯỜI LÍNH TRẬN




CÂY MAI RỪNG CỦA NGƯỜI LÍNH TRẬN



Ông Thành xuất thân là một quân nhân, nhập ngũ từ năm mới hai mươi tuổi. Đất nước chiến tranh tuổi thanh niên đa số dấn thân vào con đường binh nghiệp, dù chẳng ham ǵ cảnh cốt nhục tương tàn, nhưng khổ thay cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng.

Muốn ḥa b́nh phải có chiến tranh, định mệnh đưa đẩy khiến toàn dân đều chịu chung số phận nghiệt ngă của một đất nước bị phân chia kéo dài 20 năm đằng đẵng. . .

Hơn mười năm lính, bao lần xông pha trận mạc, trôi nổi sống chết với đồng đội chiến hữu của ḿnh trên khắp các chiến trường miền Đông, rồi lại chuyển qua miền Tây.

Mỗi nơi mỗi vẻ, nhưng in đậm trong trí nhớ của ông Thành là chiến trường miền đông, vùng chiến địa đôi khi lại là một cánh rừng thưa mà mỗi độ Xuân về, mai rừng nở hoa bát ngát mênh mông một màu vàng rực rỡ.

Ông Trời trớ trêu đem cái đẹp của rừng mai lúc sang Xuân, lồng vào nỗi buồn ray rứt của khói lửa binh đao, khiến ḷng người lính trận thắt lại mênh mang khi ngắm hoa nở trên đầu súng.






Những năm xa gia đ́nh, ăn Tết trên rừng với hoa mai vàng óng ả đă ghi đậm trong ḷng ông Thành một bức tranh tuyệt vời trong đời quân ngũ.

Tết trên rừng nơi vùng hành quân nào có ǵ , nếu không nhờ những cánh mai vàng hồn nhiên rung rinh hé nở trong nắng sớm, và chút se sắt của gió Xuân làm thổn thức con tim người lính trận.

Xa vợ con, xa gia đ́nh, xa phố thị b́nh yên, những buổi chiều nơi vùng trú quân năm nào im tiếng súng, thân phận người lính trận có ǵ vui khi được lai rai ly rượu đế, món thịt rừng và con khô nướng, để nhớ về không khí ấm cúng của gia đ́nh, và những buổi chiều Xuân nhộn nhịp, an b́nh nơi thành phố.






Ông Thành đă có nhiều năm ăn Tết ở đơn vị với chiến hữu, đă quen dần với những mùa Xuân xa nhà, cho đến năm ấy sau một lần hành quân đụng nặng cấp tiểu đoàn, ông bị thương nặng ngất đi v́ mảnh đạn pháo dập đứt ĺa một chân, và bao nhiêu mảnh nhỏ ghim vào thân thể.

Thế là giă từ vũ khí, giă từ nếp sống nhà binh rày đây mai đó, ông làm người phế binh an phận bên lề cuộc chiến, đời sống tương đối được ổn định nhờ người vợ hiền tần tảo buôn bán nuôi con.

Lúc nghĩ đến chuyện mua một căn nhà để có một chỗ ở cố định, ông Thành chống nạng đi lang thang khắp hang cùng ngơ hẻm, măi mới ưng ư một dẻo đất gần bờ sông, uốn cong theo thế đất để đi vào một con rạch nhỏ.

Ông tính toán thú điền viên cho ḿnh ở cái tuổi chưa già nhưng xem như đă phế thải với cuộc đời, thôi th́ một căn nhà tôn vách ván, sân trước sân sau cũng rộng răi thoáng mát, nuôi con heo con gà quanh quẩn với vườn rau, bù vào đồng lương khiêm nhượng của một thương phế binh, cộng thêm bà vợ tần tảo chăm làm đời sống cũng không đến nỗi.

Tuy giă từ vũ khí, chấp nhận đời sống êm ả của một cảnh đời tàn phế v́ chiến tranh, ông Thành thường nhiều lần trở lại trong mơ quăng đời của người lính trận, mỗi lần ngồi tần ngần nh́n ḍng nước chảy ông miên man nhớ lại những khuôn mặt bạn bè, chiến hữu một thời của ḿnh với nỗi nhớ nhung, thương yêu đằm thắm.

Tuy đă xa rồi chiến trường xưa, bạn bè thời quân ngũ nhưng trong ḷng ông vẫn vọng về những kỷ niệm in hằn trong trí nhớ, nhớ nôn nao chén rượu cay, con khô nướng, ly bia sủi bọt trong cái quán cóc ven đường có cô hàng xinh xinh ở vùng hậu cứ , tiếng cười ngất ngưởng của những Kinh Kha thời đại.

Có đi vào chiến tranh, có chia xẻ tận t́nh với nhau những lần sống chết mới thấm thía được nỗi nhớ ấy như thế nào. Chẳng những thế c̣n in đậm trong ông nỗi nhớ cánh rừng mai vùng chiến địa năm xưa, khiến ông quyết định mua một dẻo đất vuông vức khá đẹp trong Xóm Hoa Mai để cất một căn nhà làm chỗ an cư lạc nghiệp.






Vậy là may lắm rồi, khi c̣n biết bao nhiêu người vợ lính ẵm con thơ chạy theo chồng từng bước trên các nẻo đường chinh chiến với đồng lương cố định ít ỏi, những năm ấy ông rong ruổi một ḿnh như con chiến mă trên dải đường xa, để một ḿnh bà vợ lo toan nuôi đám con ăn học .

Chẳng biết cái tên Xóm Hoa Mai có tự bao giờ, nhưng đặc điểm của xóm là nhà nào cũng trồng một, hai cây hoa mai ở sân trước, bên hiên nhà lẫn trong bóng của cây mận, cây dừa. V́ thế khi xuân về từ đầu xóm đến cuối xóm, nhà nào cũng có hoa mai vàng rực rỡ trên cây và thảm hoa rụng đầy trên mặt đất.

Ông Thành đi kiếm đất cất nhà vào mùa Xuân năm ấy bỗng như lạc vào rừng hoa mai ở chiến trường xưa thuở nào.

Người chủ đất biết được cái thích của ông Thành nên v́ thế miếng đất khá cao giá hơn chỗ khác, ông cũng biết vậy nhưng nếu so với cái hạnh phúc của người t́m được điều ḿnh thích th́ giá ấy chưa phải là đắt.

Khi cất xong ngôi nhà đơn sơ với số tiền do bà vợ đảm đang dành dụm trong nhiều năm buôn tần bán tảo, cả nhà cảm thấy đă an cư lạc nghiệp. Trên mảnh đất ấy đă có sẵn vài cây dừa và hai cây mận, đủ làm bóng mát ban đầu cho căn nhà ven sông thêm thơ mộng, và ở vườn sau thả thêm một đàn gà, nuôi hai con heo, cộng thêm vài con vịt xiêm ồn ào đi đi lại lại rồi nhảy xuống mương lặn lội cũng vui vui.







Việc đầu tiên là ông Thành đi lùng mua một gốc mai quư để trồng ở sân trước. Chưa t́m được th́ một sáng kia, đang loay hoay với cái hàng rào bông bụt trước sân ông nghe có tiếng gọi quen quen:

- Ông thầy !

Ông ngửng lên nh́n nhưng đôi mắt v́ chói ánh mặt trời nên nh́n chưa rơ, để rồi khi nh́n ra, ông suưt làm rơi cái nạng xuống đất, mừng rỡ nhận ra tiếng nói quen thuộc của người lính đàn em cùng đơn vị năm xưa. Đôi con mắt nh́n nhau rươm rướm lệ, nh́n người đàn em về phép với bộ chinh y c̣n bám bụi đường xa, khuôn mặt hằn lên những gian khổ chiến trường khiến ông chỉ muốn khóc.

Ông hỏi, ngỡ ngàng biết bao khi thốt lên mấy tiếng thân thương của một người đàn anh cùng đơn vị thuở nào :

- Ôi ! Chú mày ! Sao biết anh ở đây mà t́m ?

Người lính trẻ toác miệng cười vô tư:

- Em hỏi thăm th́ biết. Sẵn dịp về phép, ghé thăm ông Thầy và mang về một món quà ở chiến trường xưa. Ông thầy có nhớ khu rừng mai hồi xưa ḿnh đụng lớn ở đó không ? Vừa rồi đi qua đó, thấy có loài mai quư em vội bứng cây mai này để dành tặng ông Thầy làm kỷ niệm.

Cây này khỏe, xem nhỏ vậy nhưng cũng già rồi, em chăm nó kỹ lưỡng đợi khi có phép mới mang về được đây. Ông thầy chịu khó chăm nó độ mùa Xuân năm sau là hy vọng có bông chưng Tết.






Ông Thành cảm động nói không nên lời, ôi t́nh huynh đệ chi binh tưởng chỉ có được thời gian c̣n tại ngũ, trong sách vở và mấy bản nhạc bốc thơm đời lính, hóa ra nó không phải là những lời hoa mỹ trên đầu môi chót lưỡi, uốn éo trên môi miệng nhũng cô ca sĩ.

Chẳng có ǵ quư hơn khi ḿnh tặng cho người khác món quà mà người ta đang mơ ước, mong đợi, cây mai rừng của người lính trẻ đối với ông Thành quư c̣n hơn vàng bạc. Lúc khề khà ly bia sủi bọt với người lính cũ, anh ta ngà ngà say chỉ vào dúm đất ôm lấy gốc mai xanh mướt, nói với ông Thành :

- Cái nhúm đất ở gốc mai này có khi cũng đă nhuộm máu binh lửa đó ông thầy à. Hổng biết sao chứ em mơ hồ là nó sẽ gắn liền với ông thầy hết cuộc đời trong cái mảnh sân và căn nhà này đó. Hễ ngày nào đó thấy mai nở, ông thầy sẽ nhớ đến em, cho dù em c̣n sống hay chết…


Ông Thành mắng yêu người lính trẻ mà đôi mắt ông sao ướt nḥa như trời mưa:

- Bậy nà ! Khi nào về phép nhớ ghé thăm anh nghe …






Người lính trẻ giă từ ông thầy cũ của ḿnh rồi trở ra đơn vị, để lại cây mai quư mọc lên từ cánh rừng khói lửa miền Đông.

Cây mai cứ thế lớn nhanh như thổi, v́ ông Thành chăm sóc nó c̣n hơn mẹ chăm con mọn. Không biết sao từ đấy, những lúc vui, buồn quanh quẩn bên cây mai với đôi nạng gỗ, ông Thành dường như thấy ḷng ḿnh ấm hẳn lại.

Ông gửi lại chiến trường một phần thân thể của ḿnh, có khi chính những ḍng máu của ông và bao người lính đă loang chảy và thấm sâu xuống ḷng đất ấy, để hội tụ vào những gốc mai trong cánh rừng thưa nở hoa vàng mỗi độ Xuân về, gom lại thành một thứ t́nh đồng đội khó nguôi ngoai.

Những sớm mai khi thức dậy, những buổi chiều gió hiu hiu từ bến sông phả vào khu vườn nhỏ tiếng lá reo, đă thấy bóng ông lom khom với đôi nạng gỗ bên cây mai, lắm khi cao hứng ông c̣n hát một ḿnh :

- Người về, người về nay đă cụt chân Máu đào, máu đào đă thấm trên thây bao nhiêu quân thù …u ù, một ngày chinh chiến mùa thu…






Cây mai lớn nhanh theo cái t́nh đằm thắm thương yêu của người thương phế binh đă một thời xả thân trên chiến trường cũ.

Nó chẳng phụ công ông chăm sóc nên mùa Xuân năm sau cây đă đơm những bông hoa đầu tiên, tám cánh vàng tươi rung rung trong nắng sớm, khác nào nụ cười xinh xinh của các cô em gái hậu phương thuở ấy.

Không có ng̣i bút nào diễn tả hết được nỗi vui của người thương binh chống nạng đứng ngẩng nh́n những đóa mai vàng tám cánh rung rinh trong nắng sớm, nh́n nó ông Thành lại nghĩ đến h́nh ảnh người đàn em có cái miệng cười thật tươi khi đến thăm ông lần về phép năm trước.

Để rồi vô t́nh có ngày ông Thành bỗng phát hiện ra mọi buồn, vui trong đời ông h́nh như đă được cây mai báo trước mà sau khi chuyện xảy ra, ông mới thấy được sự kỳ lạ ấy.

Hai năm sau, một đêm mùa hè ông Thành không ngủ được, trời đêm ấy có trăng nhưng lặng gió, ông quanh quẩn thả ra gốc mai rồi lại quay vào ngồi trước hiên nhà hút thuốc.

Đêm khuya rồi mà vẫn khó ngủ, ông vào nhà ghé ḿnh lên chiếc phản gỗ nhưng vừa đặt ḿnh xuống và lơ mơ đi vào giấc ngủ, ông nghe như từ cây mai có tiếng chuyển động của những bước chân, y hệt tiếng xê dịch của những gót giày nhà binh mỗi lần chuyển quân.

Từ chỗ gốc mai tự nhiên gió nổi lên lồng lộng khiến cây lá ŕ rào, th́ thào với nhau giữa canh trường.

Không biết thức hay ngủ giữa cơn mộng mị, ông Thành nhác thấy người lính trẻ đàn em tặng ḿnh cây mai năm nào đang đứng tựa cành mai, dưới ánh trăng mờ anh ta toác miệng cười với ông, nụ cười thân thương của người đàn em khiến ông mừng quá quơ đôi nạng định chạy ra ôm lấy người chiến hữu của ḿnh.

Ngay khi ấy ông chợt tỉnh, th́ ra đấy chỉ là một giấc mộng. . .

Ông Thành tỉnh hẳn rồi không ngủ lại được, hoặc có ngủ th́ cũng chỉ chập chờn nửa tỉnh nửa mê chờ sáng.

Linh tính cho ông biết có chuyện ǵ …xảy đến với thằng đàn em dễ thương của ḿnh, như câu dặn ḍ của hắn trước khi chia tay, trong lúc ngà ngà men rượu:

- Một ngày nào đó mai nở, ông thầy sẽ nhớ đến em, dù em c̣n sống hay đă chết…

Từ hôm ấy sau giấc mộng kỳ lạ giữa đêm trăng, bóng h́nh người lính trẻ cứ măi chập chờn trong tâm hồn người đàn anh khiến ông Thành khắc khoải một nỗi mong đợi khôn nguôi.

Không chịu được nỗi buồn u uẩn đó, ông Thành viết thư thăm người bạn cũ cùng đơn vị năm xưa, hỏi thăm đàn em mới biết tin người lính trẻ tặng ông cây mai quư đă biền biệt ra đi đúng vào khoảng đêm trăng mùa hè hôm ấy.






Từ ngày ấy người trong nhà thấy khi trời nhập nhoạng chiều, gió se sắt thổi từ bờ sông phả vào sân trước là ông Thành lặng lẽ cặm ba cây nhang dưới chân cội mai, nơi cái nhúm đất con con mà người lính đă mang về từ chiến trường xưa dưới gốc cây, đôi mắt ông đau đáu một nỗi buồn dịu vợi....

Hôm đầu tiên nghe tin người đàn em đă tử trận, ông Thành ngơ ngẩn suốt buổi chiều cạnh gốc mai lá xanh mươn mướt, lúc nào ông cũng chỉ muốn khóc.

Khi cặm những cây nhang xuống đất, ông bật lên khóc rưng rức, rồi vu vơ mắng yêu vào cái khoảng không trống trải của hư vô:

- Mồ tổ bây, c̣n trẻ vậy mà sao đi vội thế!

Mùa Xuân tiếp nối mùa Xuân, người thương binh giờ đây già đi với mái tóc muối tiêu và khi gió trở mùa, những vết thương cũ ê ẩm làm ông khó ngủ hơn. Vẫn chỉ có cây mai làm bạn để ông hát vu vơ bản nhạc cũ :

Người về, người về nay đă bị thương

Nhưng ḷng vẫn nhớ, người ơi biên cương xa vời, ơ hờ

Người về nay đă bị thương….

Cây mai bây giờ đă thành cội, tính theo tuổi đời kể từ ngày người lính đem về tặng ông đến nay th́ nó đă được sáu tuổi, mỗi độ Xuân về hương sắc càng rực rỡ theo tuổi dậy th́ của cô con gái ông Thành đang bước vào tuổi mộng mơ.

Ông Thành có thêm niềm vui lúc Xuân sang, một lũ bạn học cùng lớp của con gái ríu rít chen nhau đứng chụp h́nh dưới gốc mai, cô nào cũng khoe nụ cười hàm tiếu.

Chuyện ấy làm ông liên tưởng đến mỗi lần hành quân về thành phố, người hậu phương đến thăm lính trận từ chiến trường xa mới về choàng ṿng hoa chiến thắng.

Mấy thằng đàn em của ông khi xung trận ĺ lợm ghê, vậy mà khi đứng trước giai nhân, lúng túng vụng về chỉ biết nhe răng ra cười, đúng là ” chí lớn trong thiên hạ, không đựng đầy đôi mắt giai nhân”.






Mùa Xuân năm ấy ông Thành vẫn lắng nghe trong đêm tiếng đại bác ́ ầm từ xa vọng về thành phố, ánh hỏa châu lơ lửng giữa đêm đen, chiếc máy bay trực thăng bắn ra những tia lửa đỏ rực ở vùng ngoại ô, và bản tin mỗi ngày đọc sao nghe nặng nề hơn trong ḷng người lính cũ.

Ông thầm nghĩ, ḿnh an phận rồi dù có gửi lại chiến trường cái chân và những mảnh đạn ghim vào người vẫn c̣n ê ẩm lạ, nhưng sao chưa thấy năm nào mùa Xuân sắp đến mà trời đất lại buồn như năm nay.

Trước Tết ông Thành đă chọn ngày lặt lá mai, pha mấy chậu nước ấm tưới vào gốc mai để thúc cho hoa nở đúng kỳ hạn. Chẳng bao giờ ông Thành cắt một cành mai để chưng trong nhà hay tặng cho bằng hữu anh em dù thân t́nh cách mấy.

Ông quan niệm phải giữ trọn vẹn tất cả những ǵ của cành mai, như lúc nào ông cũng trân trọng linh hồn của người đàn em, mà chẳng những thế cả cái nhúm đất con con mang theo gốc mai của người lính trẻ đă chết đem về, ông cũng muốn nó c̣n tồn tại măi trong mảnh sân này, chỉ ở mảnh sân này mà thôi . . .







Cũng như mọi năm cây mai ra nụ rất nhiều, nụ lớn nụ bé chen nhau trên cành chỉ c̣n thưa thớt ít lá đẹp làm màu xanh cho cây, cả nhà ai cũng tấm tắc mong đợi khi chiều ba mươi Tết các nụ hoa đă mơn mởn lên chúm chím chờ hé nhụy.

H́nh như đối với ông Thành th́ chỉ có cây mai này mới hoàn toàn đem mùa Xuân đến cho ông, với một nỗi niềm riêng gửi gấm vào đó mà không cần ai hiểu, chiều ba mươi Tết cây mai vẫn hứa hẹn một vẻ đẹp măn khai cho ngày đầu Xuân đầy hy vọng.

Nhưng không thể ngờ, định mệnh như một bàn tay tai quái thổi cơn gió hung tàn vào cái đêm cuối cùng của một Năm, giờ giao thừa đă qua mà gió ở đâu ào ào thổi qua vườn làm ông Thành lo lắng thắc thỏm không yên.

Chẳng lẽ không khí chiến tranh hiện diện trong nỗi thống khổ của dân tộc, đă hơn hai mươi năm lại gom thành cơn gió oan nghiệt thổi thốc vào cây mai báo hiệu một mùa Xuân Khổ chia xa , trong gia đ́nh đang b́nh yên của ông.

Cả nhà đă yên giấc khi nửa đêm về sáng, ông Thành lại trằn trọc hồi tưởng đến mùa Xuân trên cánh rừng miền Đông khi ông c̣n là lính trận, chợt tiếng xào xạc của cây mai sân trước bị gió xoáy vào trong đêm trừ tịch, nghe như âm vang của từng bước chuyển quân năm xưa làm ông rùng ḿnh.

Chợt nhớ đến khuôn mặt của người đàn em hiện về trong giấc chiêm bao, cũng đêm đó gió ở đâu lồng lộng quay cuồng nơi gốc mai sân trước, ông Thành h́nh dung ra một sự đổ vỡ mà không định nghĩa được là cho ḿnh hay cho ai. . .





Sáng hôm sau ông dậy sớm, vợ ông đă sửa soạn bữa cơm cúng đầu năm trên bàn thờ ông bà tổ tiên, khói hương nghi ngút và trầm trầm một sự tưởng nhớ rất thiêng liêng.

Ông Thành đốt mấy nén nhang cắm trên bàn thờ ông bà, rồi đốt thêm ba nén nhang đem ra cây mai để gọi là mừng tuổi đất trời và để tưởng nhớ bạn bè, gọi thầm những h́nh xưa bóng cũ.

Từ trong nhà bà Thành nghe có tiếng rơi của chiếc nạng gỗ và tiếng kêu thảng thốt như tiếng khóc khô khốc của ông Thành vọng lên trong buổi sáng đầu Xuân c̣n mờ hơi sương:

- Trời ơi !

Bà Thành chạy ra sân rồi không tin vào mắt ḿnh. Bao nhiêu nụ và hoa đều rụng xuống tả tơi như một tấm thảm trên mặt sân lát gạch đỏ, c̣n ông Thành th́ ngă lăn ra dưới gốc cây lịm đi như một xác chết. Mùa Xuân ấy là mùa xuân năm một chín bảy lăm . . .





Nguyên Nhung

https://hon-viet.co.uk

hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Old 01-23-2021   #6
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default HƯƠNG XƯA NGÀY ẤY



HƯƠNG XƯA NGÀY ẤY



Những cơn mưa cuối mùa ở thành phố tôi buồn hiu hắt, cái giá lạnh từ đâu bỗng về xâm chiếm tâm hồn.Tiếng mưa rơi nhẹ, đều đều trên mái nhà khiến tôi liên tưởng đến những cơn mưa của một thời áo trắng.

Tôi nhớ măi những chiều mưa ngồi bên song cửa đọc thư anh mà xót xa thương cảm cho người yêu ở một góc trời nào đó đang lặn lội dưới mưa rừng gió núi.

Những nỗi nhớ nhung, mong đợi, lo lắng, bâng khuâng của một thời làm người yêu lính trận bây giờ nghĩ lại thật đẹp, thơ mộng làm sao ! Tôi chợt đưa tay sờ lên mặt ḿnh, những vết sẹo đă biến mất, không c̣n nữa.

Thật may mắn cho tôi nếu không được đặt chân lên đất Mỹ th́ không biết giờ nầy cuộc đời tôi sẽ ra sao, về đâu ? Tuy những vết sẹo ngày xưa đă hủy diệt tương lai và mộng ước của cả đời tôi nhưng tôi vẫn luôn hoài niệm về khoảng thời gian đó, những ngày tháng thật êm đềm, ngọt ngào với những nỗi vui, buồn, đớn đau và nước mắt của một thời con gái…







Tôi là con lớn trong một gia đ́nh gồm 8 anh chị em, Ba tôi là một công chức nhỏ nên cuộc sống gia đ́nh có phần chật vật. Để giúp đỡ phần nào cho Ba, tôi phải đi làm thêm mỗi tối, việc làm đó là hát cho một quán café ca nhạc. Trời phú cho tôi một giọng ca truyền cảm, trầm ấm nên tiền thù lao khá hậu hỉ.

Lẫn lộn trong đám người phức tạp nơi đó tôi hết sức dè dặt, giữ ǵn ư tứ để khỏi mang tai tiếng v́ ḿnh c̣n là một nữ sinh đang cắp sách đến trường.

Sau khi xong mỗi bài hát, trong khi chờ đợi hát tiếp tôi thường mở sách ra đọc để tránh nói chuyện với người khác. Nhưng một hôm có người bước vào hậu trường và đi thẳng tới trước mặt tôi, đó là một anh lính trẻ mặc đồ rằn ri với một bông mai trên cổ áo.

Anh đứng nh́n tôi đang đọc sách, nh́n tựa quyển sách “ Hàn Yên Thúy” tức “Bên Bờ Quạnh Hiu” của Quỳnh Dao anh buông một câu không mấy lịch sự:

- Sao cô lại thích đọc loại sách nầy? Ủy mị lắm.

Tôi khó chịu v́ thái độ của anh ta nên sẳng giọng:

- Anh quen với tôi sao?

Anh ta trả lời rất tự nhiên:

- Chưa, nhưng sẽ quen mà. Tôi xin tự giới thiệu tôi tên là Thế Phương đang phục vụ cho binh chủng Nhảy Dù, mong được làm bạn với cô.

Tôi chưa biết trả lời sao nên lặng thinh.

Phương giục :

- Sao rồi ? Cô có chấp nhận lời tôi không ?

Tôi nh́n anh dè dặt:

- Anh nói bạn là thế nào ? Nếu anh đến đây nghe nhạc thường xuyên th́ cũng coi như là bạn của tôi rồi mà.

- Không, tôi muốn nói là bạn riêng thôi.

Tôi thấy anh chàng nầy có vẻ sổ sàng quá nên nghiêm mặt lại:

-Xin lỗi anh, tôi chưa nghĩ đến điều đó, v́ tôi chưa quen biết anh nên tôi không thể chấp nhận, mong anh hiểu cho.

Anh chàng vẫn lầm ĺ :

- Đêm nay tôi đưa cô về nhà nhé !

- Không được đâu anh, Ba tôi sẽ đến đón tôi.

Anh ta nhún vai nh́n tôi :

- Ông già giữ con gái kỹ thế .

Tiếng người nhạc sĩ điều khiển chương tŕnh vọng vào :

- Bích Liên ơi, tới phiên cô rồi đó nghe .

Tôi từ giă anh lính :

- Xin phép anh, tôi phải ra sân khấu rồi.

- Hẹn gặp cô sau.


Tôi bước trở ra sân khấu với bản nhạc “ Thuở Ấy Có Em ” :

“…Thuở ấy có em anh chưa từng sầu. Chưa đi âm thầm ngoài phố đêm thâu chưa mang hoang lạnh ngoài bến vắng. Hỡi em, em về đâu cho đời c̣n luôn nhớ nhau…”

Tôi nh́n xuống thấy anh đứng ở một góc của quán nhạc, đôi mắt đăm đăm nh́n về phía tôi, tự nhiên tôi thấy ḷng có chút xúc động. Chắc anh có một nỗi niềm, một tâm sự riêng nên trông anh có nét buồn xa vắng.






Khi Ba tôi đến đón tôi, anh lặng lẽ nh́n theo không nói lời nào. Mấy đêm sau liên tiếp anh đều đến, đều t́m cách nói chuyện với tôi nhưng tôi cố giữ khoảng cách với anh v́ tôi rất sợ ḿnh sẽ yếu ḷng, sẽ vướng vào t́nh yêu của lính, nhất là lính Nhảy Dù như anh.

Tôi biết dù có lưu luyến, thương nhớ bao nhiêu rồi anh cũng ra đi, anh phiêu lưu trên khắp nẻo đường đất nước, khắp bốn vùng chiến thuật, bất cứ nơi nào khi chiến trường cần đến anh. Tôi phải tự thương lấy ḿnh, thương cho thân phận của một người con gái sinh ra trong thời loạn.

Quả đúng như vậy, vào một ngày cuối tuần anh đến từ giă tôi để trở về đơn vị. Kỳ đi phép về thăm ông ngoại nầy đối với anh rất thú vị, rất vui. Tôi cũng có chút ngậm ngùi, lưu luyến v́ những ngày qua anh thường nói chuyên với tôi, tôi cũng được hiểu về anh đôi chút.

Con chim xanh đă trở lại núi rừng, người đă xa rồi tôi cũng không c̣n ǵ vương vấn. Những đêm sau giờ đi hát, trên đường về tôi chợt nhận ra ḿnh cô đơn quá, thiếu người san sẻ những ưu tư, lo lắng trong cuộc sống.

Đêm bỗng buồn lê thê như những bài t́nh ca dang dở, và tôi trở lại với nếp sống hằng ngày tẻ nhạt.

Hai năm sau, vào mùa hè tôi lên Sàig̣n thăm d́ ruột của tôi. D́ có một người con gái tên Hồng Phượng lớn hơn tôi hai tuổi, chị em tôi rất thân với nhau.

Có một ngày chị Phượng khoe với tôi :

- Để hôm nào bạn trai của chị từ chiến trường trở về chị sẽ giới thiệu cho em biết mặt nhé !

Tôi chọc chị :

- Bạn trai thường hay là người yêu ? Chị đừng giấu em, khai thật đi em sẽ ủng hộ hết ḿnh .

Chị lườm tôi :

- Cái con nhỏ nầy . Ừ, th́…là người yêu . Em đă lớn chắc cũng có chàng nào trong tim rồi phải không ?

Tôi giơ tay lên trời :

- Em xin thề, chưa có chàng nào cả .

- Vậy để chị nói với chàng giới thiệu cho em một người nhé? Bạn của ảnh đông lắm, lính Nhẩy Dù, Thiên Thần Mũ Đỏ em chịu không ?

Tôi cười :

- Chà, ca ngợi binh chủng của chàng như vậy chắc là chị “đậm” với người ta lắm rồi, cầu mong cho chị gặp người tốt. Ngày trước em cũng có quen sơ sơ với một anh nhưng… chẳng tới đâu cả.

Hai chị em chúng tôi huyên thuyên tâm sự. Chị Phượng luôn nhắc đến người yêu :

Một Trung Úy trẻ, đẹp trai, oai dũng, can trường trên trận địa…Chị đă gặp anh ta năm trước khi đi làm dâu phụ cho một người bạn lấy chồng là một sĩ quan Nhảy Dù.

Hai tuần sau đó chị vui vẻ báo cho tôi biết người yêu của chị đă về phép, nhà anh ở cư xá Đô Thành nhưng anh hẹn gặp chị ở pḥng trà Mỹ Phụng. Chị Phượng bảo tôi đi cùng, tôi từ chối v́ không muốn làm “ kỳ đà cản mũi” cho hai người nhưng chị nói:

- Anh Tùng có một người bạn đi chung, có em tṛ chuyện cùng anh ấy th́ chị và Tùng sẽ được nhiều thời giờ tâm sự hơn.

- Th́ ra chị cần em “ đỡ đạn” cho chị.

- Được rồi, tùy em nghĩ. Em chịu đi chứ?

- Dạ, cũng được thôi.

Hôm ấy chị Phượng thật đẹp trong chiếc áo dài màu vàng thêu hoa kim tuyến, c̣n tôi th́ “ch́m sâu” với chiếc áo dài màu tím đơn sơ, buồn lặng lẽ. Tôi nghĩ rằng chị cần mặc đẹp, nổi bật v́ có người yêu, c̣n tôi chỉ đi ké thôi nên chẳng quan tâm đến việc mặc đẹp hay xấu.

Khi chúng tôi đến trước cửa Mỹ Phụng th́ đă thấy hai anh chàng mặc quân phục Nhảy Dù đứng đợi sẵn. Chị Hồng Phượng có vẻ xúc động đưa tay chỉ về một anh :

- Anh không mang kính đen là Tùng của chị đó.

Tôi nh́n theo tay chị, anh chàng cao ráo, phong độ làm sao. Hèn nào chị hết lời ca tụng chàng. C̣n anh kia thật …đặc biệt, trời đă tắt nắng rồi mà c̣n mang cặp kính râm to tướng, chiếm cả gần 1/4 khuôn mặt.

Khi chúng tôi đến trước mặt, anh Tùng chào hỏi và giới thiệu th́ anh chàng kia cũng vừa gỡ cặp kính râm ra, tôi bỗng giật ḿnh lùi lại miệng lắp bắp:

- Anh là…Thế Phương phải không ?

Anh chàng cũng vừa nhận ra tôi:

- Ồ! Cô Bích Liên ở Cần Thơ chứ ǵ ! Mấy năm rồi mà Liên không thay đổi lắm, c̣n tôi…

- Tôi nhận được anh chứng tỏ anh cũng không già thêm đâu.

Anh Tùng nói :

- Hay quá, không ngờ là người quen xưa .






Bốn người chúng tôi cùng vào trong pḥng trà. Anh Tùng và chị Phượng cứ tíu tít kể lể với nhau vô t́nh đẩy tôi phải tṛ chuyện với Phương.

Chuyện ngày ấy, dù có một chút bâng khuâng thoáng qua hồn nhưng tôi cũng đă quên rồi con chim xanh chỉ dừng chân chốc lát trên một nhánh cây nhỏ để ngắm trời mây rồi bay đi.

Giờ gặp lại Phương trông anh phong trần dày dạn hơn, đôi mắt đăm chiêu như có chút chán nản, muộn phiền. Anh nh́n tôi:

- Gặp lại Bích Liên tôi mừng lắm. Bích Liên vẫn c̣n đi học chứ ? Có c̣n đi hát thêm vào buổi tối không?

- Dạ, Liên không c̣n đi hát nữa để dành th́ giờ học hành v́ Liên đang học Đại Học Sư Phạm. Anh Phương có ǵ vui không?

Trông anh già dặn và buồn hơn trước.

- Liên nói đúng, tôi đang buồn v́ người yêu vừa đi lấy chồng. Ngày trước khi tôi muốn làm bạn với Liên th́ Liên lạnh nhạt hờ hững, tôi cũng không có dịp để bồi dưỡng t́nh cảm thêm với Liên. Sau đó tôi quen một người con gái khác ở Sàig̣n và chúng tôi yêu nhau được hơn một năm rồi.

Nàng học trường Régina Pacis, con nhà giàu, có lẽ v́ vậy mà gia đ́nh nàng chê lính như tôi nên cuối cùng th́ tôi đành hát bài “Sayonara” để tiễn nàng về chốn cao sang. Giờ tôi chỉ c̣n t́m vui với máu lửa sa trường thôi.

Tôi nh́n anh, một chút xót xa thương cảm:

-Xin lỗi anh, ngày đó không phải Liên chê anh mà v́ Liên c̣n nhỏ, c̣n bổn phận với gia đ́nh. Hơn nữa Liên sợ làm người yêu của lính, lính cứ đi biền biệt, liệu ḿnh có giữ nổi không? Nhưng bây giờ nh́n lại thấy chung quanh toàn là lính, bạn bè ai cũng có người yêu là lính cả nên Liên cũng… bớt sợ rồi.

Phương cười có chút giễu cợt:

- Thế bây giờ Liên có dám làm người yêu của lính không?

Biết Phương chọc ḿnh tôi cúi đầu lí nhí:

- Cũng phải xem là ai, có hợp tánh t́nh với ḿnh không chứ anh.

Phương gật gù:

- Câu trả lời thật khôn ngoan. Liên à, ḿnh có thể làm bạn không ? Tôi chưa dám nói tới chuyện xa xôi, chỉ làm bạn b́nh thường để an ủi, chia xẻ vui buồn với nhau thôi.

- Được chứ anh. Chúng ḿnh chả là bạn từ ngày trước rồi sao ?

- Ừ nhỉ, Liên đă xem tôi là bạn rồi mà. Liên à, tôi có thể gọi Liên bằng “ em” được không, Liên nhỏ tuổi hơn Phương nhiều.

- Dạ, cũng được. Coi như anh là anh trai của Liên vậy.

Phương nheo mắt:

- Cô nầy gớm thật, định gài anh vào thế kẹt phải không? Anh không sợ đâu, lính Nhảy Dù thứ thiệt đó nha!

Cả hai chúng tôi cùng cười lớn. Chị Phượng và anh Tùng nh́n sang ngạc nhiên v́ sự thân mật của chúng tôi. Từ trên sân khấu giọng một người nam ca sĩ thật ngọt ngào, trầm ấm, nồng nàn với bản “ Love Story”.

“ Where do I begin, to tell the story, of how great a love can be.

The sweet Love Story, that is older than the sea….

….. There’d never been another love, another time.

She came into my life and made the living fine.

She fills my heart, she fills my heart.

With very special things, with angel songs, with wild imaginings, she fills my soul, with so much love…”

Phương nh́n vào mắt tôi và nói nhỏ “you fill my heart”. Tôi quay mặt chỗ khác:

- Cái anh nầy, giỡn hoài.

Nhưng rồi suốt những ngày đi phép của Phương, anh cứ quấn quít bên tôi. Anh đưa tôi đi xem phim ở Rex, Đại Nam hoặc vào hẻm bên hông rạp Casino ăn các món ăn miền Bắc.

Có những chiều đứng trên bến Bạch Đằng nh́n những chiếc tàu Hải Quân rời bến, anh mơ ước được lướt sóng ra khơi như những chàng thủy thủ. Những lần ngồi bên nhau trong quán kem Lan Phương hay Givral anh kể cho tôi nghe về cuộc đời chinh chiến của anh, những vui, buồn , gian khổ, hiểm nguy, những trận đánh ác liệt anh đă tham dự.

Anh kể về những sự hy sinh đầy dũng cảm của bạn bè ngoài sa trường, sự đau đớn, xót xa và nỗi uất hận khi nh́n đồng đội gục ngă… Nghe anh kể tôi hối hận v́ ư nghĩ sai lầm về lính trước đây của tôi.

Tôi không c̣n sợ lính nữa và cảm thấy h́nh như gần gủi với anh hơn. Nhà anh ở trên đường Trần Quang Khải -Tân Định, anh dẫn tôi về nhà giới thiệu với Mẹ anh, Mẹ anh có vẻ mến tôi lắm làm tôi thật ngại v́ bà tưởng tôi là người yêu của anh.






Rồi anh trở lại với núi rừng, với những trận chiến ngoài kia c̣n tiếp diễn, tôi quay về nhà nối tiếp những ngày dài thầm lặng bên sách vở. Kỷ niệm của những ngày bên nhau đă làm tâm tư tôi bắt đầu thay đổi, tôi biết buồn bă bâng khuâng nh́n chiều nắng nhạt, biết thao thức thâu đêm sau những giờ miệt mài học hành, biết ưu tư lo lắng khi nghe tiếng súng vọng về từ xa xa, và cảm thấy một chút nhớ nhung ai đó.

Những lá thư liên tiếp bay về từ chiến trường với những thương mến, quan tâm đă tôi làm tôi gục ngă trước t́nh yêu của anh, tôi không thể phủ nhận t́nh cảm của ḿnh được nữa.

Rồi từ đó thư đi, thư về ngày càng nhiều hơn đă khiến t́nh cảm chúng tôi thêm đậm đà, gắn bó. Tôi đă trở thành người yêu của lính từ đó.

Chuyện t́nh của chúng tôi kéo dài gần hai năm mà Phương vẫn chưa về phép để thăm tôi. Chiến trường sục sôi máu lửa, những tin tức về anh tôi chỉ được biết qua những cánh thư viết vội vă.

Đơn vị anh được điều động đi khắp các mặt trận như: Kontum, Pleiku, Quảng Trị, Khe Sanh, Lao Bảo…

Đêm từng đêm tôi âm thầm cầu nguyện cho anh được b́nh yên nơi tuyến đầu trận địa. Nhớ nhung, lo lắng từng ngày cho chàng nhưng tôi không biết phải làm sao.





Và một lần đó, lần duy nhất trong đời, tôi đă đi đến nơi dừng quân của chàng, cũng là chuyến đi định mệnh đời tôi khi chàng báo tin cho tôi biết chàng đang đóng quân ở Tây Ninh.

Tôi đă hỏi thăm và ḍ dẫm đường đi, tôi bất chấp dư luận, lén cha mẹ, nhất quyết phải gặp chàng cho cả hai vơi thương nhớ.

Vào thời bấy giờ những con đường quốc lộ thường bị VC đắp mô, gài ḿn để phá hoại làm cản trở sự lưu thông của dân chúng và những đoàn công-voa chuyển quân tiếp viện đến các mặt trận của quân đội ta.

Ngày đó tôi đang đi trên chuyến xe đ̣ từ Cần Thơ về Sàig̣n, vừa đến quận Cái Bè thuộc tỉnh Định Tường ( Mỹ Tho) trên quốc lộ 4 th́ chiếc xe đi trước xe tôi bỗng ngừng lại th́nh ĺnh v́ có các anh binh sĩ địa phương ra chận lại bảo rằng phía trước có ḿn, các chiến sĩ đang lo gỡ ḿn để cứu đồng bào.

Bác tài xế xe tôi trong lúc hoảng sợ, hấp tấp gài thắng thế nào làm chiếc xe bị lật ngang, lăn mấy ṿng rồi rơi xuống đám ruộng khô bên đường. Kính xe bị bể nát văng vào hành khách gây thương tích rất nhiều người trong số đó có tôi.

Sự việc xảy ra đột ngột làm tôi kinh hoàng, hăi hùng không c̣n biết ǵ nữa, chỉ biết mặt tôi đau buốt, máu chảy đầm đ́a. Người ta đem tôi ra khỏi xe và đưa các bịnh nhân chúng tôi ngược về bệnh viện Vĩnh Long v́ không thể đến Mỹ Tho được.

Lúc đến bệnh viện, bác sĩ khám xong tôi mới biết là mặt tôi đă bị nhiều vết thương do miểng kính xe cắt.

Ôi ! Một người con gái đang tuổi đôi mươi với bao ước mơ, bao mộng đẹp mà phải mang gương mặt đầy vết sẹo th́ c̣n đau khổ nào hơn? Tôi chợt khóc lớn, khóc thật lâu với viễn ảnh hăi hùng trước mặt.






Khi tôi được xuất viện trở về nhà tôi đă bỏ dở học hành, trốn tránh bạn bè và cả Phương nữa, tôi sẽ không bao giờ cho anh gặp mặt.

Sau một thời gian dài không được thư tôi, Phương đă hiểu lầm là tôi phụ bạc nên anh giận dữ viết cho thư tôi bằng những lời trách móc nặng nề. Tôi tan nát cơi ḷng, đầm đ́a nước mắt để vĩnh biệt một cuộc t́nh đẹp như mơ.

Sáu tháng sau tôi được chị Phượng báo tin, anh Tùng cho biết là Phương đă cưới vợ, một người mà anh Tùng bảo rằng Phương chưa hề quen biết, đó là con gái của người bạn mẹ Phương.

Thế là hết, là măi măi chia phôi, là trọn đời xa cách, là muôn thuở nhớ nhung, kiếp người bạc mệnh, bất hạnh như tôi số trời đă định c̣n biết sao hơn ?

Em chúc anh hạnh phúc bên người t́nh mới Phương ơi ! Em chưa bao giờ phụ anh. Nhiều đêm thức trắng bên chồng thư cũ, bên những tấm ảnh của người yêu tôi nghe một nỗi tái tê dâng ngập tâm hồn.

Thuở ấy ḿnh bên nhau cùng xây bao mộng ước, cùng hướng về một tương lai tươi sáng. Nhưng giờ đây trong bóng đêm lệ em tuôn chảy âm thầm anh nào hay biết. Tất cả đă xa rồi phải không anh? Em nhớ làm sao thuở ấy, thuở anh c̣n ngồi hằng đêm trong quán nhạc để nghe em hát :

“…Từ lúc vắng anh nên em thường buồn. Hay lang thang ngoài đường nhỏ không tên, hay ghi câu nhạc t́nh héo hắt với tâm tư sầu đau kể từ ngày xa cách nhau…”

Rồi thời gian cứ lạnh lùng trôi, tôi vẫn theo dơi bước chân anh trên vạn nẻo đường sương gió. Anh oai hùng, anh chiến thắng, danh vọng, tên tuổi anh càng sáng chói… c̣n tôi lu mờ trong bóng tối âm u.






Đến ngày tang thương mất nước, tôi theo người cậu di tản sang Mỹ. Tôi muốn trốn chạy những người thân quen, trốn chạy nơi đă cho tôi quá nhiều kỷ niệm để ḷng vơi bớt năo nề băng giá.

Nơi đây tôi may mắn được quen với ông Anthony Saleno một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ gốc người Italy, ông đă giúp đỡ chữa trị khuôn mặt của tôi. Sau cuộc giải phẩu, tôi rất ngạc nhiên và sung sướng: mặt tôi đă trở lại gần như b́nh thường. T

ôi vui mừng viết thư báo tin cho Ba Mẹ biết để các người yên tâm, bớt đau khổ v́ tôi. Nhưng có những chiều lái xe từ sở về nhà, nh́n con đường trước mặt chạy dài hun hút, nh́n dăy Big Bear Mt. mờ mờ ẩn hiện dưới chân mây, hoặc những lần lang thang một ḿnh bên bờ Redondo Beach tôi bỗng thấy ḷng nhớ anh da diết.

Chính tôi đă hủy hoại t́nh yêu ḿnh, chính tôi đă xô đẩy anh đến với người khác, giờ đây mọi việc đă lỡ làng, đă muộn màng làm sao t́m kiếm lại những ngày xa xưa ấy ?

Nước mắt tôi cứ măi tuôn rơi trong những đêm sầu trăn trở, tôi đă sống với những ngày tháng buồn tênh và những kỷ niệm ngập tràn nhung nhớ.






Mười lăm năm sau, tôi đi dự lễ giỗ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn 4 Quân Khu 4. Trước đó ông từng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, v́ kính trọng, thương mến ông nên các anh trong Sư Đoàn 7 BB làm lễ giỗ cho ông hằng năm ở Nam California.

Thật bất ngờ, trong số người tham dự tôi đă gặp lại người xưa như một cơn mơ. Tôi lặng người, run rẩy đứng nh́n anh từ xa, anh không thay đổi nhiều, già dặn, trầm tĩnh hơn, da dẻ hồng hào hơn ngày xưa nhưng ánh mắt vẫn buồn buồn như thuở nào tôi mới gặp, và chính nét buồn đó đă làm gục chết trái tim tôi. Tôi tiến lại gần anh và hỏi:

- Anh Phương có c̣n nhận ra tôi không?

Phương nh́n tôi, mở to đôi mắt, miệng lắp bắp:

- Trời ơi ! Lẽ nào tôi nằm mơ ? Bích Liên đây sao ? Có thật là em không ?

- Anh vẫn c̣n nhớ tới Liên sao ? Liên cứ tưởng thời gian đă làm nhạt nḥa h́nh bóng Liên trong anh rồi. À, sao anh lại có mặt ở đây ? Anh là dân Nhảy Dù mà, đâu phải là đệ tử của ông Tướng Nam?

- Anh theo một người bạn đến thắp nhang cho ông Tướng, người mà anh rất ngưỡng mộ.Thôi chúng ta ra ngoài kia nói chuyện tiện hơn, anh có biết bao điều muốn nói với em.

Chúng tôi ra ngồi ở một băng ghế sau nhà và đă cùng nhau trút cạn nỗi niềm tâm sự. Phương cho tôi biết là sau khi tưởng tôi phụ bạc anh, anh tức giận muốn trả thù tôi nên đă cưới vợ.

Anh buồn bă trầm giọng:

- Anh đi biền biệt suốt tháng quanh năm nên người vợ chưa từng thương yêu của anh cũng chán nản bỏ anh theo người khác. Có lần anh được anh Tùng kể rơ hoàn cảnh em cho anh nghe, anh đă hối hận và viết cho em rất nhiều thư nhưng không có sự hồi âm nào (lúc đó tôi đă dời chỗ ở). Rồi trước biến cuộc 30 tháng 4- 1975 xảy ra vài ngày, anh từ Đà Nẵng chạy về tới Nha Trang gặp một người bạn là thuyền trưởng Hải Quân đang chuẩn bị di tản, anh đă ở lại và cùng đi với các anh em Hải Quân đó.

Khi đến Hoa Kỳ anh ở miền Bắc Mỹ mấy năm, sau đó anh t́m cách về California sinh sống và hy vọng gặp người quen để biết tin tức về em v́ ở Cali có nhiều người Việt Nam.

Anh được biết tin Tùng đă chết trong tù, c̣n chị Phượng th́ v́ quá nhớ thương chồng và nhiều gian khổ nên cũng đi theo Tùng sau một cơn bịnh nan y. Anh vẫn chờ em, vẫn luôn cầu mong có ngày gặp lại em, không ngờ chúng ta ở cùng trong một thành phố mà trời cao thật trớ trêu.

Thời gian dài đăng đẳng không có tin tức ǵ về em cả, anh đă tuyệt vọng. V́ cần người nương tựa nhau để sống cho qua những ngày tháng buồn nơi xứ người nên hai năm trước đây anh đă kết hôn với một phụ nữ cùng làm chung sở.

Anh không yêu cô ta nhiều nhưng nàng cũng là một người vợ hiền. Bây giờ gặp lại em anh hối hận sao ḿnh quá hấp tấp….






Tôi ngắt lời anh :

- Thôi anh đừng nói nữa. Em biết đời em vô duyên, bất hạnh không dám mơ ước cùng anh chung bóng chung đôi.

Ḷng tôi chợt thấy xót xa, cay đắng và đau đớn vô cùng. Bao nhiêu năm chờ đợi trong mỏi ṃn tuyệt vọng, dù biết rằng chuyện tái hợp với người xưa không thể nào có nhưng khi nghe anh đă có người đàn bà khác tim tôi quặn thắt, tái tê.

Phương hỏi tôi:

- Anh nghe Tùng nói em bị tai nạn … anh thấy em đâu có ǵ khác lạ? Sự thật là thế nào ?

- Anh c̣n t́m hiểu làm chi khi chúng ta đă không về cùng chung hướng đường . Đời đă chia hai lối rẽ, coi như một giấc mơ, tỉnh mộng rồi sẽ không c̣n ǵ tất cả.

- Em giận anh phải không ? Sao không kể lại chuyện ngày đó cho anh nghe ?

- Đúng thế ! Em giận lắm . Anh đâu hiểu được cũng v́ lặn lội đi thăm anh, em mới bị tai nạn. Anh đâu hiểu được những nỗi đắng cay, đau khổ, tuyệt vọng mà em âm thầm chịu đựng, em cô đơn trong suốt cuộc hành tŕnh dài đăng đẳng.

Em vẫn cầu mong được gặp lại anh, vẫn chờ, vẫn đợi…nhưng tất cả chỉ là bọt biển, và một cơn sóng lớn vô t́nh, tàn nhẫn đă vùi dập chúng không chút luyến thương…

Tôi cảm thấy thật tủi thân, bỗng dưng tôi oà khóc và ôm mặt chạy ra đường. Phương hốt hoảng chạy theo hết lời năn nỉ. Tôi không màng đến anh nữa, không cần nghe anh nói ǵ hết, tôi lên xe đóng mạnh cửa và gục xuống tay lái.

Tôi cứ mặc cho nước mắt tuôn rơi, mặc cho con tim rên rỉ, đớn đau. Tôi hận anh, tôi oán hờn anh, tôi trách anh là kẻ bội t́nh, đă hai lần bóp chết trái tim vô tội đáng thương của tôi. Cả tuổi xuân của tôi v́ ai mà phôi phai tàn tạ, v́ ai mà tôi lưu lạc tha phương xa cha nhớ mẹ ? V́ t́nh yêu khờ khạo của tôi thôi.






Tôi ngẩng đầu lên, lau khô nước mắt. Phương vẫn đứng bên ngoài xe miệng lẩm bẩm ǵ đó tôi không nghe. Tôi nổ máy cho xe chạy…h́nh như anh muốn chạy theo nhưng xe tôi đă rẽ qua con đường khác, một con đường rưng rưng buồn với hai hàng phượng tím giăng giăng.

Hết rồi, một cuộc t́nh đă đi qua không bao giờ trở lại, có chăng là nước mắt và thương đau. Thôi, người ơi xin gĩa từ, bây giờ và măi về sau trong tim tôi chỉ c̣n một Trần Thế Phương của ngày xưa thân ái, của hương xưa t́nh cũ. Nhưng Thế Phương đó đă chết rồi, chết trong ngày đất nước tan hoang, sụp đổ, và mối t́nh si của tôi cũng đă theo người thiên cổ…

Từ ngày đó tôi không bao giờ gặp lại Phương nữa. Chiều nay đứng nh́n cơn mưa ngoài trời dai dẵng, lê thê không dứt, tôi bỗng thở dài. Ngoài kia những chiếc lá vàng đang bay lả tả sau một cơn gió mạnh vừa thổi qua, không gian vẫn một màu xám ngắt… Tôi bước tới giàn máy hát đưa tay mở nhạc, những lời hát sao thật buồn như cuộc t́nh của tôi :

“Chuyện t́nh mười mấy năm qua, nay bỗng xót xa, những khi sầu giăng.
C̣n đâu ngày quen biết nhau, đă yêu anh rồi, yêu cả cuộc đời.

Khi anh đă phụ ḷng em… đă phụ ḷng em, đau thương anh để lại, xót xa vô vàn, chỉ là bội ước những lời hẹn thề mà ḷng tái tê…” (T́nh Phụ)






Vi Vân

https://hon-viet.co.uk
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Old 02-10-2021   #7
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default T̀NH CUỐI


T̀NH CUỐI







Ngày xưa (đầu thập niên 60) Ông B́nh-Nguyên-Lộc có viết một cuốn truyện “Mối t́nh cuối cùng!” với câu nói trong bài tựa :

”Người ta nói mối t́nh đầu là đẹp nhất! Nhưng theo tôi (BNL) mối t́nh cuối cùng mới là đẹp nhất!!!”.

Đây là lần thư hai tôi đọc được một bài nói về một mốt t́nh cuối cùng rất đẹp ! Khó ai có được, v́ nhiều người đă có “T́nh đầu là t́nh cuối, người ơi” rồi!!!

Tôi viết truyện này vào ngày sinh nhật thứ 72 (Đúng 6 ṿng của 12 con giáp). Sở dĩ tôi gọi là t́nh cuối! V́ tôi biết sau khi người yêu tôi chết, tôi sẽ không thể (c̣n)yêu ai hoặc được ai yêu nữa!!!






Thường, người ta hay viết truyện về những mối t́nh đầu! V́ mối t́nh đầu là mối t́nh khó quên nhất !!! Đúng vậy! Ở vào tuổi mới lớn, khi con tim lần đầu biết rung động v́ một ánh mắt, một nụ cười, môt tà áo… Làm sao chúng ta có thể quên được những ngày tháng mộng mơ với một người đẹp???

Cái thuở ban đầu lưu-luyến ấy

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên!!!

(Thế-Lữ)

Nhưng, tôi là cái thằng thích (nói nôm-na) trật đường rầy! Không thích giống ai, nên mới (ti-toe) viết về mối t́nh cuối !!!

Đó là mối t́nh của tôi với Thúy-Hằng, bắt đầu cách đây hơn 15 năm.

Thúy-Hằng thua tôi 7 tuổi, tôi ly-dị vợ, nàng rẽ gánh chia tay chồng ! Người đời thường gọi những mối t́nh như thế là… “Rổ rá cặp lại”!

Mà đúng thiệt ! Tôi với nàng là hai cuộc đời bị bể, bể tanh banh, bể tan tành thành nhiều mảnh vụn! Cố gắng lắm, cố gắng mệt nghỉ, cố gắng tối đa mới ráp lại được với nhau thành một cặp !!! Không gọi là rổ rá cặp lai th́ gọi bằng cái chi nữa cha (nội)?

Sở dĩ tôi viết là cố gắng lắm, cố gắng tối đa, mệt nghỉ ! V́ cuôc t́nh của chúng tôi ban đầu cũng không suông-sẻ ǵ cho cam!!!

Tôi ly-dị vợ th́ xong rồi ! Trước khi gặp lại Thúy-Hằng th́ tôi cũng có (lai-rai) vài mối t́nh với những người đàn bà (hoặc)chồng chết, (hoặc) ly-dị ! Những mối t́nh đó đă đưa đẩy tôi lang thang qua nhiều tiểu bang của Mỹ-Quốc!!!

Thúy-Hằng ngược lại, sau khi chia tay với chồng th́ có người yêu cũ t́m đến !

Người yêu cũ của nàng vốn là một anh Tàu lai tên Triết, có giấy tờ chứng minh(gốc Tầu) đàng hoàng ! Nhờ có giấy tờ, nên anh ta được nhà nước cộng sản Việt-Nam
” ưu-ái ” cho về nước sau khi chiến tranh Trung-Việt ở biên giới phía Bắc nổ ra !!!

Dùng chữ “ Cho Về Nước ” là chính quyền cộng sản Việt-Nam hí lộng ngôn từ, chứng tỏ tính ưu việt của đảng ta thôi! Thật ra đây là âm mưu nhằm ăn cướp tài sản, nhà cửa, tiền bạc… của người Tàu và tống xuất họ ra khỏi Việt-Nam một cách hợp lư, hợp t́nh và (cũng) hợp pháp luôn, đi đâu th́ đi !!!

Để được “ưu-ái” Triết phải đóng đủ 12 lượng vàng, – loại vàng Kim-Thành 24 cara, ngôn ngữ b́nh dân gọi là “cây” ! Mặc dù nó chỉ có h́nh chữ nhật 4×8 cm, mỏng tanh, nặng chừng 37,5 gram, – trước khi bước chân lên những con thuyền nhỏ, mong manh, nhét người chật cứng như cá hộp Sạc-Đin-Nờ, được đẩy ra khỏi hải phân Việt-Nam rồi… muốn trôi đi đâu th́ đi, nhà nước cộng sản VN hổng chịu trách nhiệm(à nghen!).

Nhờ hai gia đ́nh ở gần nhau trong Chợ-Lón, Thúy- Hằng và Triết quen biết nhau từ lúc c̣n nhỏ, từ khi…

- " Xưa đôi ta bé ta ngu, ta đem dây thung ta quấn con cu…, con cu sưng to ta khóc hu-hu…" Triết hơn Thúy-Hằng 4 tuổi !

Cuối năm 1978,
khi nghe phong thanh chương tŕnh vượt biên bán chính thức của người Tàu do Triết tiết lộ, gia đ́nh Thúy-Hằng t́m cách “gửi-gấm” nàng theo Triết !

Trong thời gian chuẩn bị, Triết t́m được đường dây làm giấy tờ giả cho Thúy-Hằng. Trong lúc chờ đợi, nàng cũng nhờ Triết dạy cấp tốc một số tiếng Tàu cần thiết để lúc ra đi có bị hạch hỏi cũng dễ dàng lọt thoát phần nào !

Triết nhà giàu, khá bảnh trai, ăn nói nhỏ nhẹ ! Thấy nhà Triết có piano, sau những giờ học tiếng Tàu, Hằng thường chơi piano cho Triết nghe !

Nhờ học đàn piano từ lúc 5 tuổi đến khi Cộng-Sản chiếm miền Nam, nên Thúy-Hằng đánh đàn piano, tài nghệ dù chưa đạt được (đỉnh cao chói-lọi) như Đặng-Thái-Sơn! Nhưng nghe cũng lọt lỗ nhĩ và nếu gặp may (không chừng) có thể tŕnh diễn ở Carnegie Hall, New York City!!!

Nhưng rồi cuộc gửi gấm Thúy-Hằng không thành, v́ chờ đợi lâu quá ! Gia đ́nh Thúy-Hằng bèn quyết định tự đóng ghe, mua bến, lo lót công-an, và đi thoát trước khi Triết ra đi !!! Mối t́nh hai người tan vỡ, v́ không c̣n tin tức, liên lạc được với nhau ! Đó là chuyện “Khi xưa đôi ta bé…” !!!






Trở lại chuyện này, hai cái rổ rá rách teng-beng Triết, Thúy-Hằng cặp lại, không khớp với nhau ! Nên bị bung ra chỉ sau một thời gian ngắn chưa tới 2 tháng !!!

Theo lời một người quen (dĩ nhiên là quen, lạ làm sao biết?) của Thúy-Hằng kể lại, Triết biết Thúy-Hằng sau khi chia tay với chồng có được một món tiền, đâu khoảng hơn 100.000 Du-Ét Đi, nhờ bán căn nhà hai vợ chồng mua 15 năm trước, cưa đôi, nên rù-quyến Thúy- Hằng về VN làm ăn, buôn bán chi đó!

Chắc v́ sợ rủi ro, bất trắc, mất tiền, hơn nữa qua đọc báo, biết được những vụ người ”Việt gốc Ngu” ở hải- ngoại đem tiền về Việt-Nam làm ăn như vua chả gị Trịnh-Vĩnh-B́nh hoặc Trần-Trường bỏ về VN làm ăn sau khi " chơi bạo lấy tiếng ngu ", treo h́nh lăo già dịch Hồ-Lưu-Manh (Hồ-Chí-Minh) tron g tiệm cho thuê Video bị khoảng 50.000 người Việt ở O-Ren-Giờ-Cao-Ti biểu t́nh chống đối ! Nên Thúy-Hằng từ chối kế hoạch làm giàu do Triết vẽ ra !

Thế là Triết bất măn, không mặn mà chuyện cặp lại rổ với nàng nữa !!! Thúy-Hằng buồn bă, v́ vừa đá vỏ dưa văng xa hơn 300 thước th́ lại đạp (nhằm) vỏ dừa !!!

Đúng vào lúc đó th́ tôi gặp lại Thúy-Hằng trong một bữa ăn tối ở nhà một người bạn. Trước đây, tôi và nàng chỉ quen biết nhau nhưng ít khi liên lạc với nhau, v́ không thân và ở cách xa nhau !

Sau bữa ăn tối định mệnh (đă an-bài) đó, tôi và nàng liên lạc gọi phôn, chát trên sờ-kai-pê càng ngày càng lâu, thường xuyên hơn.

Nàng coi tôi như một cái thùng Ŕ-sai-cồ, có nơi (đổ rác) kể lể những chuyện đau buồn, khổ sở, không hạnh phúc… với người chồng cũ !

Tôi hiểu tâm trạng Thúy-Hằng nên an ủi nàng, rồi chẳng hiểu ma đưa lối, quỉ dẫn đường, tôi yêu nàng lúc nào không hay ! Sau hơn 4 tháng tâm sự (loài cua biển)chán chê, chúng tôi hẹn gặp nhau đi ăn tối(lại ăn tối) rồi đi coi phim, tức là là đi coi hát bóng !






Bữa đó nhằm tối chủ nhật, ăn xong tụi tôi vào rạp AMC ở Eastridge, San Hố-Dề. Chắc nhằm ngày lành, tháng tốt nên rạp vắng vẻ, có đâu chừng 7-8 cặp ngồi rải rác !

Tụi tôi chọn hàng ghế trên cùng, không có ai. Ở hàng ghế đó ta có thể thấy địch mà địch sẽ không thấy ta!!! (nếu không quay đầu lại).

Hai đứa tôi ngồi sát bên nhau ! Chẳng hiểu có phải do 2 ly bồ đào tửu (Red Wine)uống trong bữa ăn với nàng hay do mùi nước bông thơm ngọt như đường mía lau của Thúy-Hằng mà khi đèn vừa tắt chừng 10 phút, màn ảnh c̣n đang chiếu quảng cáo, tôi bạo dạn choàng tay qua ôm vai nàng, ghé sát tai nàng th́ thầm :

– Anh thích mùi nước bông em dùng ghê !.

Thúy-Hằng chẳng những không phản đối mà c̣n quay mặt qua phía tôi cười nhẹ:

– Vậy mai mốt đi với anh, em sẽ xài loại này !

Mèng ơi ! Nghe câu nói ngọt như đường cát, mát như đường phèn của nàng mà tôi sướng đến run rẩy cả người! Hai khuôn mặt kề sát nhau khiến tôi cầm ḷng không đặng, thế là chúng tôi mi nhau !!!

Sau bữa đi coi phinh mùi mẫn đó, Thúy-Hằng đề nghị tôi dọn về ở chung với nàng để… chia tiền nhà, tiền điện nước, tiền rác… Tôi xin nàng một tuần lễ để… “ động-năo ” suy tính hơn thiệt !!!

Sau mấy ngày suy nghĩ đến mất ngủ(đêm năm canh chỉ ngủ có canh đầu, bốn canh sau buồn rầu nên ngủ quên!), tôi đồng ư dọn về ở chung với nàng !

Sở dĩ tôi nói suy nghĩ v́ (bản-tính) tôi là một thằng thích tự do, phải so sánh cái được (lợi), cái mất (hại) khi ở chung với nhau! Cuối cùng, thấy cái được nhỉnh hơn cái mất chút đỉnh nên tôi Ô-kê Sa-Lem !!!

Nhưng cuộc đời không hề đơn giản như đang giỡn, mà vô cùng phức tạp, rắc rối, rắc rối to, rắc rối lớn là khác !

Nói rắc rối và phức tạp, v́ chưa ở chung th́ không thấy ! Ở chung rồi, th́ mới có những cái pra-bờ-lầm mà cho dù là có tài tiên đoán như Khổng-Minh, có tái thế cũng không có cách chi thấy trước đặng !!!

Như vừa nói ở trên, tôi là thằng thích tự do ! Bởi thích tự do nên khi sống ḿnh ên, tôi không sắm sửa nhiều đồ đạc làm chi, tôi lại luôn có phương châm sống, học được sau hơn 6 năm sống dưới chế độ Cộng-Sản Việt-Nam :

– “ Tăng thu, giảm chi ! Tích-cực cầm nhầm !!!”.

Bởi vậy, bữa sáng tôi dọn đồ đạc về ở với Thúy-Hằng, nàng đă ngạc nhiên tột cùng khi tôi đến bấm chuông cửa nhà, chỉ xách theo có một cái va-li. Nàng nh́n tôi, ngơ ngác!

– Anh không có đồ đạc ǵ sao ?

Tôi chỉ cái va-li :

– Đây nè ! Em không thấy sao ?

Thúy-Hằng ngập ngừng :

– Ư em nói là… bàn ghế, đồ trang-trí…“ nội-thất “…giường, tủ, sách, báo…

Tôi lắc đầu:

– Không ! Anh hay di chuyển đổi chổ ở, nên không sắm ǵ cả ! C̣n đồ “ nội-thất ”toàn của chủ nhà cho thuê!!!

Đến đây cần phải nói rơ thêm. Thời gian đó tôi đang “se pḥng ” chủ nhà có giao hẹn không được dẫn bạn gái về nên tôi chưa bao giờ hẹn nàng chỗ ḿnh ở ! Chúng tôi chỉ hẹn ḥ, gặp gỡ nhau ở nhà nàng.

Sau khi ly-dị, Thúy-Hắng thuê được một áp-pạc-tơ-măng 2 pḥng ngủ khang trang ở khu Willow Glen với giá (t́nh- cảm) khá rẻ, chỉ bằng nửa giá thị trường, của người chị là Bờ-rốc-cờ, có nhiều apartment cho thuê!

Thúy-Hằng có vẻ suy nghĩ nhưng không nói ǵ thêm, lẳng lặng dẫn tôi lên pḥng ngủ, xếp quần áo của tôi trong cái va li vào chung tủ của nàng !







Buổi chiều hôm đó, ăn cơm xong, Thúy-Hằng rủ tôi ra quán cà phê Gót Hồng ở đường Tully uống nước, tâm sự ! Gọi là tâm sư cho văn vẻ chứ thật ra tôi biết ư nàng muốn nói đến chuyện…

“Tiền là tiền nhiều khi không …mà có, tiền là tiền nhiều lúc có… như không…”

Đúng như tôi đoán, sau khi “ xử-lư, dứt-điểm !” một ly sâm bổ lượng Thúy-Hằng nói :

– Anh về ở với em, mỗi tháng anh nên phụ em (chút đỉnh) chuyện tài chính ! Tôi mỉm cười, không biết cái chút đỉnh của nàng định nói là bao nhiêu ?

– Đương nhiên rồi! Trước đây anh “se pḥng” bao nhiêu th́ bây giờ anh đưa em bấy nhiêu, cộng thêm tiền chợ nữa !!!

Thúy-Hằng cầm tay tôi :

– Tiền chợ anh không cần đưa ! Anh đi làm trễ, em nhờ anh đưa con gái em đến trường, thay v́ thuê người chở cũng tốn kém . Anh giữ tiền đó đổ xăng, đưa đón con gái em đi học ! Mọi chi tiêu khác như đi coi phim, ăn nhà hàng, du lịch… ḿnh chai hia ! Thúy-Hằng tính toán quá ư hợp lư, hợp t́nh, hợp đạo nghĩa (góp gạo thổi cơm chung). Tôi đồng ư cái rụp !!!

Vấn đề gai góc nhất đă được đôi bên ”chủ-động” thỏa thuận êm đẹp, thoải mái, thân thiện, thắm đượm t́nh đồng-chí, đồng-sàng ! Tuy nhiên chỉ ít ngày sau, vài sự cố “nổi cộm” khác mới bị “ phát-hiện ”mà phải động năo cực mới “phát-kiến” giải quyết được vấn đề !

Cái sự cố “nổi cộm ” đầu tiên là do tôi “sở-hữu” một tật ngáy, ít người có ! Thật ra công tâm mà nói, tôi ngáy không lớn lắm, chỉ như là… gọi đ̣ sang sông thôi ! Thời gian đầu c̣n vui v́ lửa mới bén, củi, rơm c̣n đang cháy đỏ… kêu lách tách, Thúy-Hằng không nghe tôi ngáy, nhưng chỉ ít lâu sau nàng trở nên mất ngủ v́ tiếng ngáy của tôi !!!

Nhiều đêm khoảng 2-3 giờ sáng, bị đánh thức bởi tiếng gọi đ̣ của tôi, không ngủ lại được, nàng đành ôm mền gối ra sa lông ngủ, tôi không biết. Sáng nàng dậy trước, đi làmtrước nên tôi không “phát-hiện” được vấn đề!!!

Cho đến một hôm, có lẽ “bức-xúc” quá chịu không nổi, Thúy-Hằng đem chuyện ngáy của tôi ra đấu tố, bắt tôi phải đấu tranh tư tưởng với thế lực phản động chủ tâm phá hoại giấc ngủ (ḥa-b́nh) của nàng !

Sau khi tŕnh bày, lật tới, lật lui, lật xuôi, lật ngược…, dùng ánh sáng Mác-Lê soi rọi vào tất cả các vùng kín, vùng sâu, vùng xa của vấn đề, tôi thành khẩn nhận khuyết điểm ! Tôi cam kết sẽ không phá rối giấc ngủ của Thúy-Hằng bằng cách… sẽ ra ngủ riêng ở sa lông trừ khi… nàng cho vời !!!






Vấn đề thứ hai là chuyện đưa đón con gái của Thúy-Hằng đi học.

Con bé tên Mimi, 15 tuổi, xinh đẹp, thông minh, học giỏ i; nhưng có tật ngủ dậy trễ !

Thường 8:15g sáng vào học, từ nhà đến trường mất khoảng 15-20 phút, nếu không bị “ ùn-tắc ”giao thông ! Tôi thường chở nó ra khỏi nhà vào lúc 7:45g.

Thúy-Hằng dặn đánh thức con bé vào lúc 7:15, cho nó 30 phút sửa soạn vệ sinh cá nhân, làm thức ăn sáng mang theo !

Mấy ngày đầu Mimi c̣n, đúng giờ ! Nhưng không hiểu sao chỉ được chừng hơn tuần lễ con bé trở chứng, gọi dậy lúc 7:15g th́ phải 20 phút sau nó mới ra khỏi pḥng !!! Thành ra bữa nào tới trường, nó cũng vội vă ; để rồi quên mang thức ăn sáng theo!!!

Tôi không phải Bố nó nên không biết giải quyết làm sao ? Đem chuyện nói với Thúy-Hằng, nàng nói tôi làm sẵn thức ăn sáng cho nó . Khổ một điều là buổi tối hỏi nó ăn ǵ để tôi biết mà chuẩn bị, nhưng nhiều lúc tôi cũng quên, nên nhiều khi tôi cứ làm bánh ḿ kẹp thịt, chả lụa… theo ư ḿnh !

Cho đến môt hôm tôi được nghỉ làm, đi đón Mimi, về đến nhà nó quăng cái backpack lên ghế salon rồi đi vào pḥng riêng. Tôi ngồi xuống bên cạnh, chợt ngửi thấy mùi thum thủm, chua chua…, nh́n quanh không thấy ǵ lạ tôi bèn ghé mũi vào cái cặp đeo lưng của Mimi mới “phát-hiện”cái mùi khó ngửi phát ra từ đó!

Tôi gọi Mimi ra, nói nó mở ra để xem cái ǵ bên trong mà bốc mùi như vậy? Hóa ra đó là mấy phần ăn sáng mà nó không ăn nhưng không vứt đi, để lâu quá, lại có cà rốt ngâm dấm nên bốc mùi dữ-dội !!!

Làm sạch, khử mùi cái backpack cho Mimi xong, tôi nói với nó là sẽ không làm thức ăn sáng cho nó nữa, con bé đồng ư !







Cái “nổi cộm” thứ ba cũng ác liệt không kém, nhưng không nằm nơi tôi mà ở Thúy-Hằng, đó là “bệnh hay quên” !

Bệnh hay quên của Thúy-Hằng không dính dáng ǵ đến bệnh Đề-men-ti-a hay An-dờ-hai-mơ hết ! Bởi nàng chỉ quên những lúc… cần nhớ nhất như… trả tiền khi đi chợ, sóp-ping, biu điện-thoại…

Tiền nhà, điện nước (cũng may) nàng để cho nhà băng chạc thẳng vào ờ-cao, nên tôi không thắc mắc chi cho lắm !

Cái nổi cộm này làm cho tôi khá nhức đầu, mỗi lần đi chợ mua thức ăn, đẩy xe ra tính tiền, khi vừa đến lúc trả tiền là thế nào nàng cũng nói quên một hai thứ để chạy vào trong lấy ! Không thể chờ được, nên tôi đành phải móc thẻ nhà băng ra cà !

Lúc trở ra, thấy tôi đă đẩy xe ra ngoài, Thúy-Hằng cười hồn nhiên :

– Ủa ? Anh trả tiền rồi hả ? Lát về nhà em đưa lại !

Nhưng cái “lát về” đó chưa bao giờ xẩy ra !

Nghĩ tiền chợ không bao nhiêu, nhiều lắm chừng 300 Du Ét Đi mỗi tháng nên tôi cũng (ráng nhịn) không kêu ca ǵ, coi như… cúng (cô-hồn) rằm tháng bẩy thôi .

Hơn nữa, thỉnh thoảng Thúy-Hằng cũng dành trả tiền tụi tôi đi coi phim, ăn kem, ăn nhà hàng hay đi chơi xa mà không đ̣i chai hia !!!

Tôi cứ để như thế hơn 2 năm, 7 tháng không nói ǵ ! Cho đến một ngày kia thấy Thúy-Hằng làm quá, chịu hết nổi tôi đành phải đem chuyện “lát về” ra nói. Thúy- Hằng tṛn mắt:

– Ủa ? Em cứ tưởng có trả anh lại rồi chứ !

Nh́n cặp mắt bồ câu, con đậu con bay, ngây thơ vô (số) tội của Thúy-Hằng, tôi cười :

– Em mới 50 tuổi, chứ có phải 80 đâu mà dễ tưởng vậy ?






Thúy-Hằng không nói ǵ, yên lặng nh́n tôi cả phút đồng hồ rồi bất chợt đứng lên, vào trong pḥng ngủ lấy ra một cái hộp h́nh chữ nhật cỡ khoảng 3 bao thuốc 555 gói giấy vàng, cột nơ thật đẹp và một cái bao thơ lớn, dầy cộm, màu vàng, loại dùng để gửi những bưu kiện nhỏ, đặt xuống trước mặt tôi.

Thấy tôi đưa mắt ḍ hỏi, Thúy-Hằng mỉm cười, trút trong bao thơ ra mấy xấp biu đi chợ, mua hàng được bấm dính với nhau bằng Tắc-cơ. Tôi ngạc nhiên nh́n :

– Biu ǵ vậy ?

– Biu anh trả tiền chợ, điện thoại, sóp-ping… chứ biu ǵ ? Em giữ lại hết ở đây, cộng lại, tất cả gần 4 ngàn đô la ! Em dùng số tiền đó, mua cho anh cái đồng hồ Omega Speedmaster Professional Moonwatch làm quà sinh nhật cho anh ngày mai. Anh có thể mở ra coi bây giờ!!!

Tôi cảm động nh́n Thúy-Hằng ngẩn ngơ, không biết nói ǵ ! Hóa ra nàng cố ư không trả lại tiền chợ cho tôi cũng có mục đích !!!






Từ ngày về chung sống với nhau, thông thường tới sinh nhật của nàng hay tôi, chúng tôi rất ít khi tổ chức, chỉ rủ vài người bạn đi ăn tối cho vui tại một nhà hàng nào đó, cũng không nói trước lư do, sợ họ mua quà tặng th́ lại phiền !

Chúng tôi chỉ tặng nhau những món quà như sợi dây chuyền nhỏ, cái ṿng cẩm thạch, cái cà vạt, chiếc áo pull-over…, những món quà chưa bao giờ có giá trị tới 100 Du-Ét Đi!!!

Hai đứa tôi ngồi yên lặng nh́n nhau đến mấy phút, tôi nắm tay nàng kéo qua ngồi cạnh rồi mới mở chiếc hộp ra ! Cầm chiếc đồng hồ luxury đẹp và sang đeo vào tay, thật vừa vặn, vừa như hai cái rổ rách được cặp lại thật khít khao như rổ mớ i!!!

Tụi tôi ở với nhau tới giờ đă được 15 năm. Con gái nàng đă ra trường, đi làm ở riêng, tụi tôi mỗi đứa một pḥng ! tối ngủ đóng cửa nên tôi có ngáy cỡ nào Thúy- Hằng cũng chẳng nghe !!!

Tụi tôi đă dùng chung Ờ-Cao, in-côm hai đứa đổ chung vào một mối, không c̣n so đo, thắc mắc chia hai, hay chai hia nữa ! Bởi tôi và nàng đều nhận thấy tiền bạc lúc về già cũng chẳng c̣n ư nghĩa ǵ nhiều, không có đủ để sống th́ cũng khổ! Nhưng t́nh cảm quan trọng hơn nhiều !!!

Tuổi già, người ta cần sự thương yêu, chăm sóc cho nhau đến khi xuôi sáu tấm nhiều hơn là tiền bạc, nếu không thiếu thốn th́ đừng quan tâm đến nó, cũng đừng nghĩ đến chuyện để dành cho con cái. Chúng nó có đời sống riêng và cũng không cần đến tiền bạc của Cha Mẹ để lại.

Do đó. tôi mới gọi mối t́nh của tôi và Thúy-Hằng là t́nh cuối ! Nếu một trong hai người ra đi trước, người c̣n lại chắc cũng khó mà kiếm được cái rổ nào có thể cặp lại với ḿnh ! Bởi v́ nó đă tả-tơi quá cỡ thợ mộc rồi, khó ḷng mà cặp lại được !!!






Thạch-Đạt-Lang

https://hon-viet.co.uk


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Old 03-03-2021   #8
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default MÓN NỢ ÂN T̀NH - L̉NG CAO THƯỢNG CỦA MỘT SĨ QUAN VIỆT NAM CỘNG H̉A



MÓN NỢ ÂN T̀NH - L̉NG CAO THƯỢNG CỦA MỘT SĨ QUAN VIỆT NAM CỘNG H̉A








Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O - nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai c̣n ở lại Việt Nam.

Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu v́ sao mỗi khi nhắc đến gia đ́nh ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng.

Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn cha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng t́nh cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đă định sẵn.

Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đă nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ.

Khi mẹ mang thai tôi được sáu tháng th́ cha đă bỏ mẹ con tôi để vào rừng, theo “Quân giải phóng”.

Mẹ ở lại, một ḿnh một thân yếu đuối với cuộc sống vất vả nghèo nàn, vừa nuôi mẹ chồng, vừa nuôi con dại.

Ngay lúc ấy, Ba Dượng tôi xuất hiện.


Ông là một Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Từ Thành phố ông thuyên chuyển về nơi gia đ́nh tôi đang sinh sống. Tôi không nhớ rơ những ǵ đă xảy ra, chỉ biết rằng đến khi bốn tuổi tôi mới có được một người mà tôi gọi bằng Ba.

Ba là một người hiền lành, chân thật và rất vui tính, cởi mở.

Ba chăm sóc bà nội như mẹ ruột, v́ thế bà nội cũng rất thương Ba.

Ngược lại,
mẹ tôi không yêu Ba. Mẹ tiếp nhận Ba

- Một cuộc hôn nhân không giá thú , chỉ để t́m nơi nương tựa.

Ba biết điều đó nhưng vẫn chấp nhận.







Năm bảy mươi lăm
cha tôi bất ngờ trở về, c̣n Ba th́ lại khăn gói vào “trại cải tạo”.

Mẹ vui mừng v́ sự trở về của cha bao nhiêu th́ tôi lại đau ḷng v́ sự tù tội của Ba bấy nhiêu. Tôi không hiểu được t́nh cảm của mẹ.

Tại sao
với một người chồng hết ḷng thương yêu mẹ mà trái tim bà vẫn dửng dưng ?

Tại sao
chỉ một năm ngắn ngủi sống với cha mà t́nh yêu bà vẫn bền vững suốt cả chục năm hơn ?

Tại sao
mẹ có thể chấp nhận việc cha đă có vợ khác và người vợ “ đồng chí ” của cha đă nghiễm nhiên trở thành vợ chính thức, c̣n mẹ, chỉ là một người vợ danh không chính, ngôn không thuận, để mỗi lần đến thăm, cha phải nh́n trước, ngó sau như một kẻ đang phạm tội ngoại t́nh.

Chưa kể có lần vợ của cha c̣n đến nhà, mắng chửi mẹ là “dâm phụ” và cũng không cần biết bà nội tôi là ai, bà chống nạnh xỉa xói:

- Cả nhà chúng mày phải tránh xa chồng bà, không th́ bà cho chết cả lũ về cái tội cấu kết với cái thằng lính ngụy đang ở tù rục xương.

Cha tôi nắm tay kéo bà vợ đi xềnh xệch trước những cặp mắt ṭ ṃ của hàng xóm. Mặt bà nội xanh như chàm, bàn tay cầm cây gậy run lên bần bật v́ tức giận.

Mẹ ngồi bệt xuống sàn nhà với những giọt nước mắt không ngừng tuôn chảy trên khuôn mặt lơ lơ, láo láo như người mất hồn.

Tôi cũng không nhớ rơ cảm giác của ḿnh lúc ấy ra sao nhưng h́nh như có một nỗi vui nào đó hiện đến rất nhanh khi tôi chợt nghĩ, đây cũng là một điều hay để giúp mẹ tôi sáng mắt ra mà nhận biết ai là người thật sự yêu thương ḿnh.

Nhưng không,
mẹ tôi vẫn tối tăm quay cuồng trong mớ t́nh cảm hỗn độn đó dù bà nội khuyên mẹ hăy quên cha tôi đi để lo thăm nuôi Ba đang chịu tù tội, đói khát.

Phần tôi,
tôi rất bất măn trước thái độ của mẹ khi bà không có một chút quan tâm, lo lắng nào dù thật nhỏ cho cuộc sống của Ba trong cảnh khốn cùng.

Mỗi lần theo cô Tư đi thăm Ba, tôi phải nói dối đủ điều về lư do tại sao mẹ vắng mặt. Dĩ nhiên, cô Tư cũng không muốn anh ḿnh phải đau khổ - nếu biết được người vợ đầu ấp tay gối đă nhẫn tâm phủi tay, rũ bỏ t́nh nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm - nên cô dặn ḍ tôi phải nói dối với Ba rằng mẹ đi buôn xa không về kịp, hoặc bà nội bệnh bất ngờ mẹ phải ở nhà chăm sóc.






Có lần, sau khi thăm Ba trở về, tôi hỏi mẹ bằng thái độ khó chịu :


- Ba ở tù bốn năm rồi mà sao mẹ không đi thăm Ba một lần ?

Mẹ trả lời một cách thản nhiên :


- V́ mẹ không thể phản bội cha con !

Tôi tức giận :


- Mẹ không thể, nhưng mẹ đă phản bội cha rồi .

Mẹ cho rằng
tôi bất hiếu v́ không phân biệt ai là cha ruột, ai là cha nuôi. Tôi cười chua xót :

- Con không cần biết ai là cha ruột, ai là cha nuôi.

Con chỉ biết Ba là người đă cực khổ nuôi nấng con từ lúc c̣n bé.

Con chỉ biết Ba là người đă bất kể hiểm nguy, giữa đêm khuya bế con đến Bệnh viện cứu cấp khi con đau nặng.

Mẹ không nói cho con biết nhưng bà nội vẫn nhắc hoài chuyện ấy.

Mẹ quay đi sau khi ném cho tôi ánh mắt giận dữ. Tôi biết mẹ không thể bỏ cha ruột của tôi, dù ông đối xử với bà t́nh không trọn mà nghĩa cũng chẳng tṛn, nhưng ít ra bà cũng không nên rũ sạch ơn nghĩa cưu mang của Ba hơn chục năm trời.

- Mẹ hăy dẹp t́nh cảm qua một bên để tỉnh táo suy nghĩ xem cha đối với mẹ như thế nào. Ông đi bao nhiêu năm trời không một tin tức. Chắc trong ḷng ông không hề vấn vương, thương nhớ mẹ hay nghĩ đến đứa con chưa kịp chào đời.

Bằng chứng là đứa con riêng của cha nhỏ hơn con một tuổi, có nghĩa là xa mẹ chưa đầy một năm cha đă có người đàn bà khác.

Rồi khi trở về đây gặp lại mẹ, đáng lẽ cha phải giải thích cho bà vợ của cha hiểu ai là người đến trước, ai là người đến sau, chứ lẽ nào cha đứng đó để chứng kiến bà ta làm hùm làm hổ với mẹ, cứ y như mẹ cướp chồng của bà ta...






Nh́n bà nội ngồi ở góc bàn sụt sùi lau nước mắt, tôi cảm thấy ân hận nên quỳ xuống cạnh bà:

- Nội à! con không muốn nói những lời làm đau ḷng nội. Nhưng thật t́nh con không thể nào chấp nhận thái độ bạc bẽo của mẹ con.

Nội thử nghĩ, nếu như ngày xưa không có Ba th́ cuộc sống của gia đ́nh ḿnh sẽ ra sao ?

Nội bệnh hoạn cũng một tay Ba lo thuốc men mà không hề phân biệt rằng, đây là mẹ chồng chứ đâu phải mẹ ruột của vợ tôi.

Ba nuối nấng con từ nhỏ đến lớn không rầy la một tiếng dù con có phạm lỗi lầm. Ba thương yêu con như một đứa con ruột thịt...

- Rồi sao nữa ? Cái thằng Sĩ quan ngụy đó cũng giỏi thiệt... nó dụ dỗ được mày đứng về phe nó để chống lại cha mẹ.

Cha tôi bước vào nhà, quăng cặp táp lên chiếc phản gỗ, tay đập bàn rầm rầm :

- Anh đă nói với em rồi, con bé này đă bị thằng ngụy đó đầu độc mười mấy năm không thể nào tẩy năo được mà.

Tôi lùi lại, đứng sau lưng bà nội. Dù trong ḷng cũng có chút nao núng, nhưng khi nghe cha xúc phạm đến Ba, tôi tức giận đến độ không c̣n biết sợ là ǵ:


- Thưa cha, cha có biết cái “thằng ngụy” xấu xa đó đă dạy con điều ǵ không ?


- .....

Tôi cười chua chát tiếp lời:

- Ông ấy đă dạy con, dù đi đâu xa cũng phải nhớ ngày giỗ của cha mà về nhà đốt nén nhang cho bà nội và mẹ vui ḷng.

Hồi mẹ được tin cha chết, mẹ khóc lóc, đau khổ nhưng không dám lập bàn thờ, th́ chính cái “ thằng ngụy ” mà cha luôn miệng chửi rủa đó đă mang ảnh ba ra tiệm h́nh để rọi lớn, rồi đem về trịnh trọng đặt lên đầu tủ với lư hương, với chân đèn để làm bàn thờ cho cha.

Nếu đêm nào mẹ lỡ quên v́ bận bịu th́ cũng chính “thằng ngụy” đó dù đă lên giường cũng vội vàng leo xuống để đốt nhang cho cha.

Chưa bao giờ con nghe “thằng ngụy” đó nói một lời thất lễ với cha, nhưng cha th́ lúc nào cũng chửi bới người ta, trong khi đáng lẽ cha phải cám ơn người đă thay cha gánh vác việc gia đ́nh.

“Thằng ngụy "
đó đă cho con thấy h́nh ảnh một người chồng, người cha cao thượng, nhưng cha th́ sao?... cha hăy suy nghĩ lại để từ nay đừng bao giờ xúc phạm đến Ba của con.

H́nh như t́nh thương đối với Ba đă cho tôi thêm sức mạnh và sự b́nh tĩnh để dơng dạc nói lên suy nghĩ của ḿnh không chút sợ hăi. Điều đó khiến mẹ tôi lo quắn quíu :

- Con này... ma nhập nó rồi hay sao mà ăn nói bậy bạ, hỗn láo!

Mặt cha tôi như xám lại, ánh mắt ông long lên ṣng sọc, đôi môi mím chặt khiến khuôn mặt ông đanh lại, hung hăn không thua ǵ các diễn viên đang vào vai một nhân vật phản diện độc ác.

Cha đưa chân đạp chiếc ghế văng vào bàn. Ông quay lại hét vào mặt mẹ tôi:

- Em dạy dỗ con cái như thế này đây hả ? Nó nói chuyện với cha nó như một phường mất dạy . Anh nói rồi... ngày nào nó c̣n ở trong nhà này anh sẽ không bao giờ đặt chân đến đây nữa.

Tôi nghênh mặt khiêu khích:

- Cha không cần đuổi con cũng sẽ ra khỏi nhà ngay hôm nay.

Con xin nói thật... con không muốn gặp mặt người cha vô trách nhiệm, bỏ vợ, bỏ con mấy mươi năm rồi bây giờ trở lại trách vợ ḿnh không dạy dỗ con. Cha có biết trách nhiệm dạy dỗ con thuộc về ai không ?

Cái tách trà bay về phía tôi, chạm vào thành ghế bà nội đang ngồi vỡ toang. Tôi không biết nếu cái tách trúng ngay đầu bà nội th́ việc ǵ sẽ xảy ra ? Có lẽ tôi lại hứng thêm một cái tội :

“ Tại cái con mất dạy này mới ra cớ sự !”






***


Sau cuộc căi vă đó tôi thu dọn quần áo ra đi. Bà nội chạy theo níu tay tôi mếu máo dặn ḍ:

- Con xuống nhà cô Tư ở, đừng đi đâu bậy bạ nghe con .

Tôi cười trong nước mắt :

- Con có tư cách đến nhà cô Tư sao bà nội ? Cô Tư đâu phải ruột thịt ǵ của con !

Mẹ đứng ngang ngạch cửa mai mỉa :

- Biết vậy là khôn đó con. Cứ đến ở thử vài ngày để xem người ta đối xử ra sao cho biết thân.

Không hiểu sao câu nói nào của mẹ cũng châm chích, cay nghiệt.

Không lẽ mẹ đă quên hết những ngày cô Tư chạy đôn chạy đáo đem hàng về cho mẹ bán kiếm lời. Chẳng những thế, cô c̣n nhường cả khách hàng của cô cho mẹ. Ngay từ lúc Ba đến với mẹ, đâu phải cô Tư không biết tôi là con riêng của mẹ, nhưng lúc nào cô cũng đối xử với tôi ngọt ngào, thân thương như đứa cháu ruột.

Mẹ không nhớ hay cố t́nh chối bỏ ? Tôi thất vọng năo nề v́ cách cư xử của mẹ nên cay đắng trả lời:

- Cô Tư đối xử với con ra sao th́ cả chục năm nay con đă biết rồi không cần phải thử đâu mẹ.

Con nghĩ người mà con cần thử là cha đó, cả mẹ bây giờ nữa...

Mẹ à ! mẹ thay đổi quá nhiều... đến độ con không c̣n nhận ra mẹ là người con vẫn hằng yêu quư. Trời cao, đất rộng không tha thứ cho mẹ cái tội bạc đăi Ba đâu.

Tôi quay lưng đi mà không chút luyến lưu, nuối tiếc. Tội nghiệp bà nội. Bà vừa khóc vừa gọi tên tôi rồi lúc thúc chạy theo, dúi vào tay tôi một nắm tiền:

- Cầm tiền theo mà tiêu xài đi con. Ở đâu nhớ cho nội biết để nội an tâm. Có đi thăm Ba th́ lấy tiền này mua một chút đồ ăn đem theo, nói nội gửi cho Ba và xin lỗi Ba dùm... nội già yếu rồi không thăm Ba con được.

Tôi ôm chặt lấy bà nội, nước mắt chan ḥa.



***



Sau sáu năm học tập Ba được thả về. Hộ khẩu của Ba là căn nhà ngày xưa gia đ́nh tôi đă chung sống, nhưng nay mẹ không đồng ư cho Ba vào nhà. Bà nội khóc hết nước mắt cũng không lay chuyển được quyết định của mẹ - đúng hơn là mẹ đă làm theo lệnh của cha tôi.

Ông Năm hàng xóm thương Ba sa cơ thất thế, giận mẹ tôi là “Phường vong ân bội nghĩa”

Cụm từ này đă thay vào tên mẹ tôi mỗi khi ông nhắc đến - ông cho Ba cất cái chái nhỏ phía sân sau của ông, sát cạnh nhà mẹ trong thời gian chưa ổn định v́ hàng ngày Ba phải ra Công an phường tŕnh diện.

Ba hoàn toàn không nói một lời trách móc mẹ. Tất cả nỗi đau Ba giấu kín trong ḷng. Có lần bà nội sang thăm Ba, bà ân cần nắm tay Ba nói trong nước mắt :

- Má xin lỗi con. Má không biết phải làm sao cho đúng !

Ba cười hiền từ :

- Cũng là số phận của con thôi. Má đừng buồn!

Phải hơn nửa năm sau cô Tư mới đút lót được Công an để chuyển hộ khẩu của Ba về nhà cô. Và tôi đă có những ngày tháng vui vẻ sống bên cạnh Ba và cô Tư.

Một mái gia đ́nh đâu phải thật sự là của tôi nhưng sao t́nh cảm tôi nhận về quá thiết tha, sâu đậm.

Cha “bắn tiếng” hăm dọa sẽ từ bỏ, không nhận tôi là con nữa. Ba khuyên tôi nên trở về xin lỗi cha mẹ, tôi nhăn mặt trách Ba :

- Con đang ở thiên đàng sao Ba lại nỡ ḷng đẩy con xuống hỏa ngục. Ba hết thương con rồi phải không ? Ai muốn từ con th́ cứ từ... con không sợ. Con chỉ sợ Ba từ con thôi.

Đôi mắt long lanh, đỏ hoe của Ba cho tôi biết rằng Ba đang rất hạnh phúc khi biết rằng, trong ḷng tôi, Ba mới thật sự là người cha tôi yêu kính.

Ngày bà nội mất Ba không đến nhưng trong căn pḥng hẹp của Ba, Ba đă lập một bàn thờ nhỏ và lặng lẽ quấn vành khăn tang.

Nếu mẹ đă làm tôi thất vọng v́ sự bạc t́nh, bạc nghĩa đối với Ba th́ t́nh cảm của Ba và bà nội làm tôi cảm động rơi nước mắt.

Ba nói :


“ Ba mồ côi từ bé, bà nội lại đối xử với Ba rất tốt, nên Ba thương bà nội như chính mẹ của ḿnh”.







***



Những năm gần đây Ba mang một chứng bệnh nan y. Có lẽ, Ba sợ khi mất đi tôi sẽ bơ vơ v́ không có ai là người thân thích ruột rà nơi đất khách quê người nên cứ nhắc nhở tôi trở về Việt Nam thăm “gia đ́nh” nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ đến điều đó.

Sự oán giận và ray rứt trong ḷng tôi vẫn chưa nguôi ngoai dù thỉnh thoảng tôi vẫn gửi tiền về cho mẹ theo lời khuyên nhủ, nhắc nhở của Ba.

Tôi muốn được ở cạnh Ba cho đến ngày cuối cùng để đền bù món nợ ân t́nh quá lớn mà mẹ tôi đă nợ của Ba.


Ngân B́nh

http://hon-viet.co.uk


hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
cha12 ba (04-04-2021)
Old 09-04-2024   #9
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default ĐỨA CON DÂU


ĐỨA CON DÂU






Bà Năm rất hănh diện v́ Tâm, đứa con trai học hành chăm chỉ. Tâm tốt nghiệp bằng bác sĩ y khoa, thực tâp tại bệnh viện sắp xong, và chuẩn bị đi làm việc.

Tâm thường ôm đàn, búng tưng tưng và hát nghêu ngao.Tâm thường lập đi lập lại những câu hát ca ngợi “người em gái” nào đó. Lời rất dịu dàng, êm ái. Bà Năm nghe Tâm hát măi, nói rằng :

– Em gái của anh, th́ anh la mắng, nạt nộ, sai làm chuyện nầy, bảo làm chuyện kia, c̣n bắt phạt, bắt quỳ. C̣n em gái người ta, th́ bốc lên thấu tận trời xanh.

Tâm trả lời yếu đuối :

– Bài hát mà má. Th́ rồi em Hương nhà ḿnh, cũng sẽ được mấy anh con trai dại dột khác, bốc lên thấu trời xanh thôi.

– Sao anh không bốc em của anh lên một chút, cho nó vui, sung sướng. Có hơn là đi bốc thiên hạ không ?

Bà Năm thường làm hết mọi việc trong nhà ngoài ngơ. Anh con trai chưa bao giờ mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào trong gia đ́nh nầy, từ rửa chén bát, hút bụi nhà, sửa cái bóng đèn đứt dây, cắt cỏ, quét lá trong vườn.

Anh như một người khách thuê khách sạn, trong ngoài, mọi sự đă có người khác lo.

Một buổi sáng chủ nhật, bà thấy Tâm đem máy ra, cắt cỏ sân trước nhà. Bà ngạc nhiên, há hốc miệng đứng nh́n đứa con trai đang h́ hục, vụng về đẩy chiếc xe cắt cỏ. Xưa nay, anh chưa hề đụng đến việc nhà. Anh đă quen thói. Có nhờ được anh cũng khó khăn, và chưa chắc đă làm. Anh cứ lần khân măi, rồi quên việc người khác nhờ..

Hôm nay bà thấy Tâm cắt cỏ cẩn thận, cắt đi cắt lại, nghiêng đầu nh́n ngắm măi, cho đến khi vừa ḷng mới thôi. Bà Năm đứng chống nạnh, âu yếm nh́n con :

– Sao hôm nay con giỏi thế ? Cắt cỏ giúp cho bố mẹ. Lại cắt cẩn thận, cắt đẹp nữa !

Tâm nh́n mẹ cười, và nói tỉnh bơ :

– Tuần trước, Lam ghé đây chơi, thấy cỏ cao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn.

– Lam là ai ?

– Là bạn gái của con.

Bà Năm hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con của Bà sinh ra, nuôi nấng, thương yêu, bà nhờ không được, bà nói không nghe, thế mà cái con Lam nào đó, mới mở miệng một tiếng, th́ nó lại răm rắp làm.

Trong ḷng bà, bỗng thấy không ưa cái con Lam kia. Bà cảm thấy hơi buồn





o O o


Sáng chủ nhật, bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Tâm một ly. Bà biết hai bố con đều ghiền, buổi sáng không có ly cà phê th́ xem như mở mắt không ra. Thấy anh con trai không buồn động đến ly cà phê thơm, bà hỏi :

– Sao con không uống liền đi, để nguội mất ngon, hương cà phê bay đi hết.

– Thôi, con không uống cà phê nữa má à . Con đang tập bỏ cà phê.

– Sao vậy ?

– Lam bảo con bỏ cà phê ! Uống cà phê không tốt.

Nghe con nói mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên.

Lam là đứa nào, có quyền lực ǵ, mà làm cho thằng con trai cưng, thương yêu của bà răm rắp tuân lời ? Bà thương con, muốn cho con vui, bà ra lệnh :

– Uống đi. Mẹ đă pha ra rồi. Đừng uống quá nhiều th́ thôi, chứ vừa phải, cà phê cũng tốt cho sức khỏe.

Anh con trai cưng của bà, đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đến ly cà phê bà đă pha.

Bà Năm bực bội, quậy ly cà phê và uống từng ngụm nhỏ. Bà nói với chồng :

– Thằng Tâm nhà ḿnh thế mà dại gái. Cha mẹ nói cho rát họng, th́ không nghe, cái con nhỏ vất vơ nào đó, nói ra cái ǵ, th́ nó răm rắp nghe theo như kinh điển. Thiệt là bực. Con ḿnh sinh ra, dạy dỗ, nuôi nấng, mà nó không xem ḿnh bằng …

Ông chồng bà cắt ngang:

– Thôi bà ơi. Nó cũng đă lớn rồi, khi mới yêu, th́ ai cũng vậy, mai mốt sẽ khác. Bà có nhớ không, hồi xưa khi tôi mới yêu bà, tôi cũng nghe theo bà răm rắp …

– Bây giờ th́ ông không thèm nghe theo tôi bất cứ chuyện ǵ nữa. Lại c̣n nạt nộ, gầm gừ.

– Có chứ, khi nào bà nói đúng th́ tôi nghe theo, chứ bà sai, bắt tôi theo sao được ? Ngay cả bà nội tôi, nếu nói sai, th́ tôi cũng phải thưa lại cho đúng, chứ huống chi là vợ ?

– Ừ, bây giờ anh có tôi rồi, th́ xem thường nhé !

– Vẫn quư vợ như thường. Nhưng đúng sai, phải làm cho ra lẽ.

Mỗi lần bà thấy Tâm không hớt tóc theo kiểu cũ, lối tóc xửng ra như rễ tre, mà hớt lối mới trông gọn gàng, lịch sự hơn.

Bà khen Tâm. Tâm nói rằng Lam không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà bà giận, bực ḿnh. Nhưng bà công nhận kiểu tóc mới, con bà trông đàng hoàng hơn.

Mấy tuần sau, khi Hương đi chơi về, báo cho bà Năm biết :

– Mẹ ơi, Con gặp anh Tâm đang bưng thức ăn cho khách tại tiệm Hương B́nh. Anh c̣n cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa.

– Mẹ không hiểu con nói ǵ.

– Tiệm của bố mẹ chị Lam ấy mà ! Anh ấy đến đó làm việc, lấy điểm với ông bà già chị Lam.

Bà Năm mặt mày nhăn nhó, thở dài, thất vọng nói:

– Tiền bạc nó đâu có thiếu. Ở nhà th́ chưa bao giờ rửa cái bát. Chưa bao giờ nấu nồi nước sôi giúp mẹ. Chắc cũng làm không công. Thế mà, thế mà …

Ngay tức th́, bà kêu Hương lái xe cho bà đi xem mặt mũi cái con Lam kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy.





Bà Năm hầm hầm đi theo con gái, miệng mím lại. Hương dặn bà đừng vào tiệm, đi ngang qua bên ngoài ḍm vô thôi. Hai mẹ con đi qua tiệm nhiều lần. Khi được nh́n thấy mặt đứa con gái tên Lam, bà càng giận hơn.

Trở về nhà, bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai cưng về; bà sẽ cho một trận tơi bời cho đă giận. Khi Tâm về nhà, chưa kịp thay áo, đă bị bà Năm gào to :

– Khôn nhà dại chợ, việc nhà th́ nhác, việc chú bác th́ siêng. Việc nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài th́ làm mọi không công cho thiên hạ. Học hành cho giỏi, đỗ đạt bằng cấp nầy nọ, mà vẫn cứ ngu dại như thường.

– Thưa mẹ, mẹ nói ǵ ?

– Thằng ngu ! Cái con Lam đó, xấu xí, da ngăm, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, ngực lép, mông teo. Đă ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đ́nh nó ? Nếu nó đẹp đẽ, nghiêng nước nghiêng thành, mà mê nó, th́ không nói làm chi. Xấu xí như vậy, mà cũng mê muội, mới tức chứ.

Cha mẹ nói th́ không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng, lá ngọc, con vua, cháu chúa chi cho cam, con nhà tiệm ăn …

– Mẹ đừng kỳ thị. Mẹ từng nói với con, nghề nào cũng quư. Sao bây giờ mẹ chê nghề tiệm ăn ? Mẹ thấy Lam xấu, mà con thấy đẹp th́ sao ? Tùy theo khiếu thẩm mỹ của mỗi người.

Bà Năm cười chán nản, và chế nhạo. Lặp lại một lần nữa, cái nhận xét của bà về cô Lam :

– Ừ, cái khiếu thẩm mỹ của anh lạ lắm, đen điu, trán ngắn, mắt hí, mũi xẹp, miệng móm, người lép kẹp, là đẹp, đẹp lắm. Ha ha ha …

– Nhưng tổng hợp tất cả lại, th́ nh́n rất có duyên mẹ à. Con gái, có duyên th́ thu hút và hấp dẫn hơn đẹp.

Con không cần vợ đẹp. Mấy cô đẹp, th́ kênh kiệu, vác cái mặt lên, đ̣i hỏi đủ điều, và tham vọng không bao giờ ngừng. Họ khó khăn, họ tưởng đâu có cái đẹp là có quyền hành như bà hoàng. Lấy mấy cô nầy làm vợ, mệt lắm, và chưa chắc đă được lâu bền.

Bà Năm há miệng ra v́ ngạc nhiên, nh́n ông con trai của bà cḥng chọc. Bà nói :

– Khiếp, ăn nói như cụ già tám mươi. Ai dạy cho anh những điều đó ? Thôi, anh đă khôn đến vậy, th́ mẹ chịu thua.

– Th́ ba mẹ vẫn thường nói vậy, và kinh nghiệm riêng của con cũng thấy thế.

Thương và cưng con, bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Cái ác cảm với cô Lam không làm sao vơi được trong ḷng bà.






…Những khi Tâm mời Lam về nhà chơi, bà Năm cố t́nh làm mặt lạnh nhạt, và để lộ ra rằng, bà không ưa cô. Bà c̣n nói bóng gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực, sau nầy khó nuôi con. Đàn bà ṿng mông nhỏ, sinh con khó, hiếm muộn.

Lam vẫn vui vẻ, b́nh thường, làm như không biết bà Năm đang ám chỉ cô. Thấy thái độ của mẹ, Tâm không dám đem Lam về thăm nhà thường xuyên.

Ông Năm khuyên vợ rằng :

– Bà càng tỏ ra chống đối, th́ chúng nó càng khắng khít. T́nh yêu là một thứ kỳ cục, càng có nhiều trắc trở, th́ càng nhiều nồng nàn, cháy bỏng. T́nh yêu xuôi chèo thuận mái quá, th́ cũng không bền.

Bà cứ để cho chúng nó tự do t́m hiểu nhau, đừng gây trắc trở, khó khăn, mà sau nầy có hậu quả không tốt, con dâu nó xa lánh gia đ́nh chồng, và ḿnh cũng mất con luôn.

Bà Năm cũng hiểu thế. Nhưng cái ghét bỏ cô Lam vẫn tiềm tàng trong ḷng bà. Có lẽ tại v́ Tâm nghe lời cô nầy răm rắp, mà không nghe lời bà, là người mẹ đă dành hết yêu thương cho con. Nó coi người khác quan trọng hơn bà.

Ông Năm nói rằng :

Việc chi mà ganh tị t́nh thương ? Khi c̣n trẻ, th́ ganh với bà mẹ chồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, th́ lại ganh với con dâu.

Cứ cái ṿng luẩn quẩn quay đi quay lại măi, không được ǵ, mà chỉ gây thêm sứt mẻ, lộn xộn.

Dân Á đông, th́ mẹ chồng nàng dâu lục đục. Dân Âu Mỹ, th́ mẹ vợ và con rễ không ưa nhau. Có cả ngàn câu chuyện chế giễu bà mẹ vợ do các ông viết ra. Như chuyện diễu về ông Adam, thủy tổ loài người, bảo rằng ông nầy là người đàn ông sung sướng nhất, v́ ông không có một bà mẹ vợ.

Dù cho bà Năm có bóng gió, nói xấu cô Lam đến mấy, anh con trai cưng của bà vẫn không suy suyển cái t́nh si dành cho cô nầy.

Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đẹp hơn, anh cũng không màng liếc mắt đến.

Bà Năm cắn răng chấp nhận cho Tâm cưới cô Lam. Bà tiếc rằng, từ nay những bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà , bớt nồng nàn, tử tế như xưa.






Sau đám cưới, bà Năm xuống nước năn nỉ Tâm khoan dọn ra riêng. Anh con trai không trả lời dứt khoát, và cho biết tùy theo ư kiến của vợ.

Bà Năm phải nói thẳng với cô con dâu rằng, nếu các con khoan dọn ra riêng, th́ sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn, và tốt hơn.

Cô con dâu vui vẻ trả lời rằng, nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, th́ chúng con mừng lắm, được ba mẹ cho ở, cho ăn, và gia đ́nh sum vầy, th́ vui hơn là tách biệt ra.

Câu nói của đứa con dâu làm bà mát ruột. Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dâu dần dần thích nghi với sinh hoạt của gia đ́nh.

Ban đầu, bà Năm nghĩ rằng, lại phải hầu hạ thêm một cô nương nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà lại trong gia đ́nh là được. Mỗi khi cô con dâu tự ư làm giúp cho ông bà việc ǵ, bà Năm nói nhỏ với chồng:

– Cô dâu nầy, ưa làm màu lắm.

Ông chồng bà trả lời :

– Thà có đứa con dâu làm màu, c̣n hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra ǵ.

Nhiều buổi sáng rất sớm, bà Năm nghe tiếng thở ph́ pḥ, tiếng huỳnh huỵch ngoài pḥng khách, bà tưởng hai vợ chồng anh con trai đang làm tṛ khỉ.

Một lần bà hé cửa nh́n xuống lầu, thấy Tâm và Lam đang múa tay, múa chân tập thể dục.

Bà lắc đầu. Con trai bà, chưa thấy tập thể dục bao giờ, nay v́ vợ mà tập.

Bà cho rằng, con trai mà nghe lời vợ quá, cũng không tốt. Bà thử múa tay, uốn éo thân ḿnh theo các cử động của hai người, bà nghe khoái cảm trong bắp thịt, xương cốt, và tiêu tan bớt rất nhiều mỏi mệt.

Không lâu sau đó, nhiều buổi sáng, bà tập thể dục theo con, và cả ông Năm cũng tham gia. Trong pḥng khách buổi sáng, theo tiếng hô của Lam, bốn người nhịp nhàng múa tay chân, hít thở trong ṿng hai mươi phút trước khi ăn điểm tâm và đi làm việc.

Mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật, Tâm lái xe ra công viên rất sớm, cùng cha mẹ và vợ, chạy bộ ṿng quanh sân cỏ, hít thở không khí trong lành, tập những động tác uyển chuyển.

Sau đó, cùng đi ăn sáng. Bà Năm cảm thấy, nhờ có đứa con dâu mà t́nh mẹ con của bà gần gũi hơn, sau bao nhiêu năm gần như gián đoạn, kể từ ngày anh bước vào tuổi mười tám, hai mươi.

Hai ông bà Năm trở nên mê cái món cháo gạo lức, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô, mặn, có tiêu ớt.

Ăn vào buổi sáng, do cô con dâu nấu. Ban đầu bà Năm cười cái món ăn nầy của người nhà quê. Nhưng cô dâu nói rằng, đây là món ăn vua chúa, chứ không phải món nhà quê.

Sử sách có chép rơ, các ông vua triều Nguyễn rất khoái ăn cháo trắng buổi sáng. Ông bà Năm cũng phải công nhận ăn cháo vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chất béo, chất đường.






Mỗi buổi chiều, bà Năm về nhà trước con dâu chừng nửa giờ. Bà vào bếp chuẩn bị, cắt rau, cắt thịt. Cô con dâu vất xong cái cặp vào pḥng, chạy vội xuống bếp, phụ mẹ chồng sửa soạn cơm tối.

Thời gian đầu, cô phụ làm các việt lặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Cô con dâu phụ bếp, dù không phụ được ǵ nhiều, nhưng bà Năm thấy vui, tự ái của bà không bị tổn thương. Bà có thể hầu chồng, hầu con, chứ không muốn mang tiếng làm mọi cho cả con dâu.

Nh́n thấy cô con dâu vui vẻ, hát ḥ trong khi làm bếp, bà cũng vui lây.

Th́ ra, cô làm với tấm ḷng, với sự chia xẻ, chứ không phải miễn cưỡng. Cô con dâu múa dao lia lịa, cắt hành, cắt rau, ớt, nhanh như các anh đầu bếp Tàu chiếu trên truyền h́nh.

Thỉnh thoảng, cô con dâu đề nghị bà Năm nấu món ngon cho cả nhà, ăn chơi cho vui, ăn chơi ngon hơn ăn thật, cô lănh trách nhiệm nấu các món nầy. Cô nấu phở, bún ḅ, cháo ḷng, hủ tiếu, bánh canh, bún riêu, mỗi chiều ăn một món thay cơm.

Cả nhà vui vẻ hơn, ông Năm nói rằng, nấu ở nhà ngon như thế nầy, th́ đi tiệm làm ǵ. Bà Năm học thêm được những bí quyết nấu ăn của cô dâu, và cộng thêm kinh nghiệm cũ, bà nấu càng ngon hơn.

Bà mời bạn bè chồng đến, trổ tài nấu nướng. Nhiều người khen và khuyến khích bà ra mở tiệm ăn. Bà con, bạn bè đ̣i hùn vốn mở tiệm. Bà Năm sung sướng và quyết định thôi việc, ra làm kinh doanh.

Trong một bữa ăn, cô con dâu nói với ông bà:

– D́ Chính bảo rằng, nếu ḿnh ghét ai thậm tệ, muốn trả thù, th́ cứ đem tiền cho mượn, xúi họ mở tiệm ăn, cho họ khổ, bỏ ghét. Làm tiệm ăn, khách ít th́ lo, khách đông th́ khổ, làm một ngày mười sáu, mười tám giờ cũng không hết việc. Nắng cũng lo, mưa cũng lo. Cực lắm, đầu bếp cũng cực, phụ bếp cũng cực, chủ tiệm c̣n cực hơn.

D́ Thu bạn của mẹ con mở tiệm phở, bị ông đầu bếp bóp cổ, phải kêu cảnh sát can thiệp. Ông đầu bếp mệt và cực quá, mà D́ th́ quá lo lắng, thúc hối, hỏi han. Ông nổi khùng, bóp cổ D́.

Bố mẹ con, lỡ mở tiệm, không lui được nữa, cực lắm lắm, ông bà mệt quá, gây gỗ nhau hoài. Nếu mẹ muốn mở tiệm ăn, th́ hăy suy nghĩ cho kỹ lại. Ít nhất cũng giả vờ đi làm công cho thiên hạ, phụ bếp hoặc làm đầu bếp vài ba tháng cho biết đá biết vàng. Rồi quyết định.

Nghe con dâu nói bà hoảng hồn. Không dám ra làm kinh doanh nữa.





o O o


Nhiều hôm, cô con dâu hớt hải chạy về kêu bà Năm thay áo quần ra xe đi gấp, ra phố mua hàng với cô. V́ hàng hạ giá, chỉ c̣n một hôm nữa là hết hạn.

Cô ríu rít khoe rằng có người mách cho biết, hàng hạ xuống trên bảy mươi lăm phần trăm, không mua uổng lắm.

Bà vui vẻ ngồi bên đứa con dâu, cô vừa lái xe vun vút trên xa lộ, vừa nói chuyện vui vẻ. Khi vào tiệm, cô ép bà thử áo nầy, thử váy kia, tíu tít. Rồi cô con dâu dành trả tiền mua áo quần cho mẹ chồng. Để bà khỏi thắc mắc, cô nói :

– Tiền nầy do anh Tâm làm ra, mẹ có quyền xài. Anh Tâm sẽ rất vui, khi biết mẹ dùng tiền nầy.

Sau đó, hai mẹ con rủ nhau đi ăn, ngồi nói chuyện trong quán, và mua thức ăn về cho cả nhà.

Có lần bà Năm giận ông chồng, ngồi khóc. Cô con dâu đến ôm bà, vuốt ve và hôn lên trán bà mà an ủi. Cô kéo bà đứng dậy, đi rủ bà lên San Francisco chơi.

Hai mẹ con đi bộ long rong qua chợ Tàu. Khi đă mỏi chân, cô con dâu cùng bà vào quán cà phê, ngồi ở dăy bàn dọn lấn ra trên lề đường cùng uống trà, ăn kem. Ngồi nh́n thiên hạ qua lại, cô con dâu nói với bà:

– Ngồi đây, đôi khi cũng thấy tâm hồn thư giản. Nh́n cái tất bật của thiên hạ, thấy cái nhàn nhă của ḿnh, rồi biết quư cái hạnh phúc đơn sơ mà ḿnh đang có.

Bà Năm cũng thấy vui vui, và quên bớt đi cái giận hờn ông chồng. Cô dâu nói với bà:

– Trời có khi nắng khi mưa, vợ chồng có khi vui khi buồn. Rồi mọi sự đều qua. Khi nào buồn, con đem mẹ đi chơi, giải trí. Hôm nào hai mẹ con ḿnh rủ nhau đi xem chớp bóng, khuya mới về, để cho các ông ở nhà chờ, và đói một bữa chơi. Như vậy, các ông mới biết quư cái không khí ấm áp của bữa cơm b́nh thường mỗi ngày trong gia đ́nh.






Mỗi buổi sáng, ông Năm đều nhắc rằng, nhờ có cái máy cà phê áp suất do cô con dâu mua tặng, nên ông có cà phê ngon mà uống. Đến sở khỏi phải tốn tiền mua cà phê áp suất bên góc đường.

Nhiều hôm cô con dâu mua thức ăn ngon bên ngoài đem về. Ríu rít nói là cô ăn ngon quá, mua về cho cả nhà ăn cho vui. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế là bà Năm đă cảm động. Xưa nay, con bà, chồng bà, chưa hề thấy ngon mà mua về cho bà.

Sau một thời gian ở chung với cô con dâu, đi đâu, bà Năm cũng khoe là bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạn thân để tâm sự khi vui buồn.

Bà nói thêm, từ ngày anh con trai có vợ, gia đ́nh thấy vui vẻ, hạnh phúc và thương yêu nhau hơn.

Bà khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không c̣n chê cô dâu là trán ngắn, mắt hí, miệng móm nữa.






o O o


Một hôm đă khuya, bà Năm thức giấc xuống lầu uống nước, thấy có bóng người thấp thoáng ở sân sau nhà, bà ghé mắt nh́n. Trăng vằng vặc trải ánh vàng xuống khắp vườn. Bà thấy Tâm quàng tay qua vai vợ ngồi tựa ngữa, chân gác lên ghế. Bà nghe tiếng th́ thầm :

– Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm ǵ mà mê hoặc được mẹ anh đến thế ?

Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại :

– Thương yêu và thông cảm. Đem hết tấm ḷng ḿnh ra mà đăi người, rồi sẽ được đáp lại bằng tấm ḷng.

Nhờ em biết thương yêu ba mẹ anh như ba mẹ ruột, th́ ông bà mới thương yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố, một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều t́nh thương. Từ đó, vợ chồng ḿnh ḥa thuận hơn, thương yêu nhau hơn, và lâu bền hơn, hạnh phúc hơn.

Bà Năm len lén trở lại pḥng, chíp miệng và nghĩ rằng, bà đă già một đời mà c̣n ngu dại, cứ ganh ghét với gia đ́nh chồng, ganh ghét với con dâu. Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn nứt hạt.





(Văn Học số 220 – tháng 8/2004)
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to hoathienly19 For This Useful Post:
tcdinh (09-04-2024)
Old 09-05-2024   #10
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default LAO XAO


LAO XAO







Không hiểu tại sao ngày đó mẹ lại đặt cho cô cái tên nghe là lạ. Cái tên âm điệu nghe cũng dịu dàng nhưng ư nghĩa biểu tượng cho cuộc đời một con người như chưa ổn lắm. Cái tên mà đọc lên khiến người nghe ngồi kế bên phải nh́n qua, người ngồi trước phải ngoái đầu nh́n lại, người ngồi sau phải ngước lên nh́n. Cái tên không thể lẫn lộn với tên ai khác, cái tên như có một không hai. Phải, chỉ có cô mới mang tên đó.

Cô vẫn thường hỏi mẹ, tại sao mẹ không cho cô cái tên b́nh thường như bao nhiêu người khác. Mẹ cô cười buồn:

- Những cơn sóng trong ḷng người có bao giờ êm ả đâu con ? Mẹ chỉ muốn con b́nh yên, nh́n về phía trước, đi lên dù cuộc sống c̣n lắm điều trăn trở.

Cô không hỏi nữa, v́ sợ mẹ buồn, cả đến ba cô, cô cũng không biết là ai và không dám nhắc đến, v́ mỗi lần cô hỏi, mẹ cô nh́n xa xăm, đôi mắt vốn đă buồn, lại buồn hơn. Mẹ t́m cách nói lảng đi.

Lao Xao - tên cô đó.

Cô nghĩ mẹ đă nghịch lư khi mong con ḿnh có cuộc sống b́nh yên mà lại đặt tên con như vậy.

Thật ra, ngoài những phút giây trú ẩn trong t́nh thương yêu của mẹ, ḷng cô thật nghe ấm áp, ngọt ngào nhưng có một điều rất xa lắm mà cô biết mẹ không thể nào hiểu được.

Đó là sự trống vắng trong cô khi cô nghĩ đến người cha. Nỗi niềm đó như cơn sóng nhỏ, như làn gió nhẹ, như cơn mưa bụi cứ măi lao xao trong ḷng cô.

Với cô th́ như thế, nhưng trong ḷng mẹ cô biết rằng nó là những đợt cuồng phong, những cơn giông tố dữ dội luôn ùa chụp mẹ. Thôi th́ hăy để yên đó. Hăy bằng ḷng và b́nh yên với những ǵ mẹ con cô đang có. Tất cả t́nh thương mẹ đă đành hết cho cô.

Món nào cô thích, mẹ nấu v́ cô, trái cây, thứ bánh nào ngon mẹ cũng dành cho cô. Nhà chỉ có hai mẹ con, mọi thứ đều tươm tất, ngăn nắp là do bàn tay của mẹ. Bạn bè cô đến nhà chơi, ai cũng trầm trồ khen ngợi khiếu thẩm mỹ của mẹ về cách trang trí, bày biện trong nhà và mê tài khéo léo của mẹ về các món ăn, cô rất tự hào về điều đó và sẽ không ngần ngại nói với mọi người là mẹ cô trên cả tuyệt vời.

Năm nay mẹ trên năm mươi rồi, nhưng trông mẹ c̣n khá trẻ so với số tuổi. Nét thanh tú của thời son sắc trên khuôn mặt mẹ dường như chưa mất hẳn. Đôi lúc nh́n mẹ, cô chợt nói :

- Mẹ ơi, hồi đó chắc có nhiều chàng suưt chết đuối v́ Mẹ phải không ?

Mẹ nh́n cô, đôi mắt như cười, rồi mẹ lại thở dài :

- Nói chi chuyện cũ đó con ?

Cô nghĩ, rồi một ngày nào đó chắc chắn mẹ sẽ chia sẻ với cô bao nỗi niềm thầm kín mà mẹ đă mang trong ḷng mấy chục năm qua... Rồi điều đó cũng đến.

Buổi chiều cô đi làm về, sau bữa cơm tối, hai mẹ con ngồi hóng mát ở hàng hiên. Mẹ nh́n cô hồi lâu, vuốt ve bàn tay cô rồi nói :

- Mẹ biết ḷng con không êm ả chút nào, nó cứ lao xao về cuộc đời của mẹ, của con. Hôm nay mẹ sẽ kể cho con biết hết rồi con sẽ an tâm và bằng ḷng tất cả sự việc mà trời đă an bày cho mẹ con ta, con nhé.

Hồi đó, mẹ c̣n rất trẻ, cũng cỡ tuổi con bây giờ. Bà ngoại mất sớm, mẹ sống với ông ngoại và cậu mợ Hai con. Ông ngoại già rồi, rất hiền và thương cậu mợ Hai với mẹ hết mực.

Mẹ tốt nghiệp đại học năm hai mươi ba tuổi, ra trường, đi dạy ở trường THPT tại Thị Trấn. Nơi đây, mẹ gặp ba con, người đồng nghiệp cùng trường.

Ba con hồi ấy là người lịch lăm, hiền lành, nhiều tài lại dạy giỏi, được hầu hết các bạn yêu thương, quư mến. H́nh như trời sinh ra để ba mẹ được gặp và yêu nhau. Lúc đó, mẹ thấy trời đất như nở hoa, mọi vật đều có hương thơm màu sắc. Cùng dạy, cùng hẹn ḥ đi chơi.

Đời sao đẹp quá! Hồi ấy mẹ hay mơ mộng lắm. Cùng ba trên chuyến phà đi du ngoạn, đứng trên phà nh́n đám lục b́nh bềnh bồng trôi nổi, trôi tận về đâu, mẹ nghe ḷng lao xao man mác.

Có lúc ngồi trên bến vắng cùng ba ngắm cảnh hoàng hôn, nghe tiếng c̣i tàu rúc dài trong buổi chiều vắng. Mẹ nghĩ đến cuộc chia ly nào đó... ḷng lại thấy lao xao kỳ lạ.


https://www.youtube.com/watch?v=4DYbuPPciL4



Lại một lần, dưới cơn mưa nhẹ, cùng ba đi chung một chiếc áo mưa, mẹ th́ thầm :

- Cơn mưa rả rích sao nghe ḷng lao xao quá anh ạ.

Ba âu yếm nh́n mẹ :

- Th́ sau này có con, ḿnh đặt tên con là Lao Xao nghe ?

Mẹ tṛn mắt :

- Sao kỳ vậy ?

Ba lại cười :
- Với anh không kỳ là được rồi. Chịu không ?

Con ơi, con đừng buồn v́ cái tên Lao Xao kỳ cục mà mẹ đặt cho con nghe con. Ngoài cái lư do mẹ đă giải thích cho con lúc trước, mà nó c̣n ư nghĩa hơn, là mang kỷ niệm t́nh yêu của ba mẹ đó con.

Được hai năm ngập đắm trong t́nh yêu ngọt ngào như thế, rồi một hôm, sau buổi tan trường, ba mời mẹ đi uống nước.

Ngồi trong quán, bên ly nước, mẹ thấy ba không uống mà cứ nh́n mẹ, tay xoay hoài ly nước. Măi lúc sau, ba cầm tay mẹ giọng run run.

- Có điều anh muốn nói ...

Ba lại ngập ngừng, lúng túng ... mẹ hồi hộp lo âu, như linh tính báo điều ǵ không hay sẽ xảy ra cho ba mẹ.

- "Cố b́nh tĩnh..., b́nh tĩnh đi, chuyện ǵ đến sẽ đến..." Mẹ thầm nhủ ḿnh như thế.

Giọng ba nhỏ đi, gấp gáp :

- Mai anh đi rồi ... Tối mai, gia đ́nh anh đi tất cả.

Mẹ thảng thốt kêu lên :

"Vượt biên!" rồi hai tai mẹ lùng bùng, đầu như choáng váng, tim như loạn nhịp ... Mẹ như không nghe ǵ nữa, mặc ba cứ nói, tay ba nắm chặt tay mẹ hơn.

- B́nh tĩnh đi em. Em ở lại chờ anh một thời gian. Qua bên đó anh t́m mọi cách liên lạc, ta lại có nhau. Chờ anh, chờ anh nghe em.

Một lúc lâu, cố b́nh tâm, mẹ lại tự bảo.

- "Can đảm lên" và tự dưng mẹ lại mạnh mẽ, dứt khoát như cho chính ḿnh.

- Thôi gia đ́nh anh đă định thế. Anh yên ḷng ra đi, em đủ sức chịu đựng và chờ anh. Em tin anh, chờ anh... Duy có điều này, đêm nay ta hăy sống cho nhau, rồi mai sẽ chia tay....

Rồi nước mắt mẹ tuôn như mưa, tuôn hoài, tuôn dài, tuôn không muốn dứt... Thế rồi, đêm hôm ấy, bao nhiêu yêu thương, hạnh phúc lẫn đắng cay chua xót, bao niềm tin, hy vọng lẫn khổ đau tuyệt vọng ba mẹ đă trao hết cho nhau không đắn đo, suy tính.

Chưa có cuộc chia tay nào đầm đ́a nước mắt lẫn nụ cười như cuộc chia tay của ba và mẹ. Và cũng chính đêm hôm đó, một mầm sống nhỏ bắt đầu nơi mẹ. Con đă thành h́nh đó con ơi !

Thật ra, mẹ vô cùng hạnh phúc lẫn buồn đau. Mẹ hạnh phúc v́ t́nh yêu đầu đời chân thành say đắm của ba mẹ đă kết tụ được con.





Mẹ buồn đau không biết rồi sẽ sống ra sau với dư luận, xă hội "không chồng mà có con" và nặng nề hơn nữa mẹ là nhà mô phạm. Bạn bè, đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh sẽ nghĩ thế nào khi nh́n mẹ.

Chao ôi ! Mẹ phải làm sao đây ? Sau bao đêm dài suy nghĩ, mẹ tâm sự với người bạn thân nhất mong được chia sẻ. Cô bạn tỏ ra rất thông cảm với mẹ và khuyên mẹ nên bỏ con đi ...

Không, không thể nào như thế được. Con là t́nh yêu của ba mẹ. Mẹ sẽ v́ con, v́ ba con và t́nh yêu mà chịu đựng tất cả. Phải giữ con lại, con ơi !

Rồi mẹ đem nỗi niềm này nói với cậu mợ Hai, cậu mợ sững sờ khi biết chuyện ... Nhưng rồi cậu mợ Hai cũng an ủi mẹ và hứa sẽ thưa lại cùng ông ngoại. Tội nghiệp, ông ngoại con khi nghe chuyện, ông buồn bă ngước mắt nh́n bàn thờ bà ngoại... Uống hết tách trà nầy đến tách trà khác. Thật lâu ông ngoại nói :

- Thôi, chuyện đă vậy rồi, anh chị em con hăy bàn tính lo liệu cho nhau, sao cho êm xuôi là tốt rồi. Vợ chồng thằng Hai ráng giúp đỡ em.

Thế rồi, theo sự sắp xếp của cậu mợ Hai, mẹ phải rời gia đ́nh, rời thị trấn nhỏ bé đầy ắp kỷ niệm này lên thành phố. Cậu mợ Hai đă gởi gấm mẹ cho người em họ của mợ Hai ở đây giúp đỡ...

Sống nơi đây, mẹ luôn nhớ về chốn cũ, nơi đă gắn bó thời đẹp nhất tuổi t́nh yêu của ba mẹ ...

Mẹ vẫn liên lạc thường xuyên với cô bạn thân và cậu mợ Hai dưới thị trấn. Mẹ hy vọng sẽ được tin của ba con qua những người thân đó…

Rồi con ra đời. Ôi, mẹ sung sướng hạnh phúc biết dường nào ! Con giống ba từ mái tóc xoăn xoăn đến sóng mũi, miệng cười, chỉ c̣n đôi mắt buồn buồn là của mẹ.

Mẹ nuôi con trong t́nh thương lẫn niềm tin và nỗi đợi chờ ba con từ bên kia bờ biển ...

Theo ngày tháng, con càng ngày càng lớn, tin ba con càng lúc càng bặt đi. Mẹ hết hy vọng, nhưng vẫn đợi chờ trong sự mong manh.

Con ơi, cho đến giờ này ba vẫn chưa biết là có con từ đêm ba mẹ chia tay hôm ấy, chưa biết là hiện con đă có mặt trên đời này.





Ngày trước, sự liên lạc t́m nhau không dễ, nhưng thời đại Internet ngày nay, việc nối kết nhau có khó ǵ ? Nhưng thôi con ạ, mẹ chỉ sợ làm xáo trộn một gia đ́nh ấm êm hạnh phúc, làm nhức nhối trái tim đă được b́nh yên của ba con. Mẹ không ân hận hay oán trách ǵ cả, trái lại mẹ cám ơn trời cho mẹ gặp ba

- Một t́nh yêu nồng cháy

- Cám ơn ba con đă cho mẹ một đứa con

- T́nh yêu của mẹ

- Mẹ sẽ thắp sáng t́nh yêu nầy suốt đời mẹ con ơi !

Cô xúc động như chưa bao giờ xúc động, cô th́ thầm bên tai mẹ.

- Mẹ ơi, mẹ vĩ đại và nhân hậu quá. T́nh yêu của mẹ cao đẹp biết dường nào. Giờ đây con cũng như mẹ, xin cảm ơn trời đă cho hai mẹ con ta c̣n có một người để nhớ, để thương, để chờ, để đợi dù không biết có ngày được gặp lại hay không ?

Cám ơn mẹ đă cho ba con, đă cho con một ngọn lửa t́nh yêu không bao giờ tắt, một ḍng đại dương t́nh yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời t́nh yêu luôn chói ḷa rực sáng, ngát hương ...

MỸ QUẾ



hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Old 10-03-2024   #11
hoathienly19
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 919
Thanks: 1,791
Thanked 1,257 Times in 569 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 6
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default THẰNG CU CỦA MẸ




THẰNG CU CỦA MẸ



Bà cụ Tư 95 tuổi, ḿnh dây, dáng khô gầy, c̣n khỏe mạnh. Nhờ thay màng tṛng mắt nên bà c̣n đọc được sách báo in chữ nhỏ li ti như kiến ḅ.

Tai bà hơi nặng, nhưng vẫn nghe được, chưa cần đến máy trợ thính. Bà cụ nh́n lung ra hướng cổng nhà và hỏi :

- “Thằng Cu" hôm nay sao bận việc chi mà giờ này chưa thấy tới ?


Hương ơi, nấu sẵn nước sôi pha trà. Lấy trà ngon của chú Phó tặng, mua từ San Francisco về mà pha nghe con.”

Người mà bà Tư gọi là " Thằng Cu ", cũng là một ông già 75 tuổi, con trai đầu ḷng của bà.

Ông này đau khớp đầu gối, lại bị bệnh tiểu đường nặng, đi đứng phải nhờ cái gậy, để pḥng khi trượt té.







Có tiếng chuông reo, bà bước mau ra hướng cửa và nói :

- “ Thằng Cu đă đến. Pha trà liền đi nghe con !”


Bà loay hoay mở cửa, vặn qua vặn lại hai cái chốt khóa của một cánh cửa. Bà mở chốt này, th́ khoá chốt kia, và cứ thế mà vặn măi. Rồi cửa mở.

Ông con trai nói nhỏ qua hơi thở :

- “ Mẹ. Khoẻ chứ ? Hôm qua có ngủ được không ?”

Bà cười gật đầu, đưa tay vịn lên vai ông con, âu yếm nh́n ông với ánh mắt dịu dàng :

- “ Cu! Con lái xe có mệt không ? Hai cái đầu gối của con đă khá hơn chưa ?”

- “ Khá lắm rồi. Con chống gậy cho an toàn. Chứ chân đă vững mạnh”

Ông con nói thế cho mẹ yên ḷng, chứ cái đầu gối của ông c̣n đau buốt và nhức nhối thường xuyên.

Bà cụ rót trà thơm ra chén, dọn thêm mấy cái bánh khô ra dĩa nói:

- “ Ăn đi con. Bánh khô nầy lành, không sợ mỡ, đường, cao máu. Trà cũng thơm và ngon, đắt lắm đó. Chú Phó đi San Francisco về, mới tặng hôm kia. Mẹ để dành cho con”

Ông con trai rót trà ra chén, đưa lên ngửi, cánh mũi ông phập phồng, rồi chiêu một hớp nhỏ . Nói lớn :

- “ Thơm, ngon thật. Mẹ uống với con một chén đi. Mẹ có sợ uống trà mất ngủ không ?”

Bà cụ lắc đầu, cười :

- “Việc chi mà sợ ? Ngủ không được th́ mở máy truyền h́nh ra xem. Khi mỏi mắt rồi, ngáy lúc nào không hay. Trà quư và thơm ngon như thế này, không thưởng thức th́ chẳng uổng lắm sao ?”



https://www.youtube.com/watch?v=3fwwhDeXiEI



Bà cụ Tư đi qua bếp mở tủ lạnh, lục t́m một hồi, rồi lớn tiếng hỏi :

- “ Có đứa nào ăn mấy cái bánh lá gai của mẹ để dành cho thằng Cu không ? Sao t́m măi chẳng có. Hương ơi, con thấy mấy cái bánh gai đâu không ?”

Bà Hương từ pḥng trong nói vọng ra :

- “ Ba cái bánh màu đen phải không ? Con cất trong cái chén có đậy nắp đó ”

Bà cụ đem bánh ra, để vào ḷ vi-ba hâm. Dọn vào dĩa, đưa cho ông con, và nói:

- “Hôm qua ăn giỗ nhà con Thoại, thấy bánh lá gai ngon, mẹ xin mấy cái, đem về để dành cho con. Ăn bánh nầy, uống nước trà, th́ tuyệt.”

Ông con nh́n mẹ cảm động, mắt chớp chớp. Ông cầm cái bánh lá gai trong tay, trở qua trở lại, có lẽ đang ngần ngại, chẳng muốn ăn, v́ bánh ngọt, nhiều chất đường và chất bột, không tốt cho cơ thể đang bệnh của ông.

Nhưng rồi ông mạnh dạn bóc bánh, ăn nhai với điệu bộ ngon lành, thích thú. Ông ăn cho mẹ vui, chứ thực sự ông cũng ngán các thứ bánh này. Ông từ tốn nói :

- “ Ngon thật mẹ à ! Lâu nay kiêng đường, kiêng bột, kiêng muối, bây giờ liều mạng ăn cái bánh này, ngon đến nhức cả răng.”

Ông con dùng cái khăn giấy, gói hai cái bánh c̣n lại, cho vào túi áo khoác, nói nho nhỏ :
-“ Để dành về nhà ăn. Ăn nhiều một lúc mất ngon, uổng .”

Bà cụ nh́n ông con với nụ cười hiền. Bà nói :

- “Ngon th́ ăn thêm đi. Về nhà không lẽ ăn một ḿnh. Chừng đó, chia ra, ai ăn, ai nhịn ?”

Thấy trên mép ông con có dính chút vụn bánh, bà cụ kéo tờ khăn giấy, vói tay qua lau miệng cho ông con. Đứa cháu ngoại đang ngồi gần đó kêu lên :

- “ Ḱa bà ngoại ! Bác già rồi, chứ đâu phải c̣n bé bỏng chi nữa, mà bà chăm như chăm em bé hai ba tuổi vậy ? Riết rồi bà làm bác hư thân mất nết luôn đó. Cứ một tiếng là "thằng Cu ", hai tiếng là " thằng Cu ". Ha ha ha.”

Ông con nháy mắt làm hiệu với đứa cháu, rồi giả vờ nạt nó :

- “ Đừng có hỗn nghe. Với bà, th́ bác bao giờ cũng bé bỏng, cũng là thằng Cu thơ dại của bà ngày xưa.”






Mấy chục năm trước, khi " thằng Cu" vừa đến tuổi đi học, bà dắt con đến trường. Tay xách theo một con gà trống thiến, bà ném gà lên bàn thầy hiệu trưởng. Con gà đau, toẹt một băi phân ướt cả cuốn tập. Bà nói:

-“ Cho nó vào học đi ! Ở nhà hoài phá lắm .”

- “ Cho tôi xem tờ khai sinh của thằng bé ?" – Ông hiệu trưởng ôn tồn nói.

- “ Không cần khai sinh, cứ cho nó vào học đi .” – Bà thản nhiên đáp.

- “ Nó tên ǵ ?”

- “ Thằng Cu .”

- “ Cu là tên ở nhà. C̣n tên đi học phải đúng theo giấy khai sinh.”

Bà bối rối một chốc, rồi mạnh dạn nói :

- “ Th́ cứ ghi vô tên là thằng Cu" đi. Tên nào cũng là nó thôi. ”

- “ Nó họ ǵ ?” – Ông hiệu trưởng hỏi.

- “ Họ Lê .”

Ông hiệu trường nh́n ra phía ngoài xa, mắt mơ màng, miệng lẩm bẩm :


- “ Lê Thằng Cu, Lê Thăng Cư, Lê Thắng Cữ, Lê Thành Cứ, Lê Thanh Cự.”

Ông mở sổ ra ghi và nói :

- “ Thôi, cho nó cái tên Lê Thanh Cự, cũng được. Đọc lên, nghe cũng gần với Thằng Cu.”


Sau này, nó gặp cả trăm chuyện rắc rối về giấy tờ, phải chạy ngược chạy xuôi ra đến tận toà án, mới lấy lại được cái tên Lê Mạnh Hiền trong khai sinh cũ.

Có người biết ông tên Cự từ nhỏ, sau nghe tên Hiền, tưởng ông mạo nhận tên ai đó, để lấy bằng cấp mà khỏi thi cử.







Thời ông từ tỉnh lên Sài G̣n trọ học, ở chung với một nhóm bạn bè, ăn cơm tháng do chủ nhà nấu. Lần đầu tiên bà mẹ từ quê lên thăm con, t́m đến địa chỉ nhà trọ, hỏi thăm thằng Cu, không ai biết. Người ta bảo nó không ở nơi này, có lẽ bà nhớ lộn địa chỉ rồi chăng.

Mấy anh học sinh ở trọ chạy quanh hỏi hàng xóm giúp bà. Cũng không ai biết. Họ mời bà vào nhà, uống nước, lau mồ hôi, nghỉ một chốc cho bớt mệt v́ đường xa.

Khi bà xách gói đứng dậy định ra về, th́ " thằng Cu " của bà xuất hiện trước cửa. Bà mừng quá, vất giỏ, và chạy lại nắm tay con, nói lớn:

- “ Vậy mà người ta nói không có con ở đây, mẹ định ra về rồi. Họ không tốt, định gạt mẹ.”

Mấy anh thanh niên cười to, nói :

- “ Có ai biết thằng Hiền là thằng Cu đâu. A, cái thằng nầy giấu kỹ cái " tên cúng tổ " của nó. Cho đáng đời. May mà mày về kịp lúc, không th́ mẹ mày đă trở lại quê rồi. Uổng công đường xa lặn lội đi thăm tội nghiệp .”

Từ đó về sau, bạn bè không kêu nó là Hiền nữa, mà cứ " thằng Cu " mà gọi. Nó cũng không phản đối, không xấu hổ v́ cái tên đó, và công khai nhận là thằng Cu. Nó nói, ḿnh Cu th́ cứ nhận là Cu, có chi mà sợ ?

Một lần, nó có bạn gái đến thăm nơi trọ học, bạn bè nó réo gọi vọng lên gác :

- “ Cu ơi, Cu. Có tiên nữ đi t́m Cu đây nè .”

Bạn gái nó nghe mà đỏ mặt lúng túng. Nó từ gác xuống, vui vẻ, hớn hở. Cô bạn cười, ấp úng hỏi:

- “ Ở nhà anh là Cu hả ?”

- “ Ừ, Cu .” – Nó đáp lại.

Cô bạn mỉm cười, với cái núng đồng tiền rất có duyên, nói:

- “ Nhà em có Cu Anh, Cu Em, Cu Tí, và Cu Nhỏ. Có bốn Cu. C̣n anh là Cu g ́?”

Nó cười, định trả lời là ‘Cu Teo’ mà sợ sỗ sàng, làm bạn giận.

Từ đó, các cô bạn gái chung lớp, tùy theo tuổi tác mà thân mật gọi nó là Cu, thằng Cu, anh Cu. Nhờ cách xưng hô này, mà nó giao tiếp thân mật và tự nhiên hơn với các bạn gái trong lớp học. Các cô xem nó như anh em trong gia đ́nh.

Nhiều thằng trong lớp thấy nó thân mật với các cô mà phát ghen lên. Khi có những đứa con trai nhút nhát, muốn làm quen với cô nào trong lớp mà không dám lân la đến gần, th́ cũng phải nhờ nó làm trung gian, rất tự nhiên và hiệu nghiệm.





Khi đi làm việc, tháng tháng "thằng Cu " gởi gần hết lương cho mẹ. Chỉ giữ lại một phần tối thiểu vừa đủ ăn tiêu. Cũng ở trọ chung pḥng với nhiều người, và ăn cơm tháng. Bà mẹ thỉnh thoảng từ quê lên thăm. Có ai hỏi đi đâu, bà nói đi thăm thằng Cu.

Có một lần bà Tư đi xe đ̣ từ quê ra miền Trung thăm " thằng Cu " .

Khi nầy ông con của bà đang giữ chức Phó Tỉnh Trưởng Hành Chánh.

Bà đi mà không báo trước. Đến nhà thấy cổng đóng, nhấn chuông hoài không ai nghe. Bà ngồi tựa bờ tường, dùng nón quạt cho đỡ nóng.

Chờ măi, không được. Theo lời khuyên của hàng xóm, bà đi ra trụ sở ṭa tỉnh t́m " thằng Cu" .

Anh lính gác cổng chận bà lại hỏi :

- “ Bà đi đâu đó, có việc ǵ không ?”

- “Tôi vô đây t́m thằng Cu. Đến nhà không có ai mở cổng.”- Bà trả lời

- “Đây là cơ quan hành chánh. Không có thằng Cu nào vô trong này cả.” – Anh lính nói.


Bà cả quyết:

- “Tôi biết thằng Cu làm việc trong này mà. Đă có lần thằng Cu đem tôi vô đây. Thằng Cu ngồi ở pḥng cuối, bên cánh trái này.” – Bà chỉ tay về cuối dăy nhà.

Anh lính gác cười, tưởng bà nói đùa chơi. Bảo bà về đi, đây là cơ quan chính quyền. Bà không chịu về, ngồi chồm hổm, mở khăn lấy trầu ra nhai.

Bỗng bà thấy thấp thoáng bóng thằng Cu của bà đang đi trên hành lang, bà vội chạy vụt vào bên trong, đưa tay ngoắc, và la to :

- “ Cu, Cu ơi, mẹ đây nè. Cu ơi, Cu ơi !”


Anh lính chạy ra khỏi trạm gác, định ngăn cản bà lại. Nhưng thấy ông phó tỉnh trưởng từ bên trong hấp tấp đi về hướng bà. Anh lính gác vừa tới nơi. Bà đưa tay chỉ và nói :

- “ Thằng Cu đây nè ! Sao anh gạt tôi, nói trong này không có nó.”

Anh lính gác lúng túng, găi đầu:

- “ Thưa ông Phó, tụi em không biết Cu là tên ở nhà của ông Phó .”

Bà mẹ tưởng con bà làm quan rồi tạo sự khó khăn, không muốn tiếp dân, bà nói nhỏ nhẹ :

- “ Cu nè, làm quan phải biết thương lính, thương dân. Có ai cần đến xin gặp, phải tiếp người ta cho tử tế. Làm quan đừng có hách dịch, xa cách dân. Dân th́ muôn đời, quan th́ chỉ một thời thôi. Mai đây, quan có to mấy đi nữa, cũng thành lại dân mà thôi.”

Từ đó, trong toà tỉnh, nhân viên và lính tráng, khi nói về ông con, th́ gọi là ông “ Phó Cu ”.


https://www.youtube.com/watch?v=TtQnsZGGmE0



Rồi thời thế đổi thay, năm 1975 miền Nam thua trận. Ông Hiền là " thằng Cu " của bà bị đưa đi giam giữ tận ngoài Bắc. Hai đứa con rể khác cũng bị " tù cải tạo" tại các vùng rừng núi miền Trung.

Lần cô con dâu bị bệnh không đi thăm nuôi được, bà khăn gói ra đi. Đường xa diệu vợi, đi xe hơi, xe lửa, nêm cứng hành khách suốt cả mấy ngày, ngủ trên sàn tàu chật chội, ôm khư khư gói hành lư, sợ trộm cắp, cướp giật. Những bà vợ tù nhân cùng đi thăm nuôi chồng hỏi bà đi thăm ai, bà nói thăm nuôi thằng Cu.

Hỏi thằng Cu phạm tội ǵ mà bị đày ra Bắc. Bà nói thằng Cu của bà hiền lành lắm, chưa bao giờ phạm tội ǵ cả . Đường xa, vất vả, nhưng t́nh thương của bà mẹ đối với thằng Cu không biết mệt mỏi.

Khi hai anh con rể của bà ở tù về, cùng tổ chức vượt biển, kêu bà đi theo. Bà nói thằng Cu chưa về th́ bà không đi đâu cả. Đám con cháu ngày đêm thuyết phục măi mà không được, phải lừa gạt đưa bà lên thuyền, rồi ra khơi.

Cuộc vượt biển may mắn thành công.

Sau một năm ở trại tị nạn, toàn gia đ́nh vào Mỹ định cư. Tất cả trẻ con được vào trường đi học, người lớn kiếm việc lao động làm ngay. Cuộc sống nơi đất mới ổn định rất mau. Bà cụ trông coi việc nhà cho các con cháu, và lănh phần nấu ăn cho cả mấy gia đ́nh.

Mỗi tối, sau khi con cháu ăn xong, khoảng bảy giờ, bà đẩy một chiếc xe bốn bánh, loại xe đi chợ ở các siêu thị, đi nhặt lon và chai phế thải.

Mùa hè cũng như mùa đông, bà nai nịt gọn gàng, lầm lũi đẩy xe đi trong ánh đèn đường lờ mờ. Mở từng thùng rác moi t́m chai lọ. Đi từ đường này qua đường kia, khu phố nọ qua khu phố khác.

Mùa đông, thở ra khói ph́ pḥ như hút thuốc lá. Bà không thấy cực khổ, không thấy mệt nhọc, mà trong ḷng vui thú, v́ bà nghĩ đến những gói quà, những chỉ vàng, gởi về nuôi sống thằng Cu đang đói khổ trong tù.

Bà đi măi cho đến hơn mười giờ đêm mới về nhà. Bà nghe nói bây giờ thằng Cu đă được đưa về miền Nam, khỏe mạnh, mập mạp ra. Thằng Cu không phải làm lao động cực nhọc nữa, được cắt cử làm tài xế lái xe cho nhóm nhà bếp đi chợ mỗi ngày.

Sáng sớm ra chợ, anh em tù và tên quản giáo được thằng Cu đăi ăn, khi th́ vài củ khoai, khi ly cà phê, lâu lâu ăn một tô cháo ḷng, tô hủ tiếu. Bạn đồng tù đặt cho thằng Cu là "Vua Tù " .

Đó cũng nhờ công khó của bà mẹ đêm đêm lặn lội đi lục thùng rác, gom bán đồ phế thải.



https://www.youtube.com/watch?v=3fwwhDeXiEI




Sau chín năm đi tù, ông con của bà được phóng thích. Không lâu sau đó, được đem cả gia đ́nh qua Mỹ theo chương tŕnh nhân đạo " HO ".

Bà cụ thường ngồi nhắc kỷ niệm cho ông con là " thằng Cu " nghe. Những chuyện này, bà đă kể đi kể lại cả ngàn lần rồi, thế mà ông con vẫn cứ chăm chú nghe, nghe cho mẹ vui, như mới được kể lại lần đầu. Lâu lâu, ông khơi vài câu làm mồi cho bà nói tiếp.

Bà thường nói tội nghiệp cho thằng Cu, bị giam cầm hành hạ nhiều năm dài, đói khát, lao động cực nhọc, không chết, c̣n trở về được là Trời thương lắm đó. Cũng nhờ phước đức nhiều đời để lại. Ông con thường nắm tay mẹ, dịu dàng nói :

“Con c̣n sống được là nhờ t́nh thương bao la của mẹ, hy sinh không bờ bến của mẹ. Đi tù, chỉ khổ cực triền miên trong nhiều năm đầu tại miền Bắc. Chứ từ khi có tiếp tế của mẹ từ Mỹ gởi về, và khi đă chuyển về miền Nam, th́ con đă mua chuộc được bọn cai tù quản giáo. Chúng nó trở thành tôi tớ của con. Sai khiến chúng dễ dàng.

Bạn bè đặt cho con là "Vua Tù ". Con đâu ngờ mẹ phải nhiều năm vất vả, đêm đêm đi lục thùng rác moi đồ phế thải để có tiền gởi cho con sống lè phè trong tù, như một " thằng công tử "

Bà cụ cười, nh́n thằng Cu của bà với ánh mắt chan chứa t́nh thương, dặn ḍ:

“ Chốc nữa về, đừng quên lấy xấp báo trên bàn theo mà đọc. Hôm nay đă có tờ " Nếp Sống Mới " của ông bác sĩ Hiệp Châu gởi đến hôm qua. Có nhiều bài hay và vui. Đọc mà lên tinh thần. Được sống thêm một ngày trên đất nước tự do no ấm nầy là phước hạnh lắm đó.”

" Thằng Cu" của bà gật gật đầu tán thành và nói :

- “ Đúng vậy, sống một ngày có tự do no ấm, đáng giá hơn mười năm trong nô lệ đói khó. ./.





(trích Tập truyện ngắn VẪN C̉N HY VỌNG)

Tràm Cà Mau

https://baovecovang2012.wordpress.com
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:27.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09721 seconds with 12 queries