Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo GDP toàn cầu giảm 5,2% năm nay do Covid-19 và các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn đại dịch.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định Covid-19 và các biện pháp phong tỏa đang khiến kinh tế toàn cầu biến động mạnh. Kể cả khi các quốc gia đang mở cửa trở lại, WB vẫn dự báo GDP toàn cầu giảm 5,2% năm nay. Đây là cuộc suy thoái sâu nhất kể từ Đại chiến Thế giới II.
Dù vậy, đó chỉ là kịch bản cơ sở, dựa trên giả thiết việc giăn cách xă hội và đóng cửa hoạt động kinh doanh sẽ nới lỏng từ tháng 6. C̣n với kịch bản kém hơn, nếu các lệnh phong tỏa kéo dài thêm 3 tháng nữa, GDP toàn cầu năm nay sẽ giảm 8%.

Một người đạp xe trên con phố vắng vẻ v́ Covid-19 ở Massachusetts. Ảnh: Reuters
Đến nay, các nước đă tung ra hàng loạt chính sách kích thích tài khóa và tiền tệ. Hàng ngh́n tỷ USD đă được sử dụng để giúp các công ty không phá sản, người tiêu dùng có tiền tiêu và các thị trường tài chính hoạt động b́nh thường.
Dù vậy, GDP các nền kinh tế phát triển, như Mỹ hay châu Âu, vẫn được dự báo giảm 7% GDP năm nay. Nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ được dự báo tăng trưởng âm 6,1%, sau đó mới bật lại năm tới.
Quư này sẽ là quư tệ nhất với các nước phương Tây. Phần lớn các nước châu Á đă cảm nhận được tác động của đại dịch từ đầu năm. Trung Quốc - nền kinh tế lớn nh́ thế giới - được dự báo chỉ tăng trưởng 1% năm nay, giảm so với 6,1% năm ngoái.
Các nhà phân tích cho rằng đại dịch chắc chắn sẽ để lại những vết sẹo sâu. Đầu tư sẽ vẫn ở mức thấp trong ngắn hạn. Thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ bị xáo trộn phần nào. Trên hết, hàng triệu người đă bị mất việc, gây sức ép lớn nhất lên thị trường lao động Mỹ kể từ Đại suy thoái. Đại dịch sẽ c̣n tồn tệ hơn nếu các nước mất thời gian kiểm soát hơn, hoặc khó khăn tài chính buộc các công ty phá sản.
Các nền kinh tế mới nổi cũng gặp nguy hiểm, do hệ thống y tế kém phát triển hơn. Các nước này cũng dễ tổn thương hơn trước các biến động về chuỗi cung ứng, du lịch và thị trường tài chính - hàng hóa, báo cáo của World Bank cho biết. GDP các nước mới nổi được dự báo giảm 2,5% năm nay - lần đầu tiên đi xuống kể từ năm 1960.
VietBF @ Sưu Tầm