Hôm 13/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh công bố “lệnh trừng phạt” đối với Thượng nghị sỹ Marco Rubio, Thượng nghị sỹ Ted Cruz, Hạ nghị sỹ Chris Smith, và Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Sam Brownback. Bắc Kinh chưa đưa ra biện pháp trừng phạt nào rơ ràng, trừ việc cấm những người này nhập cảnh vào Trung Quốc.
Phản ứng của Bắc Kinh xuất hiện sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng lệnh trừng phạt đối với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Quyết định của Tổng thống Trump là động thái thực thi đạo luật nhân quyền Duy Ngô Nhĩ được thông qua với tỷ lệ gần như tuyệt đối từ các nghị sỹ từ cả Đảng Cộng ḥa và Đảng Dân chủ tại Mỹ.
Dù vậy, cả 4 người mà Bắc Kinh “trừng phạt” đều là các thành viên của Đảng Cộng ḥa, nghĩa là các đồng minh của Tổng thống Trump.
Theo SCMP, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố động thái trả đũa của Bắc Kinh “càng cho thấy sự chối bỏ của ĐCSTQ đối với việc nhận trách nhiệm về các hành vi của họ”.
Thượng nghị sỹ Cruz, nhà đồng bảo trợ cho đạo luật nhân quyên Tân Cương, b́nh luận một cách mỉa mai trên mạng xă hội Twitter: “Rỗi việc. Tôi đang định đưa cả nhà đến Bắc Kinh nghỉ hè, ngay sau khi tới thăm Tehran”.
Dễ thấy đó là lời bông đùa của ông Cruz, v́ cả Bắc Kinh và Tehran, một điểm nóng khác về vi phạm nhân quyền, đều coi ông Cruz là kẻ thù sau khi ông ủng hộ các lệnh trừng phạt các chính quyền của hai quốc gia này.
Thượng nghị sỹ Rubio, người từng đề xuất luật trừng phạt Trung Quốc về Biển Đông, viết trên Twitter: “ĐCSTQ đă cấm tôi nhập cảnh vào nước họ. Tôi đoán chắc là họ không thích tôi?”
Ông Du Hoài Tùng (Solomon Yue), một chính trị gia người Mỹ gốc Hoa, thành viên Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng ḥa, cho rằng các nghị sỹ và đại sứ Hoa Kỳ sẽ cảm thấy khá thích thú khi bị Bắc Kinh trừng phạt.
Ông Du viết trên Twitter: “Tôi biết Thượng nghị sỹ Ted Cruz và Marco Rubio, Dân biểu Chris Smith, Đại sứ Sam Brownback sẽ coi lệnh trừng phạt từ chế độ phát xít của Đảng Cộng sản Trung Quốc chống lại họ như một biểu tượng vinh hạnh. Cứ để tṛ ăn miếng trả miếng này tiếp tục, v́ chúng ta không quan tâm đến mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc. Xitler đă bị tấn công bởi Mỹ và virus Vũ Hán”. Ông Du chơi chữ khi đề cập Xitler, một từ kết hợp giữa tên ông Tập Cận B́nh (Xi) và tên của trùm phát xít Hitler của Đức Quốc Xă vào thế kỷ trước.
Hiroto Yamagawa, một cư dân mạng Twitter người Nhật Bản, cũng nhận thấy lệnh trừng phạt của Bắc Kinh rất hài hước, trong bối cảnh giới chức Mỹ không có tài sản ở Trung Quốc hay cũng không thật sự có nhu cầu đến Trung Quốc. Hiroto viết: “Họ lại đưa ra một tṛ hề khác để chúng ta cười nhạo”.