Nga ngừng giao tên lửa S-400 cho Trung Quốc. Đây có phải dấu hiệu rạn nứt giữa hai quốc gia?
Moscow đă tạm ngưng chuyển giao các hệ thống pḥng thủ tên lửa S-400 tới Bắc Kinh, khi mối quan hệ giữa hai nước có phần không êm thắm do nhiều tranh căi khác nhau.
Vấn đề đặt ra: Phải chăng các vết nứt xuất hiện trong mối quan hệ Nga - Trung, sau khi có các cuộc giao tranh biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và một vụ gián điệp liên quan đến một quan chức cấp cao của Nga?
Moscow là đồng minh thực tế quan trọng nhất của Bắc Kinh khi cả hai phải đối mặt với một Washington ngày càng khó chịu hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă có mối quan hệ chặt chẽ với người đồng cấp của Nga là Tổng thống Vladimir Putin, khi cả hai nhà lănh đạo đều muốn thúc đẩy lợi ích địa chiến lược của họ.
Tuy nhiên, việc Moscow đ́nh chỉ chuyển giao các hệ thống tên lửa pḥng không di động S-400 Triumf của họ kể từ tháng 2 có thể báo hiệu sự cố trong t́nh bạn.
Các cổng thông tin của Trung Quốc bao gồm NetEase và Sohu đă thông tin về sự chậm trễ trong việc chuyển giao tên lửa di động S-400 cho quân đội Trung Quốc. Họ viện dẫn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Bắc Kinh tại Moscow, ông Zhang Hanhui, đă đổ lỗi sự chậm trễ cho dịch Covid-19.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn khẳng định rằng các mối quan hệ quân sự và các thỏa thuận vũ khí của Trung Quốc - Nga sẽ vẫn không bị ảnh hưởng bởi đại dịch toàn cầu và âm mưu của phương Tây nhằm gieo rắc bất đồng.
Tên lửa pḥng không S-400, được biết có tầm bắn xa nhất trên thế giới và có thể nhắm tới cùng lúc 36 mục tiêu. Nga thu được số tiền lớn trong các giao dịch vũ khí với Bắc Kinh.
Khả năng của tên lửa pḥng không S-400 sẽ rất quan trọng với Bắc Kinh, khi họ t́m cách tăng cường áp lực quân sự đối với vùng biển duyên hải Thái B́nh Dương.
Hệ thống tên lửa S-400 siêu thanh. Ảnh: Visual China.
Vào năm 2014, Bắc Kinh đă trở thành nước đầu tiên mua S-400 siêu thanh, được chào bán ở mức 300 triệu USD mỗi đơn vị phóng. Tầm xa của hệ thống sẽ cho phép quân đội Trung Quốc (PLA) nhắm mục tiêu đúng vào Đài Loan cũng như các máy bay chiến đấu của nó, bao gồm cả F-16 được triển khai dọc theo bờ biển Thái B́nh Dương của ḥn đảo.
Việc Bắc Kinh mua lại S-400, ban đầu cũng cho phép PLA vươn tới quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. Năm 2018, PLA đă phóng thành công và bắn trúng mục tiêu với S-400 siêu thanh trong một cuộc tập trận ở phía Tây của Trung Quốc.
NetEase cho rằng Bắc Kinh đă bày tỏ sự hiểu biết của ḿnh sau khi việc sản xuất S-400 của Cục thiết kế chế tạo máy Fakel của Nga gặp khó bởi Covid-19. Tuy nhiên, đại dịch này có thể không phải là yếu tố duy nhất gây nhiễu bánh răng của mối quan hệ hợp tác quân sự cao giữa hai quốc gia.
Một vụ gián điệp liên quan đến Trung Quốc ở Nga gần đây đă được hăng thông tấn Ấn Độ ANI tiết lộ rằng Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đă tóm gọn Valery Mitko, giám đốc một viện khoa học xă hội có liên kết với chính phủ Nga ở TP St Petersburg vào tháng 2 với lư do phản quốc.
Mitko bị cáo buộc cung cấp thông tin cho các đặc vụ Trung Quốc về các công nghệ phát hiện sóng âm sonar và tàu ngầm của Nga, trong khi ông là học giả thỉnh giảng tại ĐH Hàng hải Đại Liên, phía Đông Bắc Trung Quốc vào năm 2016.
Moscow cũng đă thông báo về việc Trung Quốc sao chép các nghiên cứu và công nghệ quốc pḥng quan trọng để giảm bớt sự phụ thuộc vào các sản phẩm của Nga. Các đơn đặt hàng của Trung Quốc từ lâu đă là chiếc phao cứu sinh cho các nhà cung cấp quốc pḥng Nga.
Trường hợp nổi bật nhất trong nỗ lực của Bắc Kinh là máy bay chiến đấu J-20. Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô, nhà sản xuất máy bay tàng h́nh thế hệ thứ năm, đă thử nghiệm các động cơ tự chế, bao gồm cả Emei được mô phỏng theo thiết kế của Nga, để sản xuất chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Trung Quốc. J-20 trước đây đă dựa vào động cơ phản lực cánh quạt Salyut AL-31 của Nga để có được không khí và phá vỡ rào cản âm thanh.
Trong khi mối quan hệ của Moscow với Bắc Kinh căng thẳng, Bộ trưởng Quốc pḥng Nga, ông Serge Shoygu, thông báo đă đạt được thỏa thuận với người đồng cấp Ấn Độ Rajnath Singh để nhanh chóng sản xuất và giao 5 bộ S-400 mà Ấn Độ đă mua với giá 5,5 tỷ USD vào năm 2018. Lô đầu tiên sẽ được giao vào năm 2021.
Danh sách mua sắm trị giá 2,4 tỉ USD của New Delhi với Moscow bao gồm 21 máy bay chiến đấu MiG-29, 12 máy bay phản lực Su-30, nâng cấp lên 59 chiếc MiG-29 hiện có cũng như hơn 200 tên lửa không đối không.
Các thỏa thuận mua bán vũ khí lớn đă khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc nổi giận với một loạt các bài đăng trên mạng xă hội WeChat và Weibo đang nguyền rủa Nga đang trục lợi từ căng thẳng của Trung Quốc với Ấn Độ.
VietBF@ sưu tầm.