Hiện nay làn sóng biểu t́nh phản đối cái chết của George Floyd và nạn phân biệt chủng tộc đă lan ra khắp nước Mỹ và nhiều nước khác. Phong trào biểu t́nh này có nhiều điểm khác biệt so với những phong trào trước.
Kể từ khi người dân trên khắp nước Mỹ bắt đầu đổ ra đường phản đối cái chết của George Floyd, Dakota Patton đều lái xe hai giờ đồng hồ mỗi ngày đến biểu t́nh trước ṭa thị chính bang Colorado.
Anh đă từ bỏ việc làm ca sĩ để chuyển sang giao thức ăn và sơn nhà thuê. Dù rất mệt mỏi, anh vẫn muốn tham gia biểu t́nh.
"Đây là vấn đề lớn hơn. Tôi không lo lắng về bất cứ điều ǵ khác. Tôi muốn ở đây và cảm thấy cần phải ở đây", anh nói với New York Times.
Tính tới ngày 8/6, cuộc biểu t́nh phản đối cái chết của George Floyd đă kéo dài được hai tuần. Người dân đổ ra đường đ̣i công lư cho người đàn ông da đen 46 tuổi bị cảnh sát người da trắng gh́ cổ chết hôm 25/5. Làn sóng phản đối đă lan ra khắp thế giới với quy mô chưa từng có trong vài thập kỷ qua, và vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Người dân tụ tập ở nơi George Floyd bị cảnh sát gh́ cổ chết tại thành phố Minneapolis. Ảnh: New York Times.Nghỉ việc để đi biểu t́nh
Người dân ở hơn 150 thành phố ở Mỹ đă hủy lịch tŕnh cuối tuần, hoăn họp, nghỉ làm và thuê người trông con cái để xuống đường tuần hành. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người mất việc, không thể đến trường, giờ đây họ có rất nhiều thời gian rảnh để biểu t́nh.
"Nơi này giờ thành nhà của tôi rồi", Rebecca Agwu, 19 tuổi, nói. Cô dành 5 ngày qua để đi biểu t́nh ở Denver, và nguyên buổi chiều gần ṭa thị chính để tṛ chuyện với những người biểu t́nh khác bị mất việc do Covid-19.
Hôm 7/6, sức mạnh của làn sóng biểu t́nh đă khiến các chính quyền địa phương ở Mỹ tuyên bố sẽ kiềm chế lực lượng hành pháp.
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cam kết sẽ giảm ngân sách cho sở cảnh sát và chi tiêu nhiều hơn các dịch vụ công. Tại Minneapolis, nơi diễn ra vụ việc của George Floyd, Hội đồng Thành phố công khai cam kết sẽ thiết lập lại hệ thống bảo an và lực lượng hành pháp.
Ông de Blasio cũng gỡ bỏ lệnh giới nghiêm được áp dụng từ tuần trước. Hôm 7/6, Tổng thống Donald Trump ra lệnh cho Vệ binh Quốc gia bắt đầu rút khỏi Washington.
Vừa qua tại Washington, cuộc biểu t́nh đă nhận được sự ủng hộ lớn của người dân. "Nếu tôi trở thành nạn nhân tiếp theo và hiện tượng trên mạng xă hội, hy vọng mọi người cũng sẽ xuống đường v́ tôi", Andrew Jackson, viên chức 25 tuổi tham gia biểu t́nh ở Washington, nói.
Jackson đă tạm nghỉ việc để đi biểu t́nh, v́ anh từng bị cảnh sát lạm dụng quyền lực với ḿnh. Một sĩ quan từng chĩa súng vào đầu anh, và con trai người hàng xóm của anh đă bị cảnh sát bắn chết, anh cho biết.
"Tôi sẽ tiếp tục xuống đường trong những ngày sắp tới", Jackson nói.
Đám đông người biểu t́nh tại Los Angeles hôm 3/6. Ảnh: New York Times.Làn sóng phẫn nộ không dễ xoa dịu
Làn sóng biểu t́nh đang lan rộng không chỉ v́ cái chết của George Floyd mà c̣n phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ. Các quan chức nhận định không thể đơn giản xoa dịu người dân bằng cách buộc tội các sĩ quan cảnh sát liên quan.
Tại Minneapolis, các nhà hoạt động tin rằng làn sóng biểu t́nh sẽ không chấm dứt nếu Derek Chauvin - viên cảnh sát gh́ cổ Floyd - cùng 3 sĩ quan khác có mặt tại hiện trường, bị buộc tội.
"Tôi đă tham gia biểu t́nh ngay từ những ngày đầu. Và tôi dự định vẫn sẽ tiếp tục cho tới khi hệ thống hành pháp này thực sự thay đổi", Raeisha Williams, người biểu t́nh ở trung tâm thành phố Minneapolis, nói. Cô đă đưa con nhỏ mới tập đi của ḿnh đi cùng.
Người dân trên khắp thế giới - từ Australia, Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác - bất chấp thời tiết khắc nghiệt và quy định cách ly xă hội để xuống đường thể hiện sự ủng hộ người biểu t́nh ở Mỹ.
Các nhà hoạt động và học giả nghiên cứu nhiều cuộc biểu t́nh với lư do tương tự cho rằng t́nh trạng bất b́nh đẳng về kinh tế và phân biệt chủng tộc có thể khiến phong trào nay kéo dài lâu hơn.
"Đă từng có sự thay đổi, gột rửa, rồi vẫn là ṿng lặp đó, một kịch bản chuẩn. Đầu tiên là triệu tập một ủy ban, tổ chức điều trần, để người dân trút giận và kiểm chứng, rồi một vài nhà lập pháp phát biểu rằng 'đây là sự sửa đổi'. Kết quả là ǵ? Nh́n xem chúng tôi đang đứng ở đâu?", Jody David Armor, giáo sư luật tại Đại học Nam California, nói.
Nekima Levy Armstrong (giữa) tại cuộc biểu t́nh ở St. Paul. Ảnh: AP.
Nekima Levy Armstrong, người tổ chức biểu t́nh ở Minneapolis, từng là phó giáo sư luật tại Đại học St. Thomas. Tuy nhiên, bà đă nghỉ việc vào năm 2016 để có thể cống hiến hết ḿnh cho phong trào dân quyền và biểu t́nh. Bà từng chạy đua cho chức thị trưởng nhưng không thành công.
"Cả cuộc đời tôi đă thay đổi kể từ khi tôi xuống đường biểu t́nh", bà nói.
Hôm 4/6, không lâu sau khi 4 sĩ quan cảnh sát trong vụ việc của Floyd bị buộc tội, bà Armstrong cùng với 500 người khác đi biểu t́nh với bảng hiệu trên tay. Bà cho rằng nếu vụ án này do bồi thẩm đoàn người da trắng xét xử, các bị cáo có thể được tha bổng.
"Chúng tôi phải tiếp tục cảnh giác. Chúng tôi không thể ngừng lại vào lúc này. Chúng tôi phải tiếp tục tuần hành, tiếp tục biểu t́nh, tiếp tục nói lên sự thật, tiếp tục phản đối", bà nói.
Vợ của chỉ huy đơn vị cảnh sát phụ trách 4 sĩ quan nói trên cũng trở thành mục tiêu của người dân. Đài truyền h́nh nơi người phụ nữ này làm việc cũng có rất đông người biểu t́nh tập trung.
Bất b́nh v́ nhiều lư do
Các bên tổ chức biểu t́nh nhận định cuộc biểu t́nh hiện nay có thể sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên, họ cho rằng phong trào này có thể sẽ sản sinh ra thế hệ các nhà hoạt động xă hội với mức độ phẫn nộ lớn hơn v́ nhiều lư do: Cảnh sát giết người da đen, bất b́nh đẳng kinh tế trong bối cảnh 13% người Mỹ thất nghiệp, và chính sách không hiệu quả trước đại dịch khiến hơn 100.000 người Mỹ tử vong v́ Covid-19.
Người biểu t́nh giơ cao biểu ngữ phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại New York hôm 6/6. Ảnh: AFP.
"Nước Mỹ đang chứng kiến sự bất công len lỏi trong mọi ngóc ngách của đời sống. Trường học đóng cửa, học sinh chịu áp lực và gánh nợ nần. Điều này như sự kết hợp với nỗi đau từ cái chết của Floyd", Wes Moore nói. Anh là tác giả cuốn sách về Freddie Gray - người đàn ông da đen 25 tuổi từng bị cảnh sát Mỹ làm bị thương và sau đó tử vong năm 2015.
Tại South Florida, phía tổ chức biểu t́nh cho biết họ đang cố gắng "giữ nhiệt" của phong trào hiện nay bằng việc tuyển thêm t́nh nguyện viên, tổ chức tập huấn và đảm bảo mọi người có phương tiện di chuyển đến địa điểm biểu t́nh.
"Trước đây, chúng tôi từng chứng kiến các cuộc biểu t́nh bị giảm nhiệt, nhưng bây giờ mọi người đang muốn học cách tổ chức biểu t́nh. Tôi thấy có sự thay đổi ở đây", Tifanny Burks, thành viên của tổ chức Black Lives Matter tại quận Broward, nói.
Valerie Rivera, người có con trai bị cảnh sát giết chết vào năm 2017, cho biết bà rất vui khi mọi người tham gia cùng ḿnh. "Chúng tôi đă luôn chờ đợi ngày này để mọi người có thể cùng xuống đường biểu t́nh", bà nói với New York Times.
VietBF@ sưu tầm.