Khối rác vũ trụ lớn nhất rơi xuống bề mặt Trái Đất trong gần 3 thập kỷ thuộc về con tàu vũ trụ mà Trung Quốc phóng lên đầu tháng 5.
Phần c̣n lại của tên lửa Trường Chinh 5B, do Trung Quốc phóng lên không gian vào ngày 5/5, vừa rơi trở lại Trái Đất ngày 13/5. Các chuyên gia dự báo phần lớn mảnh vỡ sẽ rơi xuống Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển Tây Phi. Tuy nhiên, một mảnh dài 12 m có thể đă rơi xuống một ngôi làng tại Bờ Biển Ngà, theo The Verge, trích nguồn trang báo địa phương Afriksoir.
Mảnh vỡ dài 12 m rơi xuống làng Mahounou ở Bờ Biển Ngà được cho là của tên lửa Trường Chinh 5B. Ảnh: Afrik Soir.
"Đây là vật thể có khối lượng lớn nhất tái nhập (khí quyển) một cách không kiểm soát kể từ (trạm không gian) Salyut-7 nặng 39 tấn năm 1991", Jonathan McDowell, nhà vật lư thiên văn nổi tiếng tại Trung tâm Vật lư thiên văn Harvard-Smithsonian, cho biết trên Twitter.
Không quân Mỹ xác nhận tên lửa này rơi xuống Đại Tây Dương vào ngày 12/5 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều h́nh ảnh được chụp tại làng Mahounou, Bờ Biển Ngà cho thấy một ống kim loại dài 12 m đă từ trên trời rơi xuống vào thời điểm tương tự. Người dân làng đă nghe một tiếng nổ lớn, chớp và tiếng động vào cùng thời điểm mà các nhà khoa học tính toán mảnh vỡ tên lửa sẽ bay qua.
Thông tin ban đầu cho thấy không có thương vong từ mảnh vỡ nói trên. Tuy chưa thể xác định đây chính xác là mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh 5B, ông McDowell cho rằng đây là việc hợp lư.
"Khi bạn biết rằng một mảnh kim loại rất lớn sẽ vượt qua khí quyển vào một thời điểm và vị trí nhất định, sau đó lại nghe thông tin về những mảnh vỡ từ trên trời rơi xuống ở đúng nơi, đúng lúc, không khó để kết nối hai chuyện với nhau", ông McDowell nhận xét.
Theo chuyên trang Spaceflight Now, mảnh vỡ từ vụ phóng tên lửa dài khoảng 30 mét và rộng 5 mét, có khối lượng xấp xỉ 20 tấn. Đây là khối rác vũ trụ lớn thứ tư rơi trở lại Trái Đất trong lịch sử, sau trạm không gian Skylab năm 1979, tầng tên lửa của Skylab năm 1975 và Salyut-7, trạm không gian của Liên Xô, năm 1991.
Các phương tiện không gian thường xuyên tái nhập bầu khí quyền, nhưng chúng hiếm khi có kích cỡ lớn và thường được trang bị thiết bị định hướng di chuyển để trở về Trái Đất một cách an toàn, tiêu biểu là rơi xuống Nam Thái B́nh Dương. Tên lửa của Trung Quốc lần này có vẻ không như vậy.
Mảnh vỡ được phát hiện gần thị trấn Bocanda, một điểm nằm trên quỹ đạo dự kiến. Ảnh: Jonathan McDowell.
Quỹ đạo tái nhập bầu khí quyển của các tên lửa vốn rất khó dự đoán, v́ chúng di chuyển với vận tốc hàng ngh́n km một giờ. Tuy nhiên, hầu hết bộ phận của vật thể sẽ bốc cháy trên không, chỉ một số phần có thể rơi xuống bề mặt Trái Đất.
"Đối với một vật thể lớn như thế này, những phần rắn dày như linh kiện động cơ tên lửa có thể rơi xuống Trái Đất", chuyên gia McDowell nói với CNN. "Một khi chúng đến tầng thấp khí quyển, chúng sẽ di chuyển tương đối chậm, v́ vậy t́nh huống tệ nhất là chúng có thể tàn phá một ngôi nhà".
Dù vậy, vị chuyên gia lưu ư rằng thiệt hại lần này sẽ không đáng kể, chỉ tương đương một mảnh vật thể rơi từ máy bay xuống mặt đất.
Tên lửa Trường Chinh 5B được phóng lên quỹ đạo hôm 5/5 từ băi phóng Văn Xương trên đảo Hải Nam, mang theo nguyên mẫu tàu vũ trụ thử nghiệm thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.
Trung Quốc dự tính phóng ít nhất 3 tên lửa Trường Chinh 5B trong năm 2021 và 2022, để chở các bộ phận cho trạm không gian của nước này. Do đó, các vụ tái nhập bầu khí quyển không kiểm soát khác có thể xảy ra trong vài năm tới.
VietBF @ Sưu tầm