Dịch corona ở Trung Quốc có thể nói ngắn gọn như này: Dữ liệu giả, thông tin giả, khẩu trang giả. Tại sao lại gắn cho Trung Quốc ba giả như vậy?
Virus corona bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn kiểm duyệt thông tin, t́m mọi cách để che giấu số ca nhiễm bệnh và tử vong thực tế. Khi Trung Quốc báo cáo không có ca nhiễm mới ở địa phương trong những ngày gần đây, một số thông tin sau sẽ giúp người đọc có thêm nhận định về t́nh h́nh thực tế.
(Ảnh minh họa: S.O/Shutterstock)
Các ca nhiễm thực tế có thể cao hơn con số chính thức gấp nhiều lần
Số ca nhiễm virus corona được báo cáo chính thức ở Trung Quốc là khoảng 81.000.
Theo cuộc họp báo do Văn pḥng Thông tin Quốc Vụ viện diễn ra tại Vũ Hán vào ngày 6 tháng 3 năm 2020, 42.322 nhân viên y tế đă được cử đến Vũ Hán, trung b́nh mỗi người chăm sóc 40 bệnh nhân nhiễm virus corona mỗi ngày.
Nếu mỗi ngày có 3 ca nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân, mỗi bệnh nhân một ca, th́ số ca nhiễm được xác nhận ở Vũ Hán sẽ là 564.293 (= 40*(42.322/3)). Nếu nhân viên y tế phải làm thêm giờ, mỗi ngày làm việc 2 ca để chăm sóc cho mỗi bệnh nhân, th́ số ca nhiễm sẽ là 846.440 = (40*(42.322/2)).
Như vậy, từ dữ liệu chính thức công bố tại cuộc họp báo, chúng ta có thể suy ra rằng chỉ riêng ở Vũ Hán, số ca nhiễm đă cao gấp 7-10 lần so với tổng số ca nhiễm được báo cáo trên toàn quốc. Ước tính này c̣n chưa bao gồm số bệnh nhân đang được các nhân viên y tế thuộc địa bàn thành phố Vũ Hán chăm sóc, những bệnh nhân bị bệnh viện từ chối hay chưa từng t́m đến bệnh viện điều trị, và số nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.
Khi số ca nhiễm được báo cáo sụt giảm, Vũ Hán đă đóng cửa bệnh viện cuối cùng trong số 14 bệnh viện dă chiến (tiếng Trung gọi là bệnh viện Phương Thương) vào ngày 10 tháng 3. Nhưng theo một nhân viên làm việc tại đó, việc đóng cửa này là nhằm hạn chế số ca nhiễm mới được báo cáo và tăng số bệnh nhân hồi phục và xuất viện. Nhân viên này nói với phóng viên Minh Huệ rằng: “Thực ra, hơn 90% số bệnh nhân xuất viện từ bệnh viện Phương Thương vẫn c̣n virus.”
Các ca nhiễm chưa được báo cáo của tỉnh Hắc Long Giang
Ngày 12 tháng 3 năm 2020, Hắc Long Giang báo cáo không có ca nhiễm virus corona mới nào. Tỉnh này báo cáo có chưa tới 500 ca nhiễm trên toàn tỉnh, trong đó, thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ với hơn 5 triệu dân mà chỉ có 40 ca.
Một nhân viên của Bệnh viện Tề Tề Cáp Nhĩ Số 1 tiết lộ với phóng viên Minh Huệ rằng, trước đó hai tuần đă có hơn 200 nhân viên trong bệnh viện đă bị nhiễm virus corona. Điều đáng chú ư là, gần như tất cả nhân viên khoa chỉnh h́nh và các khoa thí nghiệm lâm sàng đều bị nhiễm bệnh. Nhưng thông tin này đă bị bưng bít, không được công bố.
Một chủ doanh nghiệp bán đồ ăn cho rằng thông báo hết dịch virus corona của các quan chức là không thỏa đáng. Bạn ông làm trong ngành y cho biết bệnh viện nào ở Tề Tề Cáp Nhĩ cũng đông bệnh nhân, nhưng họ không được phép báo cáo đó là các ca nhiễm virus corona.
Truyền bá thông tin sai lệch qua truyền thông và mạng xă hội
Trước khi Vũ Hán bị phong tỏa vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, một số cư dân đă nghe nói về việc phong tỏa nên đă đi trốn. Nhưng những người không có nguồn tin nội bộ vẫn tin vào những ǵ quan chức nói trên truyền thông. Họ tưởng rằng trận dịch có thể kiểm soát được và không truyền từ người sang người, nhưng sau khi có lệnh phong tỏa, họ mới biết ḿnh đă mắc kẹt trong thành phố.
Khi nhiều thành phố ở Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa và các hạn chế khác, các quan chức chính phủ, nhân viên y tế và quản trị viên cộng đồng biết thông tin về số ca nhiễm bệnh thấp là giả và đă cảnh báo với gia đ́nh, bạn bè của họ vẫn phải thận trọng với virus corona. Những người không biết thông tin th́ vẫn mù quáng tin rằng cuộc sống cuối cùng đă trở lại b́nh thường.
Do sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, các kênh truyền thông xă hội chỉ có tin tích cực theo định hướng tuyên truyền của nhà nước. Các thành viên của đội quân internet Trung Quốc đă đăng thông tin lệch lạc, vu cho Hoa Kỳ và Ư về nguồn gốc dịch bệnh.
Khẩu trang giả
Khi một số công ty và nhà máy hoạt động trở lại, biện pháp bảo hộ duy nhất mà họ cung cấp cho nhân viên là khẩu trang và đo thân nhiệt. Ngoài đó ra, họ không có biện pháp nào để pḥng tránh t́nh trạng lây nhiễm theo nhóm khi các công nhân tập trung tại nơi làm việc.
Một người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành công nghiệp bảo hộ đă nói với phóng viên Minh Huệ rằng khoảng 99% khẩu trang và mặt nạ pḥng độc trên thị trường là giả. Cụ thể, vật liệu kém chất lượng, không được khử trùng; khâu sản xuất cũng không đảm bảo điều kiện vô trùng.
Tờ Business Insider ngày 26 tháng 2 năm 2020 đưa tin về khoảng 31 triệu khẩu trang giả đă bị phát hiện ở Trung Quốc.
Trên thế giới, hàng loạt các quốc gia như Bỉ, Hà Lan, Philippines mới đây đă tố Trung Quốc gửi khẩu trang kém chất lượng sang hỗ trợ.
VietBF@ sưu tầm.