Động vật hoang dă ở Indonesia ế 'nhờ' Covid-19. Từng là điểm du lịch nổi tiếng nhưng nay các chợ động vật hoang dă ở Indonesia không c̣n bóng khách nào khi nước này có 4.557 người nhiễm nCoV, 399 ca tử vong.
Chợ động vật hoang dă Satria, ở thị trấn Denpasar, phía nam đảo Bali, bán mọi thứ từ dơi, khỉ đến các loài chim, rắn và nhiều loài cá kỳ lạ. Nơi đây từng thu hút rất đông khách du lịch và dân địa phương. Khu chợ này có diện tích khoảng nửa hécta với hàng ngh́n quầy bán hàng và được chính quyền địa phương quảng bá như một điểm tham quan nổi tiếng trên đảo.
Nhưng cuối tuần qua, khu chợ trở nên hoang vắng, chỉ có một vài tiểu thương dọn dẹp cửa hàng. Một vài du khách đeo khẩu trang rảo bước nhanh qua khu chợ ẩm thấp này.
Một quầy bán dơi thui ở chợ Satria, Bali, Indonesia, hồi cuối tháng 1. Ảnh: AFP.
"Nhà tôi nuôi chim bồ câu. V́ vậy, tôi đến đây mua một số thức ăn cho chúng", Kadek Alit, một người dân địa phương, nói. "Vào những ngày cuối tuần, nơi này thường rất đông, nhưng bây giờ nó yên tĩnh đến lạ".
Nền kinh tế Bali phụ thuộc rất nhiều vào du lịch và đă chịu tổn thất nặng nề kể từ khi Covid-19 bùng phát. Indonesia ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên vào đầu tháng 3, tuy nhiên chỉ sau hơn một tháng, số ca nhiễm ở quốc gia này tăng lên 4.557, trong đó 399 người tử vong, đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau Philippines và Malaysia.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus, giữa tháng 3, chính phủ Indonesia đ́nh chỉ chính sách miễn thị thực cho công dân nước ngoài trong một tháng. Do đó, nhiều khách sạn ở Bali đă đóng cửa và sa thải nhân viên, các điểm du lịch cũng tạm ngừng hoạt động.
"Hiện không có khách du lịch nước ngoài nào đến chợ", Sri Wahyuni, một người buôn bán chim tại chợ Satria, nói, cho biết thêm ngôi chợ này thường là điểm đến yêu thích của cả du khách trong và ngoài nước.
Bali nổi tiếng với thị trường chợ đen buôn bán bất hợp pháp các loại động vật được bảo vệ như rái cá, đại bàng, tê tê. Marison Guciano, một nhà bảo tồn từ tổ chức Flight, cho hay nhóm của ông đă theo dơi một số khu chợ động vật ở Indonesia và phát hiện ở đây công khai buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Trong đó, tê tê là động vật hoang dă được buôn bán rộng răi nhất dù chính phủ Indonesia đă tuyên bố đây là loài cần được bảo vệ. Nhưng những tên buôn lậu vẫn giới thiệu công khai đến khách hàng các công dụng của loài động vật dù không được chứng minh khoa học.
Giới khoa học lo ngại nguy cơ bùng các loại dịch bệnh bắt nguồn từ các loại động vật hoang dă và kêu gọi chính phủ các nước cấm buôn bán. Hồi cuối năm ngoái, các ca nhiễm nCoV đầu tiên được phát hiện ở chợ hải sản Hoa Nam, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, và nhiều chuyên gia đưa ra giả thuyết virus nhảy từ động vật hoang dă sang người.
"Điều kiện vệ sinh kém ở các khu chợ tươi sống này dẫn đến nguy cơ ô nhiễm và là nơi sinh sản hoàn hảo cho những căn bệnh mới và gây tử vong", Lola Webber, đồng sáng lập của Tổ chức Thay đổi Động vật, nhận định.
Theo dữ liệu từ tổ chức bảo vệ động vật Profauna Indonesia, trụ sở tại Jakarta, khoảng 60% sinh vật được buôn bán tại chợ là động vật hoang dă quư hiếm và cần được pháp luật bảo vệ.
Hồi tháng 2, Trung Quốc đă tuyên bố cấm buôn bán, tiêu thụ và vận chuyển động vật hoang dă. Một số chính quyền địa phương ở Indonesia cũng thắt chặt việc buôn bán các loài này nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus nhưng chưa đạt được hiệu quả. Tại các khu chợ tươi sống ở thành phố Solo, trung tâm đảo lớn Java, hàng trăm con dơi vẫn được bày bán, theo báo cáo của chính quyền địa phương hôm 14/3.
Một chợ tươi sống Pasty ở thành phố Yogyakarta đang thực hiện các biện pháp vệ sinh nhằm ngăn chặn nguồn dịch bệnh đến từ động vật hoang dă và bán hoang dă. Tương tự chợ Satria ở Bali, Pasty cũng bày bán số lượng lớn dơi, khỉ và chim.
"Chúng tôi dọn dẹp lồng nhốt, chợ thường xuyên hơn và phun thuốc khử trùng hai lần một tuần", ông Woro Sudarini, giám đốc chợ Pasty, cho biết.
Tại khu chợ truyền thống Tomohon (hay Beriman), ở thị trấn Tomohon, tỉnh Bắc Sulawesi, chính quyền cũng đă thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus. Khu chợ này nổi tiếng với các loại động vật như dơi, rắn, khỉ.
Các nhà hoạt động bảo vệ động vật từ lâu đă thúc giục chính phủ đóng cửa các khu chợ này nhưng gặp phải sự phản đối gay gắt từ phía cư dân địa phương, những người xem động vật hoang dă là đặc sản và các tiểu thương sống nhờ vào việc kinh doanh chúng.
Frank Delano Manus, người địa phương đồng thời là giám đốc chương tŕnh Animal Friends Manado, một tổ chức phi chính phủ về bảo vệ động vật, cho biết chính quyền địa phương vẫn mở cửa các khu chợ tươi sống, nhưng họ kêu gọi tiểu thương chuyển đổi mô h́nh kinh doanh từ buôn bán dơi, chó, rắn sang bán thịt gà và thịt ḅ.
Chính quyền địa phương cũng giới hạn giờ mở cửa từ cả ngày xuống chỉ c̣n nửa ngày; phun thuốc khử trùng hàng ngày và xây dựng các trạm giám sát giữa biên giới các tỉnh nhằm ngăn chặn việc vận chuyển động vật từ bên ngoài vào Bắc Sulawesi. Khoảng 90% thịt dơi, rắn và thịt chó được bán ở chợ Tomohon được nhập khẩu từ các vùng khác. Theo báo cáo của tổ chức Animal Friends vào năm 2018 và 2019, trung b́nh 7 tấn thịt rắn và 1,3 tấn thịt dơi được giao dịch tại chợ mỗi tuần. Các báo cáo mới nhất cho thấy doanh thu bán thịt dơi và các loại động vật hoang dă khác ở chợ Tomohon đă giảm 30%.
"Có thể v́ hai lư do. Thứ nhất, v́ chính sách giăn cách xă hội. Thứ hai, v́ mọi người bắt đầu sợ ăn thịt dơi", Manus nói.
Theo luật pháp Indonesia về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, người phạm tội buôn lậu động vật được bảo vệ sẽ bị tù 5 năm và nộp phạt 100 triệu rupiah (6.400 USD). Theo một nhà bảo tồn động vật hoang dă, h́nh phạt này là quá nhẹ và không đủ răn đe để các tay buôn lậu ngừng hành động.
Nhà bảo tồn Marison Guciano cho rằng chính phủ đă sai khi quảng bá các chợ động vật hoang dă như những điểm thu hút khách du lịch. Ông kêu gọi du khách không mua động vật hoang dă ở chợ hoặc thông qua các nhà môi giới. Indonesia là một quốc gia đa dạng sinh học và là nơi sinh sống của nhiều loài bản địa quư hiếm. Ông Guciano cho rằng động vật hoang dă nên là một phần giúp cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
"Sự bùng phát của nCoV là một lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta không nên buôn bán động vật hoang dă, thay vào đó hăy để chúng sống trong môi trường tự nhiên", Guciano nói.