Quân đội Azerbaijan và lực lượng Armenia đăng video cho thấy các cuộc pháo kích, không kích vị trí đóng quân cùng khí tài đối phương.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan quanh khu vực Nagorno-Karabakh bước sang ngày thứ 7 liên tiếp, khiến ít nhất 36 dân thường và hàng trăm binh sĩ thiệt mạng. Hai bên cáo buộc nhau cố t́nh nhằm vào các khu vực đông dân cư, đồng thời công bố h́nh ảnh các đợt tập kích gây thiệt hại cho đối phương.
Video được lực lượng ly khai thân Armenia đăng hôm 4/10 cho thấy các đ̣n tấn công nhằm vào vị trí của quân đội Azerbaijan với khói bốc lên từ các cứ điểm của họ. Gần cuối video, một chiếc xe tăng của Azerbaijan phát nổ sau khi bị tấn công, có thể bằng tên lửa chống tăng.
Bộ Quốc pḥng Azerbaijan cũng công bố video tổng hợp cho thấy đ̣n tấn công bằng tên lửa dẫn đường hoặc máy bay không người lái (UAV) tự sát nhằm vào sở chỉ huy, pháo tự hành, chiến hào, xe tăng, pháo phản lực và các phương tiện đang di chuyển của lực lượng thân Armenia.
Các bên tham chiến công bố video sau khi Armenia cáo buộc Azerbaijan nối lại những cuộc tấn công nhằm vào thủ phủ Stepanakert của Nagorno-Karabakh. Azerbaijan thông báo các lực lượng của Armenia đă tập kích những khu vực đông dân ở thành phố Ganja, nằm ngoài khu vực Nagorno-Karabakh.
Nga, Pháp, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuần trước kêu gọi hai bên lập tức ngừng bắn và nối lại đàm phán ḥa b́nh, trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói Azerbaijan nên theo đuổi cuộc chiến để giành thắng lợi.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 3/10 nói "150 sĩ quan cao cấp của Thổ Nhĩ Kỳ" đang trực tiếp chỉ huy các hoạt động của Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh, song chưa đưa ra bằng chứng. Baku nhiều lần nói không có nhân sự nước ngoài tham gia lực lượng của họ và khẳng định "quân đội Azerbaijan đủ sức giải phóng các vùng bị chiếm đóng".
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
Xung đột quanh khu vực Nagorno-Karabakh bùng phát từ năm 1988, leo thang thành chiến tranh toàn diện năm 1992-1994 khiến hơn 40.000 binh sĩ và dân thường của cả hai phía thiệt mạng. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán ḥa b́nh sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan bùng phát hôm 27/9 được đánh giá là dữ dội nhất trong nhiều năm trở lại. GIới chuyên gia lo ngại nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện, khi các bên tham chiến đều t́m kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh ở phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia luôn t́m cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.