Nga đă đạt được các thỏa thuận sơ bộ về việc bán vắc xin ngừa Covid-19 cho hơn 10 nước ở châu Á, Nam Mỹ và Trung Đông, mang lại cho Moscow ưu thế chính trị và kinh tế đáng kể trên trường quốc tế.
Nhà khoa học làm việc tại pḥng thí nghiệm nghiên cứu vắc xin Covid-19 ở Moscow, Nga. (Ảnh: Reuters)
Theo Wall Street Journal, Brazil, Mexico, Ả rập Xê út, Ấn Độ là những nước đă đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc mua bán vắc xin với Nga. Ngoài ra, Nga cũng đang đàm phán với 10 nước khác để cung ứng vắc xin.
Tính tổng các đơn đặt hàng đă nhận và các nước quan tâm, Nga dự kiến sẽ cung cấp 1,2 tỷ liều vắc xin ra toàn thế giới.
Vắc xin Covid-19 của Nga sẽ được sản xuất ở nước ngoài và phân phối ra toàn thế giới sớm nhất từ tháng 11. Giới chức Nga cho biết vắc xin Covid-19 của nước này phải nhận được sự phê duyệt từ chính quyền nước sở tại trước khi được phân phối rộng răi.
Vắc xin Sputnik V đă được các nhà chức trách Nga cấp phép hồi đầu tháng 8, bất chấp những hoài nghi từ phương Tây về tốc độ đăng kư.
Dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm ban đầu cho thấy vắc xin Sputnik V an toàn để sử dụng và có khả năng tạo phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng cần tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm trên quy mô lớn để đảm bảo tính hiệu quả của vắc xin.
Nga bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Covid-19 trên 40.000 t́nh nguyện viên từ cuối tháng 8. Giới chức Nga kỳ vọng sẽ tiêm vắc xin Covid-19 trên quy mô toàn quốc vào cuối năm nay.
Nga đặt mục tiêu sản xuất 30 triệu liều Sputnik V vào cuối năm nay để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nga hiện cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với hơn 1 triệu ca nhiễm và là vùng dịch lớn thứ 4 thế giới.
Các nước đang phát triển quan tâm vắc xin Nga
Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), cho biết Nga đă kư thỏa thuận bán vắc xin cho hơn 10 nước.
Nga sẽ chuyển giao công nghệ cho các trung tâm sản xuất đặt ở Ấn Độ, Brazil và Hàn Quốc, từ đó sẽ phân phối vắc xin ra toàn thế giới. Ấn Độ sẽ tiếp nhận 100 triệu liều Sputnik V, trong khi bang Bahia của Brazil đặt mua 50 triệu liều.
Theo RT, Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov hồi tháng 8 cho biết Nga có thể sẽ bắt đầu xuất khẩu vắc xin Covid-19 vào mùa xuân năm 2021. Trong khi đó, RDIF dự tính 1 tỷ người sẽ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 Sputnik-V trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 trên toàn thế giới.
Ngoài các nước đă đặt mua, hiện c̣n hơn 20 nước khác đang đàm phán với Nga ở nhiều giai đoạn khác nhau để tiếp cận vắc xin Sputnik V.
RDIF không nêu thông tin cụ thể về các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Tatiana Golikova hồi tháng trước cho biết nhiều quốc gia muốn hợp tác vắc xin Covid-19 với Nga dưới nhiều h́nh thức từ hợp tác phát triển, thử nghiệm lâm sàng, mua vắc xin, sản xuất ở nước sở tại và hỗ trợ nhân đạo.
Nga đă đạt được thỏa thuận với một số đối tác Trung Đông như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và Belarus về việc thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin Covid-19.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết nước này quan tâm tới vắc xin Covid-19 của Nga. Mexico cũng muốn tham gia thử nghiệm trên quy mô lớn với khoảng 500-1.000 t́nh nguyện viên.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đă đăng kư mua ít nhất 3,7 tỷ liều vắc xin Covid-19 từ các hăng dược phương Tây, chiếm phần lớn năng lực sản xuất vắc xin toàn cầu và đẩy các nước đang phát triển trước nguy cơ không đảm bảo được nguồn cung cần thiết. Do vậy, các nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn với vắc xin của Nga.
“Chúng tôi sẽ tập trung vào việc cứu sinh mạng của những người dân ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á - những nơi phần lớn đang đặt hàng vắc xin (của Nga). Họ không quan tâm tới chính trị, không muốn kiềm chế Nga, mà chỉ muốn bảo vệ người dân nước ḿnh”, ông Dmitriev cho biết.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuần trước tuyên bố nước này sẽ ưu tiên mua vắc xin của Nga và Trung Quốc, đồng thời cho rằng các nhà sản xuất vắc xin phương Tây chủ yếu tập trung vào lợi nhuận.
Nga hiện vẫn chưa tiết lộ giá của vắc xin Covid-19 do nước này bào chế. Truyền thông Nga dẫn lời một số chuyên gia cho biết giá xuất khẩu vắc xin Covid-19 khoảng ít nhất 10 USD cho vắc xin 2 liều. Tại Mỹ, giá vắc xin dao động từ 4-37 USD/liều.
VietBF@sưu tập