Người Hàn lên tiếng về nạn phân biệt với lao động nhập cư. Khi đám đông 150 người tuần hành chống phân biệt đối xử trên những con phố tại Seoul hôm 6/6, nhiều người đi đường đă ngoái lại nh́n.
Đoàn người này tuần hành thể hiện sự đoàn kết với phong trào "Mạng sống người da màu quan trọng" đang lan rộng khắp nước Mỹ, đồng thời kêu gọi chấm dứt sự phân biệt chủng tộc "diễn ra mỗi ngày" tại Hàn Quốc.
Cái chết của George Floyd, người Mỹ gốc Phi bị một cảnh sát da trắng gh́ cổ tại thành phố Minneapolis hôm 25/5, không chỉ làm dấy lên các cuộc biểu t́nh trên toàn cầu nhằm ủng hộ phong trào tại Mỹ, mà c̣n buộc nhiều quốc gia phải xem xét lại thái độ của chính họ với nạn phân biệt đối xử và chủng tộc.
Theo khảo sát của Trung tâm Nhân quyền cho Phụ nữ Di cư Hàn Quốc, 90% người Hàn Quốc thừa nhận rằng "phân biệt chủng tộc nói chung có tồn tại" ở đất nước này. Những trường hợp bị từ chối phục vụ tại quán bar hoặc trên taxi chỉ v́ sắc tộc của họ cũng khá phổ biến.
Tuy nhiên, Lee Wan, nhà hoạt động tại tổ chức Đoàn kết v́ Văn hóa và Nhân quyền châu Á, chỉ ra rằng Hàn Quốc "thậm chí không có định nghĩa pháp lư về phân biệt chủng tộc". Nỗ lực thúc đẩy ban hành điều luật chống phân biệt đối xử cũng thất bại hồi năm 2006 và bị đ́nh trệ kể từ đó, thậm chí sau khi Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đề xuất điều luật này vào năm 2015.
Người biểu t́nh tuần hành trên đường phố Seoul, Hàn Quốc, hôm 6/6 để thể hiện sự ủng hộ phong trào đấu tranh v́ người da màu tại Mỹ. Ảnh: Reuters.
Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc gần đây cho biết họ đang soạn thảo một dự luật nhằm đề nghị quốc hội xử phạt hành vi phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, giới tính và t́nh trạng nghề nghiệp, cùng nhiều t́nh huống khác. Tuy nhiên, đối với những người tuần hành hôm 6/6, điều luật này khó có thể sớm thành hiện thực.
"Mọi người hỏi tại sao tôi phải tổ chức một cuộc biểu t́nh như vậy ở Hàn Quốc, nhưng tôi biết có những người lao động nhập cư, gia đ́nh đa văn hóa và sinh viên quốc tế bị phân biệt đối xử tại đất nước này", Shim Ji-hoon, nhân viên xă hội tổ chức cuộc tuần hành, cho biết.
"Nếu thái độ của mọi người không thay đổi, chuyện xảy ra với George Floyd cũng sẽ lặp lại tại đây", người đàn ông 34 tuổi nói thêm.
"Phân biệt chủng tộc ở Hàn Quốc là khi mọi người tránh ngồi cạnh tôi trên tàu điện ngầm, khi tôi và bạn bè bị từ chối vào hộp đêm chẳng v́ lư do ǵ, hoặc lúc các nhà tuyển dụng chỉ muốn thuê những ứng viên da trắng", một giáo viên da màu giấu tên tham gia cuộc tuần hành kể lại.
Lee Wan cho biết một trong những h́nh thức định kiến dễ nh́n thấy nhất tại Hàn Quốc là sự bất công đối với lao động nhập cư từ các nước châu Á đang phát triển, những người phải làm công việc tay chân nặng nhọc với mức lương thấp.
"Các ông chủ Hàn Quốc coi thường những người nhập cư không đến từ các nền kinh tế tiên tiến, thậm chí đôi khi lạm dụng sức lao động của họ", nhà hoạt động cho hay, nói thêm rằng lao động nhập cư thường bị đưa tới những công trường nguy hiểm nhất, nhưng không được đào tạo đầy đủ về các quy tắc an toàn hay được trang bị phù hợp.
Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, nguy cơ gặp tai nạn lao động của các công nhân sở tại chỉ ở mức 0,8%, trong khi tỷ lệ của công nhân nước ngoài là 1,16%. Lee cho biết đại dịch Covid-19 c̣n khiến t́nh h́nh tồi tệ hơn.
"Những người nhập cư cũng đóng thuế và sinh sống như bất kỳ cư dân b́nh thường nào khác của đất nước, nhưng họ lại không nằm trong diện được nhận nguồn cung khẩu trang khẩn cấp và các quỹ cứu trợ thảm họa vào giai đoạn đầu đại dịch", Lee nói.
Bất chấp thực trạng đáng lo ngại, các nhà hoạt động vẫn bày tỏ niềm hy vọng vào tương lai, bởi thế hệ trẻ Hàn Quốc giờ đây sẵn sàng xem xét lại những định kiến ăn sâu bám rễ trong xă hội. Yerong, họa sĩ truyện tranh trên mạng, nằm trong số những người đang nỗ lực thay đổi cộng đồng.
Hôm 31/5, Yerong đăng tranh minh họa chi tiết những sự việc dẫn tới cái chết của Floyd để giải thích vấn đề cho độc giả Hàn Quốc. Bài đăng trên tài khoản Instagram với 50.000 người theo dơi của cô đă nhận được hơn 39.000 lượt thích. Tác phẩm c̣n được dịch sang 8 ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Trung, Anh và Italy.
"Tôi nghĩ truyền thông đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc định h́nh quan điểm của mọi người về các vấn đề xă hội. V́ vậy, tôi cảm thấy ḿnh có trách nhiệm phải làm ǵ đó sau khi chứng kiến chuyện xảy ra với George Floyd. Chúng ta không thể cứ thế bóc lột người nước ngoài, mà cần chấp nhận chính con người họ như một phần của xă hội", họa sĩ 26 tuổi nêu ư kiến.
Yerong đang uống thuốc điều trị chứng rối loạn hoảng sợ, do bức tranh minh họa khiến cô phải nhận những lời ghét bỏ. Một số người gửi email nói rằng cô nên "quan tâm đến đất nước của ḿnh thay v́ tập trung vào người khác". Có người thậm chí viết rằng phân biệt chủng tộc "là bản năng tự nhiên của con người".
Đối với Pape San, kỹ sư dữ liệu 24 tuổi tới từ Pháp có bố mẹ là người Senegal, tất cả phản ứng tiêu cực như vậy đă trở nên quá quen thuộc. San lập kênh YouTube riêng sau khi tới Hàn Quốc hồi năm 2017. Kể từ đó, anh sử dụng nền tảng này làm nơi để những người thuộc nhóm thiểu số tŕnh bày quan điểm về các vấn đề xă hội và đă có 173.000 người theo dơi.
San cho biết nhiều người nhạy cảm với việc đàn ông da màu đi cùng phụ nữ Hàn Quốc. "Tôi nhận thấy mọi người không phải lúc nào cũng để ư khi tôi đi một ḿnh. Nhưng nếu tôi ở cùng một phụ nữ Hàn Quốc, họ sẽ nh́n chăm chú hơn", anh cho hay, nói thêm rằng đây là "rào cản" ngăn anh kết nối sâu sắc hơn với người Hàn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người tỏ thái độ tích cực.
"Khi tôi đến nhà tắm công cộng, có những người bắt chuyện trước và chia sẻ đồ ăn với tôi. Ngay cả nếu những thế hệ trước có thể không thay đổi nhiều, tôi vẫn nh́n thấy hy vọng ở giới trẻ", San chia sẻ.
Nhà hoạt động Lee Wan cho rằng nên nh́n vào bối cảnh lịch sử để hiểu tâm lư phân biệt chủng tộc ở những người lớn tuổi Hàn Quốc. Họ từng sống trong thời kỳ đ̣i hỏi tinh thần đoàn kết quốc gia do những mối đe dọa xâm lược liên tục, cũng như yêu cầu cạnh tranh công nghiệp với các nước láng giềng.
"Theo một cách nào đó, sự phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số được biện minh bằng nhu cầu tồn tại và thịnh vượng. Trước đây, Hàn Quốc, đất nước có dân số đồng nhất, không tiếp xúc quá nhiều với người nước ngoài. Nhưng giờ đây họ cần khoan dung với các dân tộc khác, bởi Hàn Quốc chưa bao giờ toàn cầu hóa ở mức độ lớn như hiện nay", Lee nhận định. Số người nước ngoài đang sinh sống tại Hàn Quốc đă tăng 7% trong năm ngoái, tương đương 2,5 triệu người, Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho hay.
Trong đám đông biểu t́nh chống phân biệt chủng tộc tại thủ đô Seoul hôm 6/6 xuất hiện nhiều người trẻ, thậm chí có cả bé gái 12 tuổi tên Seline Sohn. "Hầu hết người lớn khá phán xét. Gia đ́nh cháu cũng thuộc kiểu phân biệt chủng tộc, nên bố không muốn cháu đến đây. Tuy nhiên, cháu nói với bố rằng đây là bổn phận của ḿnh", Sohn cho hay.
Yerong cũng có lư do để nuôi hy vọng, bởi một số người từng đăng b́nh luận ác ư với cô đă gửi tin nhắn riêng, nói rằng họ đă thay đổi suy nghĩ về những vấn đề như phân biệt chủng tộc sau trải nghiệm của chính bản thân.
"Đó là khi tôi nhận ra hành động của ḿnh không hoàn toàn vô nghĩa", cô nói.