Cáo buộc gián điệp, nguồn gốc Covid-19 và lệnh chống bán phá giá rượu là những vấn đề khiến Bắc Kinh và Canberra lún sâu vào căng thẳng.
Trong bài phát biểu tại diễn đàn Trao đổi Chính sách Anh hôm 23/11, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định Australia muốn có quan hệ "đôi bên cùng có lợi" với cả Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất, và đồng minh thân cận nhất là Mỹ.
Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison chỉ trích Trung Quốc gia tăng áp lực và "làm xấu đi các mối quan hệ một cách không cần thiết", trong bối cảnh hàng loạt tranh căi đă gây leo thang căng thẳng và đẩy quan hệ Bắc Kinh - Canberra lao dốc không ngừng trong suốt nhiều tháng qua.
Thủ tướng Scott Morrison họp báo tại Canberra ngày 5/6. Ảnh: Reuters.
Australia hồi tháng 4 tỏ ư nghi ngờ về sự minh bạch của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19, yêu cầu điều tra quốc tế về nguồn gốc và cách lây lan của nCoV. Ngoại trưởng Marise Payne khi đó khẳng định Australia sẽ theo đuổi một cuộc điều tra về phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán cuối năm ngoái.
Ngoại trưởng Australia kêu gọi Trung Quốc minh bạch trong quá tŕnh điều tra, cho rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không nên một ḿnh điều tra cuộc khủng hoảng mà phải có sự hợp tác quốc tế. Bà cho biết Australia có chung lo ngại với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc WHO ứng phó tệ hại với khủng hoảng và che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng những lời kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19 là "nguy hiểm" và chỉ mang tính "thao túng chính trị". Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye cảnh báo khả năng người tiêu dùng tẩy chay các sản phẩm của Australia như rượu vang và dịch vụ du lịch.
Căng thẳng Bắc Kinh - Canberra cũng khiến các nhà xuất khẩu Australia gặp khó khăn do Trung Quốc áp đặt hàng loạt lệnh cấm vào nông sản như thịt ḅ, lúa mạch và gỗ.
Chỉ vài tuần sau, 4 nhà sản xuất thịt ḅ lớn của Australia gồm Kilcoy Pastoral, JBS's Beef City, Dinmore Plants và Northern Cooperative Meat đă bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến nhăn mác và kiểm dịch.
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham "lấy làm tiếc" về quyết định của Trung Quốc, song không tin rằng đó hành động đáp trả của Bắc Kinh khi Canberra kêu gọi điều tra độc lập về nguồn gốc Covid-19. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng tuyên bố quyết định cấm nhập khẩu là do vi phạm các yêu cầu về kiểm tra, kiểm dịch và nhăn mác, không liên quan đến tranh căi về Covid-19.
Dù vậy, Trung Quốc cũng nhanh chóng áp thuế chống bán phá giá nhằm vào lúa mạch và rượu có nguồn gốc từ Australia.
Một vấn đề cũng khiến hai nước căng thẳng là vụ Trung Quốc bắt các công dân Australia gồm nhà văn Yang Jun và nhà báo Cheng Lei.
Yang, nhà văn kiêm nhà b́nh luận chính trị người Australia, bị bắt hồi tháng một tại sân bay khi cùng vợ con từ Mỹ về Quảng Châu. Sau vài tháng giam giữ, Trung Quốc hôm 23/8 phát lệnh bắt Yang với nghi ngờ ông hoạt động gián điệp.
Ngoại trưởng Australia đă 5 lần đề cập vấn đề này với người đồng cấp Vương Nghị qua các lần gặp trực tiếp và qua thư. Bà từng bày tỏ "thất vọng sâu sắc" khi Yang bị đưa tới nhà giam tội phạm h́nh sự hồi tháng 7.
Giới chức Trung Quốc thực hiện các "biện pháp bắt buộc" khi bắt nhà báo Cheng Lei hôm 14/8 v́ nghi ngờ cô "có hành vi phạm tội đe dọa an ninh quốc gia Trung Quốc". "Sự việc đang được xử lư theo pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của Cheng được đảm bảo đầy đủ", phát ngôn viên Triệu Lập Kiên nói hồi đầu tháng 9, đồng thời yêu cầu các nhà báo nước ngoài tuân thủ luật pháp Trung Quốc khi hoạt động tại nước này.
Cheng là nhà báo giàu kinh nghiệm và làm việc cho kênh quốc tế CGTN của đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh. Truyền thông Australia cho biết Cheng chưa bị truy tố, nhưng bị giữ theo h́nh thức "giám sát tại một địa điểm được chỉ định", cho phép các điều tra viên Trung Quốc giữ và thẩm vấn một nghi phạm tối đa 6 tháng, c̣n nghi phạm không được tiếp xúc với luật sư hay nhận hỗ trợ pháp lư.
Phóng viên Bill Birtles của Tập đoàn Phát thanh Truyền h́nh Australia (ABC) và Michael Smith của Tạp chí Tài chính Australia (AFR) cũng vội vă rời Trung Quốc hôm 7/9 sau khi bị cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn.
Bắc Kinh hồi đầu tháng cũng công bố danh sách than phiền về Canberra, trong đó một quan chức Trung Quốc dường như đă nói với các hăng tin lớn rằng "nếu các bạn muốn biến Trung Quốc thành kẻ thù th́ chúng tôi sẽ trở thành kẻ thù".
Những than phiền nhằm vào luật an ninh được Canberra thông qua năm 2017 nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Bắc Kinh cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ, khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên lạnh nhạt. Trung Quốc cũng chỉ trích lệnh cấm tập đoàn viễn thông Huawei tham gia mạng 5G của Australia, đồng thời cáo buộc Canberra "không ngừng can thiệp bừa băi" vào công việc nội bộ của Bắc Kinh.
Ngoại trưởng 5 nước thuộc liên minh t́nh báo Ngũ Nhăn gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand hôm 18/11 ra tuyên bố chung, cáo buộc Trung Quốc vi phạm cam kết, nghĩa vụ quốc tế khi ban hành nghị quyết cho phép băi nhiệm 4 nghị sĩ đối lập Hong Kong. Họ cũng cho rằng Trung Quốc ngăn chặn những tiếng nói chỉ trích ở Hong Kong và kêu gọi Bắc Kinh rút lại quyết định này, lập tức phục chức cho các nghị sĩ.
Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh một ngày sau đó, phát ngôn viên Triệu Lập Kiên phản đối việc Ngũ Nhăn "nhiều lần can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc". "Dù các ông có bao nhiêu con mắt, coi chừng bị chọc mù v́ gây tổn hại chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc", ông Triệu cảnh báo, ám chỉ nghĩa "5 con mắt" của Ngũ Nhăn.