Cơ quan pḥng vệ Đài Loan đă chi khoảng 886,49 triệu USD cho các lần xuất kích tăng đột biến để ngăn máy bay Trung Quốc áp sát ḥn đảo.
Lănh đạo cơ quan pḥng vệ Đài Loan Nghiêm Đức Phát ngày 7/10 cho biết số tiền này được lực lượng pḥng vệ trên không của ḥn đảo chi cho 2.972 lần xuất kích ứng phó với máy bay quân đội Trung Quốc (PLA) trong năm nay.
"Áp lực gần đây là rất lớn, nói khác đi chỉ là lừa dối mọi người", ông Nghiêm cho hay, nhưng không nêu chi phí cho những lần xuất kích ngăn máy bay PLA trong năm 2019.
Ông Nghiêm cho biết lực lượng pḥng vệ trên không Đài Loan năm nay thực hiện 4.132 phi vụ, bao gồm hoạt động ứng phó máy bay PLA cùng huấn luyện và tuần tra theo kế hoạch. Lănh đạo cơ quan pḥng vệ Đài Loan cho biết họ sẽ tổ chức các cuộc diễn tập ngoài khơi phía tây nam ḥn đảo trong tháng này, song không có nội dung bắn đạn thật.
Tiêm kích F-16 của lực lượng pḥng vệ Đài Loan bay qua thành phố Đài Bắc, ngày 24/9. Ảnh: Cơ quan pḥng vệ Đài Loan.
Lực lượng pḥng vệ Đài Loan được đánh giá huấn luyện nhân sự bài bản và trang bị tốt hơn PLA, song thua xa về quy mô. Cơ quan pḥng vệ Đài Loan từng thừa nhận các cuộc diễn tập, tập trận tăng cường cả về quy mô, tần suất của PLA gần đây khiến lực lượng này bị "kéo căng" đáng kể.
Pḥng vệ Đài Loan đang triển khai chương tŕnh nâng cấp phi đội tiêm kích của ḿnh. Mỹ hồi tháng 8/2019 duyệt bán lô tiêm kích F-16 trị giá 6 tỷ USD cho lực lượng pḥng vệ Đài Loan. Thỏa thuận này nâng số tiêm kích F-16 của ḥn đảo lên hơn 200 chiếc, nhiều nhất ở châu Á.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lănh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với ḥn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Bắc Kinh phản ứng dữ dội khi Washington tăng cường hỗ trợ cho Đài Bắc, trong đó bao gồm các chuyến thăm của quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ và các hợp đồng bán vũ khí giá trị lớn cho ḥn đảo.
PLA nhiều lần điều máy bay quân sự vượt "đường trung tuyến" nằm giữa eo biển Đài Loan, vốn được ḥn đảo coi là "vùng đệm" cho vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) phía tây nam. Bắc Kinh tuyên bố "không tồn tại cái gọi là đường trung tuyến" của eo biển Đài Loan.
VietBF @ Sưu tầm